Pháp luật và thể chế quản trị đại học ở Việt Nam trước và sau đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Pháp luật và thể chế quản trị đại học của Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt trước vào sau thời kì dổi mới năm 1986. Trước đổi mới, Việt Nam thực hiện theo cơ chế tập trung hành chính mệnh lệnh tập trung quan liêu bao cấp, nên quản trị đại học được thực hiện theo mô hình quản trị từ trên xuống, với sự chỉ đạo của nhà nước từ trên xuống dưới các trường đại học. Đây cũng chính là một dạng của mô hình quản trị đại học dựa vào nhà nước, nhưng có đặc trưng là quyền lực nhà nước tuyệt đối hơn hẳn và bị hành chính hóa rõ rệt, vì tất cả các trường đại học thời kỳ này đều là trường công lập trực thuộc những bộ ngành. Nghĩa là tam giác phối hợp quyền lực quản trị đại học theo kiểu Clark hoàn toàn bị lệch về phía nhà nước và hầu như vắng bóng nhân tố thị trường. Hệ quả là cả hệ thống các trường trở thành “một trường đại học khổng lồ” với BGDĐT đứng đầu bộ máy quản trị trường đại học đó.

Luật Giáo dục lần đầu tiên được ban hành năm 1998 đã có quy định rõ về “xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” trong đó nhà nước, nhà trường đóng vai trò chủ đạo và gia đình, xã hội tham gia. Sau đổi mới, Chính phủ dù có tăng đầu tư cho giáo dục đại học nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu bùng nổ của giáo dục đại học. Trong Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của TTCP về Quy hoạch mạng

lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020, dự kiến đến năm 2020 có 224 trường đại học, nhưng đến cuối năm 2015 cả nước đã có tới 234 trường. Áp lực thực tiễn cho thấy mô hình tập trung hóa không còn phù hợp với hệ thống giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ này, ngoài ra những hạn chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý toàn bộ hệ thống và gánh nặng ngân sách cho toàn bộ hệ thống. Đây là cơ sở để nhà nước thúc đẩy chính sách phát triển loại hình đại học tư thục.

Hình 1.4. Mô hình quản trị trường đại học tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động 2005 hầu như tương thích với hình mẫu từ mô hình quản trị công ty

cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005

(Nguồn: Tác giả mô phỏng theo Quy chế 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005)

Đến năm 2005, pháp luật về quản trị đại học tư thục Việt Nam mới thực sự định hình rõ ràng và có hồi đáp từ thực tiễn xã hội giáo dục đại học thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục được ban hành tại Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/1/2005 của TTCP. Trong đó, khu vực đại học ngoài công lập chỉ còn lại duy nhất một loại hình đó là loại hình trường đại học tư thục. Một phần cũng nhờ sự thống nhất đó, hàng lang pháp lý của trường đại học ngoài công lập trở nên đơn giản hơn. Điều 14 của Quy chế này quy định “Cơ cấu tổ chức

Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị

Mô hình quản trị trường ĐH tư thục theo Quy chế Tổ chức Hoạt động 2005 Mô hình quản trị công ty cổ phần theo

Luật Doanh nghiệp 2005

Ban kiểm soát Ban kiểm

soát

Giám đốc/

của trường đại học tư thục bao gồm Hội đồng quản trị; Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; Ban Kiểm soát và các Hội đồng, phòng, ban, khoa và bộ môn…”

Quy chế tổ chức và hoạt động 14/2005/QĐ-TTg chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi quan điểm quản trị trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần khi có Điều 15 quy định về Đại hội đồng cổ đông gồm các cổ đông có vốn góp có quyền biểu quyết; Có Điều 16 quy định về Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của trường và là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của trường, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng cổ đông; Có Điều 18 quy định về Ban Kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán. Như được mô tả trong hình 1.4, mô hình quản trị trường đại học tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động các trường đại học tư thục năm 2005 khá giống mô hình quản trị công ty cổ phần theo LDN 2005 từ tên gọi cho đến nội hàm các cấp quản trị. Sự tương đồng này được duy trì cho đến Luật Giáo dục đại học 2012, Điều lệ trường đại học 2014; rồi mới bắt đầu có những sự khác biệt về tên gọi trong Luật Giáo dục đại học 2018, nhưng về cơ bản vẫn tương đồng về nội hàm (sẽ được phân tích sâu thêm ở mục 2.1.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)