Khái quát chung về huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 33)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội

* Điều kiện tự nhiên:Huyện Nhơn Trạch được tách ra từ huyện Long Thành

theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc : giáp TP.Hồ Chí Minh và huyện Long Thành. Phía Nam : giáp TP.Hồ Chí Minh.

Phía Đông : giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía Tây : giáp TP.Hồ Chí Minh.

Diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của Đồng Nai, trong đó: Đất nông nghiệp là 27.364,30 ha (chiếm 66,61% tổng diện tích); Đất phi nông nghiệp là 13.662,38 ha (chiếm 33,26% tổng diện tích); Đất chưa sử dụng là 57,01 ha (chiếm 0,14% tổng diện tích)

Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng, là cửa ngõ tương lai vào Thành phố Hồ Chí Minh (cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km theo tỉnh lộ 25B) nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ.

(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Nhơn Trạch)

* Kinh tế - xã hội: Trong giai đoạn 2015 – 2019, tình hình kinh tế - xã hội

của Huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:

Về công nghiệp – xây dựng: Trong 5 năm, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tỉnh kêu gọi, thu hút được 134 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 1,9 tỷ USD. Nâng tổng số dự án trên địa bàn huyện lên 498 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 10,3 tỷ USD, trong đó, có 361 dự án FDI với tổng vốn 9,3 tỷ USD và 137 dự án trong nước với số vốn 23.355,91 tỷ đồng. Hiện có 294/498 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 112.000 lao động trong và ngoài địa phương.

Về hoạt động cụm công nghiệp: Tại cụm hiện có 32 doanh nghiệp đầu tư; trong đó có 17 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 3.700 lao động, 04 doanh nghiệp đang xây dựng và 11 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thực hiện trong 05 năm là 45.652 tỷ đồng, đạt 76% so NQ, trong đó vốn đầu tư nước ngoài là 23.902 tỷ đồng.

Về thương mại – dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn có mức tăng trưởng hàng năm là trên 25,67% đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. (Mục tiêu Nghị quyết 25-26%/năm).

Về nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển tuy diện tích gieo trồng giảm do giao đất cho các dự án. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đều thực hiện vượt kế hoạch. Giá trị sản xuất nông nghiệp 05 năm giai đoạn 2015-2019 đạt 7.821 tỷ đồng, đạt 104% so với kế hoạch. Có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,57% so với mục tiêu nghị quyết. (Mục tiêu Nghị Quyết 3,5%-4%)

Về lĩnh vực văn hóa – xã hội: Các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch đề ra; hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với yêu cầu giải trí của nhân dân địa phương; công tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo các đối tượng chính sách.

Giải quyết việc làm được thường xuyên quan tâm thực hiện và tiếp tục đạt một số kết quả. Giai đoạn 2015 – 2019 đã giải quyết việc làm cho cho 28.568 lao động (bao gồm: đưa vào các doanh nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ dự án 120, cho vay XĐGN, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội để tạo việc làm), đạt 103,88% so với kế hoạch giai đoạn 2015 – 2019. Trong đó, lao động có việc làm ổn định là 143.978 người, chiếm tỷ lệ 98,12% (Trong đó: Nông nghiệp: 13%, Công nghiệp – Xây dựng: 47%, Thương mại – Dịch vụ: 40%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,1% (tăng 11% so với năm 2015); Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ 63,2% (tăng 11,2% so với năm 2015); Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nông thôn đạt 89% (tăng 2% so với năm 2015); tỷ lệ tuyển sinh đào tạo từ trung cấp trở lên so với tổng số người được tuyển sinh là 25,5%.

Về an ninh – quốc phòng: Nhìn chung,công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định kể cả trong các ngày lễ, tết. Đã thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn. Phong trào Quần chúng tham gia bảo vệ Tổ quốc tiếp tục được củng cố, phát triển và đã góp phần hiệu quả trong việc thực hiện tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm. Kết quả trong 05 năm qua, đã phát hiện điều tra làm rõ nhiều vụ phạm pháp hình sự, triệt phá nhiều tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội ở các địa bàn trọng điểm. Trong lĩnh vực an ninh kinh tế, đã tham gia ổn định tình hình và giải quyết tốt các vụ đình công, tranh chấp lao động ở các doanh nghiệp không để tình trạng nghiêm trọng đáng tiếc xảy ra .

Nhiệm vụ quân sự - quốc phòng trong 05 năm qua được hoàn thành thắng lợi. Chế độ trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì thực hiện nghiêm và thường xuyên, đặc biệt trong các đợt cao điểm. Công tác tuyển quân hàng năm đều hoàn thành đạt chỉ tiêu giao quân 100% ở cả hai cấp huyện, xã và nâng dần về chất lượng.

2.1.2. Giới thiệu bộ máy tổ chức cấp huyện của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Huyện Nhơn Trạch gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 11 xã: Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phước An và Thị trấn Hiệp Phước.

Đảng bộ cấp huyện là đảng bộ quản lý cấp giữa cơ sở và cấp tỉnh ủy, vì vậy việc quản lý đảng viên và thi hành Điều lệ Đảng, Nghị quyết Trung ương Đảng,... là nhiệm vụ quan trọng nhất của cấp huyện ủy.

Hội đồng nhân dân huyện gồm: các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên

Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Nhơn Trạch được tổ chức hoạt động theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; các cơ quan chuyên môn

trực thuộc UBND huyện Nhơn Trạch (12 cơ quan) được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hiện nay, UBND huyện Nhơn Trạch tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch UBND huyện là người lãnh đạo và điều hành hoạt động của UBND huyện, chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND huyện chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân huyện và UBND tỉnh.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước ở địa pương, thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo sự ủy phân công của UBND huyện đúng quy định của pháp luật.

2.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.1.3.1. Số lượng

Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCC, viên chức; Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Huyện ủy Nhơn Trạch đã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, đảm bảo lộ trình đã được phê duyệt. Theo số liệu thống kê của phòng Nội vụ của huyện, số lượng CBCC của huyện có xu hướng giảm từ 433 người năm 2015 xuống còn 390 người năm 2019 (phòng nội vụ huyện Nhơn Trạch).

Huyện đã giảm được 16/26 biên chế (trong đó khối Đảng, đoàn thể giảm 4/8 biên chế; khối nhà nước giảm 12/16 biên chế). Một số mô hình được Huyện thực

hiện như: Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy đồng thời là Giám đốc Trung tâm chính trị huyện; Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra huyện ủy đồng thời là Chánh thanh tra huyện; Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; thực hiện mô hình bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ tịch HĐND và bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở nhiều xã và triển khai mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp. Bên cạnh đó, thực hiện sáp nhập các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thông tin và các đơn vị sự nghiệp khác theo kế hoạch đề ra. Phân công kiêm nhiệm công việc đối với chức danh CBCC và người lao động không chuyên trách theo hướng dẫn chỉ đạo của UBND tỉnh theo đúng quy định về tinh giảm biên chế. Nguồn nhân lực CBCC của huyện hình thành và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau. Hàng năm, huyện vẫn thực hiện công tác tuyển dụng bổ sung.

2.1.3.2. Cơ cấu theo giới tính

Thông qua cơ cấu theo giới tính, cho thấy tỷ lệ nam giới cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nữ giới qua các năm. Riêng năm 2019, tỷ lệ nam giới ở mức 70,5% trong khi đó tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm 29,5%. Thực trạng này cho thấy cơ cấu đội ngũ CBCC, viên chức theo giới trên địa bàn huyện đang mất cân đối. Tỷ lệ nữ giới tham gia vào hệ thống chính trị trên địa bàn còn thấp và chưa bền vững.

Bảng 2.1. Tổng hợp đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn huyện Nhơn Trạch theo giới tính

Tiêu chí Phân loại

Năm 2015 2017 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ công chức 433 100 407 100 390 100 Giới tính Nam 313 72,3 295 72,5 275 70,5 Nữ 120 27,7 112 27,5 115 29,5

2.1.3.3. Cơ cấu theo độ tuổi

Về độ tuổi: Cơ cấu theo độ tuổi giai đoạn 2015 – 2019 chủ yếu ở độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi (50,3% năm 2019) và độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp (ở mức 16,2% năm 2019). Đa số CBCC huyện có tuổi đời gắn với tuổi nghề, đây cũng là lợi thế của huyện. Điều này cho thấy cơ cấu theo độ tuổi là khá hợp lý có thể phát huy sức sức trẻ và kinh nghiệm của đội ngũ CBCC và viên chức trên địa bàn.

Bảng 2.2. Tổng hợp đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn huyện Nhơn Trạch theo độ tuổi và thâm niên công tác

Tiêu chí Phân loại Năm 2015 2017 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ công chức 433 100 407 100 390 100 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 93 21,5 60 14,7 28 7,2 Từ 31 tuổi đến 40 tuổi 178 41,1 207 50,9 196 50,2 Từ 41 tuổi đến 50 tuổi 92 21,2 70 17,2 103 26,4 Trên 50 tuổi 70 16,2 70 17,2 63 16,2

Nguồn: Phòng Nội vụ Huyện Nhơn Trạch

Đi sâu phân tích về cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ CBCC cấp huyện của huyện Nhơn Trạch cho thấy huyện phân chia CBCC cấp huyện theo độ tuổi thành bốn nhóm, là: nhóm CBCC dưới 30 tuổi (nhóm I); nhóm CBCC từ 31 tuổi đến 40 tuổi (nhóm II); nhóm CBCC từ 41 tuổi đến 50 tuổi (nhóm III); và nhóm CBCC trên 50 tuổi (nhóm IV). Nhìn chung, trong cả 5 năm nghiên cứu, tỷ trọng cấu thành của CBCC cấp huyện của huyện Nhơn Trạch đến chủ yếu từ nhóm II, với số lượng có xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 2015, huyện Nhơn Trạch có 178 CBCC cấp huyện trong độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi (chiếm 41,1% tổng số lượng CBCC cấp huyện năm đó; con số này tăng lên là 207 người năm 2017 (50,9%); và năm 2019 là 196 người (50,3%).

Một điều đáng quan tâm đó là, số lượng CBCC cấp huyện trẻ dưới 30 tuổi của huyện Nhơn Trạch có xu hướng giảm mạnh với tốc độ lớn. Nếu như trong năm 2015, số lượng CBCC cấp huyện trong nhóm này là 93 người (tương ứng 21,5%) thì đến năm 2017 chỉ còn 60 người (14,7%); đến năm 2019 cũng là năm thấp nhất chỉ còn 28 người (7,2%). Lý giải cho điều này có thể đến từ nhiều lý do, như công tác tuyển dụng chưa đạt được hiệu quả để bù đắp số lượng CBCC trẻ trong giai đoạn 2019, hoặc nhiều người lao động trẻ hiện nay không có xu hướng muốn làm việc trong các cơ quan, đơn vị nhà nước.

CBCC cấp huyện đến từ nhóm III cũng có sự thay đổi biến động theo các năm. Trong năm 2015 số lượng CBCC cấp huyện nhóm III là 92 người (21,2%) thì đến năm 2017 có sự giảm nhẹ chỉ còn 70 người (17,2%) sau đó tăng mạnh vào năm 2019 với 103 người (26,4%). Số lượng và tỷ trọng của CBCC cấp huyện trong nhóm IV không có sự thay đổi mạnh. Nói cách khác, CBCC cấp huyện có độ tuổi trên 50 thường cấu thành trong khoảng 16% đến 17% tổng số CBCC cấp huyện của huyện Nhơn Trạch.

So sánh đánh giá các nhóm CBCC cấp huyện theo độ tuổi cho các năm nghiên cứu cho thấy rằng số lượng CBCC cấp huyện ở đây đang có sự mất cân đối về số lượng. Từ đây, huyện cần có chính sách tuyển dụng sao cho hợp lý với số lượng CBCC sắp về hưu do các CBCC cần một thời gian nhất định để đào tạo, làm quen với vị trí và công việc của mình. Thêm vào đó, huyện cần có sự cân nhắc về giới tính trong công tác tuyển dụng của mình để thu hẹp lại khoảng cách giữa số lượng CBCC nam giới và nữ giới trên địa bàn huyện mình.

2.2. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Ban, ngành của Tỉnh Đồng Nao và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu kinh tế xã hội huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được triển khai thực hiện đến từng cấp ủy đảng, các phòng ban chuyên môn và UBND các xã; từ đó

góp phần nâng cao nhận thức của toàn Đảng bộ huyện về công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện trong tình hình mới

2.2.1. Thể lực

Sức khỏe là một trong tiêu chí quan trọng nhất của con người nói chung, của CBCC nói riêng. Sức khỏe được đánh giá qua sức khỏe về tinh thần và sức khỏe về thể chất. Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng CBCC, nghiên cứu sẽ chỉ đi tập trung về sức khỏe thể chất, qua thể lực của các CBCC huyện Nhơn Trạch.

Để gia tăng được sức khỏe của các CBCC trên địa bàn huyện, huyện Nhơn Trạch đã có nhiều công tác, kế hoạch, hoạt động, phong trào trong các năm. Nhiều nơi trên địa bàn huyện có phong trào thể dục, thể thao rất tích cực. Ví dụ như, xã Phước Khánh với phong trào phụ nữ “khỏe, trẻ, năng động” đã tổ chức các lớp Yoga nữ để rèn luyện, thư giản và cũng là môi trường gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống gia đình; hay tại thị trấn Hiệp Phước đã xây dựng sân chơi miễn phí “thể thao vì sức khỏe cộng đồng”, kêu gọi mọi người cùng tham gia luyên tập thể dục thể thao sau những giờ làm việc mệt mỏi và căng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 33)