Thực tiễn quản trị đại học và quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 59)

thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam

Do tác động của xu hướng quản trị hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá nên quản trị đại học ngày nay, trên thế giới lẫn ở Việt Nam, đều đã có nhiều thay đổi. Trong các cơ sở giáo dục đại học, thành lập các hội đồng trường với một bộ phận đáng kể các thành viên không thuộc giới học giả ngày càng trở nên phổ biến. Các trường đại học đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc chuyển đổi vai trò để thích ứng với những thay đổi kinh tế, xã hội nhanh chóng, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách tài trợ của chỉnh phủ giảm đi mà nhu cầu chất lượng giáo dục đại học tăng lên.

2.2.2.1. Khái quát thực tiễn quản trị đại học ở Việt Nam

Về thực trạng quản trị đại học ở Việt Nam, Nguyễn Đăng Minh cho rằng “phương thức quản trị đại học chậm thay đổi so với yêu cầu của nền kinh tế - xã hội” [20]. Trải qua một thời kỳ khá dài, trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt

Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan chủ quản các trường đóng vai trò nhà quản trị khi trực tiếp quyết định những vấn đề then chốt nhất. Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhựt [19, tr.63-67] đã nhận định rằng phương pháp quản trị đang được áp dụng tại các trường đại học hiện nay đã không còn phù hợp với mô hình kinh tế thị trường, do đó cần có những thay đổi nhanh chóng và toàn diện.

Về tỷ lệ và phân bổ các trường đại học tư thục, nếu như năm 2007-2008, Việt Nam có 160 trường đại học gồm 39 trường tư thục và dân lập, thì đến năm 2017-2018, cả nước có 236 trường gồm 60 trường tư thục và dân lập. Các trường đại học phân bố không đều, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều trường đại học nhất với 102 trường, chiếm trên 43%, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ có 55 trường, chiếm trên 23% và vùng Tây Nguyên có ít nhất, với 4 trường đại học.

Về thực tiễn quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần, có thể điểm nét một số trường có nhiều cổ đông nhất là như: Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh có 439 cổ đông, Trường Đại học Hoa Sen có 88 cổ đông và Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn có 79 cổ đông. Bên cạnh đó, có một số trường đại học tư thục chỉ có từ 03 đến 10 cổ đông như: Trường Đại học Thành Đông, Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ Miền Đông, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Trường Đại học Nam Cần Thơ, Trường Đại học Tây Đô, Trường Đại học Thái Bình Dương…

2.2.2.2. Thực tiễn quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam qua một số trường hợp

Pháp luật về quản trị đại học là một vấn đề chuyên sâu liên quan hệ thống quản lý, sở hữu và chiến lược của các trường nên rất khó tiếp cận thông tin. Kể cả đối với một số thông tin đã được luật giáo dục đại học quy định là bắt buộc phải công khai trên trang thông tin điện tử của trường (như danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư, báo cáo hằng năm về các chỉ số kết quả hoạt động, báo cáo tài chính hằng năm…) thì kết quả điều tra thông tin được các trường công bố là “con số không”. Đó là một rào cản rất lớn cho một nghiên cứu chuyên ngành luật. Tuy vậy,

tác giả cũng đã tiếp cận khảo sát được một số trường đại học tư thục đã và đang áp dụng bộ máy quản trị đại học theo mô hình công ty cổ phần. Áp dụng phương pháp điển cứu (case study), các trường được lựa chọn khảo sát và báo cáo sau đây đại diện cho hệ thống các trường đại học tư thục ở ba miền Bắc, Trung, Nam bao gồm: Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (miền Bắc), Trường Đai học Thái Bình Dương (miền Trung), và Trường Đai học Hoa Sen (miền Nam).

a) Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhất quán quản trị theo mô hình công ty cổ phần từ thời kỳ dân lập cho đến thời kỳ tư thục

Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trong những trường ngoài công lập được thành lập sớm nhất Việt Nam, tại thời kỳ hầu hết các trường ngoài công lập đều được thành lập theo loại hình dân lập, vậy nên Trường là một trong những điển hình trong nhóm các trường thành lập và phát triển qua hai thời kỳ dân lập rồi tư thục. Theo đó, tiền thân của trường là Trường Đại học dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội thành lập ngày 15/06/1996 theo Quyết định số 405/TTg của TTCP, trực thuộc Trung ương hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước của BGDĐT. Và sau đó đến ngày 19/05/2006, TTCP ra Quyết định số 750/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội thành Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, và liền sau đó là Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của TTCP về chuyển loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục.

Trong cả hai thời kỳ dân lập và tư thục, nhà trường vẫn nhất quán quản trị theo mô hình công ty cổ phần thể hiện qua lịch sử khái lược về một số kỳ họp đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị có tính cột mốc như sau:

Cột mốc quản trị đầu tiên là vào ngày 13/10/1994, Bộ trưởng BGDĐT ra Quyết định số 2943/GD-ĐT về việc công nhận Hội đồng sáng lập Trường Đại học Dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội gồm 21 thành viên. Hội đồng sáng lập này đã họp thông qua và trình TTCP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trường theo Quy chế trường đại học dân lập. Không lâu sau khi có quyết định thành lập của thủ

tướng, Bộ trưởng BGDĐT đã ra Quyết định số 3224/GD-ĐT về việc công nhận các thành viên Hội đồng Quản trị gồm 11 thành viên vào ngày 03 tháng 08 năm 1996, và tiếp đó là công nhận Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Hiệu trưởng của Trường.

Đại hội Cổ đông lần đầu tiên của Trường được tổ chức năm 1997, đã thông qua những văn bản quan trọng trong quản trị đại học gồm Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế góp vốn và Phương hướng hoạt động. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn mới thành lập, đại hội cổ đông lần thứ hai, diễn ra ngày 28/11/1999 đã bầu bổ sung hội đồng quản trị lên tổng cộng đến 33 thành viên, ban giám hiệu gồm 12 thành viên, và ban kiểm soát gồm 7 thành viên. Đại hội đồng cổ đông lần thứ bảy năm 2005 là cột mốc thông qua phương án đổi tên thành Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, loại hình trường đại học tư thục.

Hình 2.5. Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhất quán quản trị theo mô hình công ty cổ phần từ thời kỳ dân lập cho đến thời kỳ tư thục

b) Trường Đai học Thái Bình Dương lựa chọn quản trị đại học theo mô hình công ty cổ phần với thành phần ba cổ đông

Trường Đại học Thái Bình Dương được thành lập theo Quyết định số 1929/TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trú đóng tại thành phố Nha Trang. Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực các ngành tại tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực nam Trung bộ và Tây Nguyên nói chung.

Trường Đại học Thái Bình Dương thuộc loại hình trường đại học tư thục ngay từ trong Quyết định thành lập trường. Từ khi ra đời đến nay, trường tổ chức quản trị theo mô hình công ty cổ phân thể hiện qua Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường được ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-HĐQT-TBD ngày 29/04/2009, và sau đó là Quyết định số 132/QĐ-ĐHTBD- HĐQT ngày 20/06/2019 của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Cổ đông của nhà trường chỉ bao gồm ba pháp nhân, gọi tắt là Công ty Cổ phần A.C.B.E., Công ty Cổ phần A.P. và Công ty Cổ phần L.A. Thực chất 03 công ty này là các công ty có tính liên kết nhau, nên về bản chất nguồn vốn đầu tư, Trường Đại học Thái Bình Dương không khác gì một đơn vị có một chủ sở hữu duy nhất. Việc phân chia cổ phần cho 03 cổ đông liên kết nhau một phần là vì nhà đầu tư muốn chọn mô hình công ty cổ phần để quản trị nhà trường.

Bảng 2.1. Thành phần cổ đông sở hữu Trường Đại học Thái Bình Dương

TT Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ vốn

1 Công ty Cổ phần A.C.B.E. 15.600.000 82,35%

2 Công ty Cổ phần A.P. 2.344.000 12,37%

3 Công ty Cổ phần L.A. 18.944.000 5,28%

(Nguồn: Trường Đại học Thái Bình Dương)

Như vậy, có thể thấy bên cạnh việc tuân thủ pháp luật về giáo dục đại học, Trường Đại học Thái Bình Dương còn vận dụng các quy định của pháp luật về công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp để tổ chức quản trị nhà trường.

c) Trường Đai học Hoa Sen với cơ cấu quản trị theo mô hình công ty cổ phần một cách rõ nét trong bối cảnh khuôn khổ pháp lý về loại hình trường đại học phi lợi nhuận chưa rõ ràng

Trường Đai học Hoa Sen có tiền thân ban đầu là Trường Nghiệp vụ Tin học và Quản lý Hoa Sen được thành lập theo Quyết định số 257/QĐ-UB ngày 12/08/1991 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 27/04/1999, TTCP ra quyết định công nhận thành lập Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen, trực thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học của cả nước và được tự chủ tài chính. Đến ngày 30/11/2006, trường được chính thức nâng cấp thành Trường Đại học Hoa Sen theo quyết định số 274/2006/QĐ-TTg của TTCP.

Hình 2.6. Trích lược cơ cấu quản trị đại học của trường Đai học Hoa Sen được vận hành theo mô hình công ty cổ phần một cách rõ nét

(Nguồn: Trích lược từ Trường Đai học Hoa Sen, 2019)

Ngay từ khi Trường Đại học Hoa Sen được chính thức nâng cấp thành trường đại học, trường đã được quyết định loại hình hoạt động là trường đại học tư thục, cũng như lựa chọn cơ cấu quản trị đại học theo mô hình công ty cổ phần một

cách rõ nét. Cấp quản trị cao nhất là đại hội đồng cổ đông được tổ chức thường niên kể từ khi thành lập cho đến trước năm 2019, thời điểm Luật GDĐH 2018 có hiệu lực. Ngày 16/10/2019, trường tổ chức hội nghị nhà đầu tư (thay vị đại hội đồng cổ đông) để thông qua danh sách Hội đồng trường (thay vì Hội đồng quản trị) theo luật mới, nhưng về cơ bản chỉ thay đổi tên gọi các cấp quản trị, chứ về bản chất bộ máy quản trị vẫn trên tinh thần mô hình công ty cổ phần. Thành phần Hội đồng quản trị gần đây nhất của trường được thông qua tại Quyết nghị số 1951/NQ-ĐHCĐ bao gồm 06 thành viên, thay thế cho 12 thành viên trước đó trong cùng nhiệm kỳ 2017- 2022. Cũng theo Quyết nghị này, Ban kiểm soát của Trường gồm 02 thành viên.

* Về sở hữu và chuyển nhượng cổ phần

Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi và nguyên nhân của nhiều mâu thuẫn quản trị trong thời gian dài ở Trường Đai học Hoa Sen. Mầm mống bất ổn xuất hiện ngay từ khi nâng cấp trường từ cao đẳng lên đại học, cùng với đó là chuyển đổi từ loại hình bán công sang loại hình tư thục. Để chuyển đổi thành trường tư thục, nhà nước phải định giá lại toàn bộ tài sản nhà trường và cuối cùng ấn định cho nó một trị giá chừng trên 13 tỷ đồng. Khác với các doanh nghiệp cổ phần hóa bình thường, ở Trường Đai học Hoa Sen có đến 51% số cổ phần được dành cho cán bộ, nhân viên, giảng viên của trường; thậm chí còn có thêm 10% được dành cho các giảng viên thỉnh giảng lâu năm. Chỉ có 39% cổ phần là bán ra bên ngoài, trong đó có 5 nhà đầu tư chiến lược như Saigon Co-op, Khách sạn Sài Gòn, công ty cổ phần chứng khoán TPHCM-HSC. Cấu trúc chủ sở hữu sau cổ phần hóa như thế có thể là là lạ lẫm với trường hợp doanh nghiệp nhà nước thông thường, nhưng với một cơ sở giáo dục thì đặc thù này hoàn toàn dễ hiểu. Thành phần cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần đó có vẻ tương đồng với một công ty cổ phần đại chúng, hoặc thậm chí tương đồng với một cơ sở giáo dục phi lợi nhuận, cái mà ở đó chủ sở hữu nhà trường là số đông chứ không phải là những nhà đầu tư cụ thể.

Tuy nhiên, vì áp dụng triệt để theo pháp luật về công ty cổ phần mà không có sự hạn chế đặc thù nào đối với một cơ sở giáo dục, nên theo đó mà số cổ phần của

Trường nằm trong tay nhiều cổ đông nhỏ lẻ đã được một số nhà đầu tư (có người gọi là nhà đầu tư “cá mập”) như Công ty Ba trăm sáu mươi độ, Công ty iConnect âm thầm hoặc công khai thu gom. Cuối cùng, cũng đến thời điểm một số nhà đầu tư tuyên bố nắm giữ một tỷ lệ lớn cổ phần Trường Đai học Hoa Sen và muốn thực thi quyền sở hữu. Đôi khi một số nhà đầu tư bị xem là “cá mập”, đôi khi hành động của một số nhà đầu tư bị xem là “phản giáo dục”, nhưng nếu nhà đầu tư chỉ đang thực hiện đúng quyền sở hữu của mình, không trái luật, thì không ai có thể ngăn cản được điều đó xảy ra. Chỉ có điều nếu nhìn từ khía cạnh lập pháp, nếu luật đó chưa bám sát thực tiễn thì cần có sự bổ sung và sửa đổi.

Bảng 2.2. Lịch sử lộ trình tăng vốn điều lệ và chia tài sản tích lũy cho cổ đông thông qua phát hành thêm cổ phiếu thưởng tại Trường Đai học Hoa Sen

Thời điểm Vốn điều lệ

Nguồn để tăng vốn

(trích Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên các năm)

Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng/cổ

phiếu hiện hữu

11/2006 15 tỉ (thời điểm thành lập)

01/2010 30 tỉ

Quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng năm 2007, 2008. Chênh lệch thu chi chưa phân phối năm học 2008-2009.

950/1000

01/2013 71,9 tỉ

Quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng. Chênh lệch thu chi sau thuế chưa phân phối lũy kế các năm tính đến năm 2011-2012. Chênh lệch thu chi sau thuế chưa phân năm TC 2011-2012

1400/1000

(Nguồn: Lam Phương [14])

Và có thể thấy, ở Trường Đai học Hoa Sen, không những cơ cấu quản trị theo mô hình công ty cổ phần được thể hiện một cách rõ nét, mà thị trường chuyển nhượng cổ phần giữa các nhà đầu tư cũng đã được vận dụng pháp luật doanh nghiệp về công ty cổ phần một cách triệt để và sống động.

* Về đại học phi lợi nhuận

Trường Đai học Hoa Sen tự khẳng định rằng mình là một trường đại học phi lợi nhuận ngay từ thời kỳ mà khuôn khổ pháp lý về loại hình trường đại học phi lợi

nhuận còn chưa rõ ràng. Nhà trường thể hiện lập trường phi lợi nhuận thông qua “bản hiến pháp” của mình, đó là “Quy chế Tổ chức và Hoạt động của trường Hoa Sen”. Theo đó, tại Điều 8, Mục 7 của quy chế này có ghi “Trường hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận theo Nghị quyết của Chính phủ số 05/2005/NQ-CP ngày 18- 04-2005…”. Và thêm nữa, Điều 3 của quy chế này cẩn thận tiên liệu sẵn “Trong quy chế này, bất kỳ một tham chiếu nào tới bất kỳ một điều khoản hoặc văn bản nào sẽ bao gồm cả những sửa đổi hoặc văn bản thay thế chúng”. Như vậy, khi có “văn bản nào” của nhà nước quy định rõ hơn về cơ chế phi lợi nhuận theo tinh thần của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)