Nhóm giải pháp về tâm lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 79 - 81)

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyệ nở

3.2.3. Nhóm giải pháp về tâm lực

Trước thực trạng suy thoái đạo đức đang diễn ra trong xã hội, đặc biệt là trong bộ phận công chức, viên chức với các vụ tiêu cực, tham nhũng… làm ảnh hưởng đến cuộc sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân và cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua ở nước ta; đạo đức công vụ đang trở thành vấn đề được xã hội rất quan tâm. Nâng cao giáo dục, trang bị đạo đức công vụ, bản lĩnh chính trị cho công chức hiện là vấn đề cấp thiết trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Trước yêu cầu đó, huyện Nhơn Trạch cần đẩy mạnh một số giải pháp sau đây:

Chủ động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII, huyện cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện hướng dẫn chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy. Đồng thời xây dựng và nhân rộng mô hình hay, hiệu quả, điển hình trong làm theo lời Bác. Các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở phải luôn xác định việc học tập và làm theo Bác gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo là một trong những giải pháp hàng đầu để phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở tất cả các lĩnh vực, vị trí công tác được giao.

Hiện nay, huyện Nhơn Trạch đã chú trọng triển khai mô hình: Nụ cười công sở; Cán bộ làm việc, dân thong thả đọc báo... với phương châm ân cần, niềm nở, tận tình hướng dẫn, giải thích, hướng dẫn người dân; mô hình tổ tiết kiệm hỗ trợ phát

triển kinh tế gia đình của hội LHPN các xã; mô hình nồi cháo, suất cơm từ thiện tại các bệnh viện, trường học của hội viên hội chữ thập đỏ; mô hình nhận chăm sóc, phụng dưỡng người neo đơn của các doanh nghiệp, các cơ sở tôn giáo, các tổ chức từ thiện... Từ những mô hình ấy, mỗi năm lại có thêm nhiều gương điển hình được các cấp, các ngành giới thiệu tuyên dương.Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục phát huy tính hiệu quả của các mô hình nâng cao phẩm chất đạo đức cho CBCC cấp huyện trên địa bàn.

Chú trọng chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc. Cần phát động và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “CBCC thi đua thực hiện văn hóa công sở” do Thủ tướng Chính phủ phát động, gắn với việc xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBCC và người lao động trong các cơ quan, đơn vị của huyện về văn hóa ứng xử; chuẩn mực trong giải quyết công việc với tổ chức và công dân, gương mẫu trong gia đình và xã hội; góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, xã hội.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đạo đức công vụ của CBCC. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện đạo đức công vụ cần được tiến hành thường xuyên dưới các hình thức báo cáo, kiểm tra đột xuất, lấy ý kiến của người dân… Thông qua kiểm tra, giám sát, lãnh đạo hiểu đạo đức công vụ được thực hiện thế nào, hiệu quả ra sao, còn hạn chế những gì nhằm bổ sung, sửa đổi, ngăn chặn các nội dung sai lệch với việc thực hiện đạo đức công vụ. Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện đạo đức công vụ nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức và bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với hành vi vi phạm đạo đức công vụ, có cơ chế xử lý nghiêm khắc. Đối với công chức, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở để hoàn thiện hệ thống thể chế về đánh giá, giám sát hoạt động của công chức, đặc biệt là cơ chế giám sát trực tiếp từ phía nhân dân. Kết quả đánh giá công chức khách quan, trung thực vừa là cơ sở để tiến hành đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, vừa thúc đẩy vai trò tích cực của công chức trong hoạt động quản lý.

Đổi mới công tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ. Dùng người không đúng, không công tâm, khách quan, không vì sự nghiệp chung sẽ có hại cho dân, cho nước, sẽ suy yếu văn hóa đạo đức. Vì thế, phải thực hiện cải cách thể chế, đổi mới công tác cán bộ theo hướng đánh giá đúng và sử dụng đúng cán bộ, thực hiện dân chủ hóa trong công tác cán bộ, khắc phục hiện tượng bổ nhiệm và sử dụng cán bộ không theo năng lực, yếu kém về phẩm chất. Đây là giải pháp then chốt về xây dựng đạo đức công vụ ở Việt Nam nói chung và cho huyện Nhơn Trạch nói riêng trong giai đoạn hội nhập.

Nhìn chung, công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là công việc cấp thiết của các cơ quan, đơn vị trong cả nước. Do đó, công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC hiện nay cần có nhiều giải pháp cụ thể thiết thực đối với từng địa phương. Qua những giải pháp cụ thể sẽ góp phần thực hiện hiệu quả nội dung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong hoạt động CCHCNN hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)