Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 69)

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam

Theo Nguyễn Thị Mai Lan, giáo dục đại học Việt Nam là một phần của giáo dục đại học thế giới nên cũng không tránh khỏi những xu thế phát triển chung của giáo dục đại học thế giới [22]. Đáp ứng xu thế đó, năm 2005 Chính phủ Việt Nam đã ban hành một nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu là tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân.

Hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học tư thục ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết sau đây:

Thứ nhất, để đáp ứng các yêu cầu cải thiện vị thế của trường đại học tư thục so với thực tế hiện nay. Hiện nay, vai trò và vị thế của đại học tư thục vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng mức và chưa tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển của các trường tư thục. Trong khi đó, các trường này có nguồn thu chủ yếu từ học phí của sinh viên nên việc tuyển sinh khó khăn sẽ khiến các trường khó chủ động về việc tuyển giảng viên cơ hữu, đảm bảo chất lượng dạy và học. Đồng thời, việc thuê mướn cơ sở vật chất để giảng dạy, học tập của nhiều trường đại học tư thục cũng khá chật vật do không có quỹ đất riêng để xây trường, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động học tập như khu thể chất, xưởng thực hành... Trong những năm qua, hệ thống đại học tư thục đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình còn nhiều hạn chế, thiếu chính sách hiệu quả để thu hút đầu tư của xã hội cho giáo dục đại học.

Thứ hai, để đáp ứng yêu cầu khách quan của việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các trường đại học tư thục ở Việt Nam. Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Quản lý nhà nước tạo phải điều kiện thuận lợi tối đa cho các trường đại học tư thục phát triển, tạo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường phù hợp với pháp luật và thực tiễn của Việt Nam. Tăng cường công tác pháp chế bao gồm công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động giáo dục đại học theo hướng quy định cụ thể và khả thi, quy định rõ trách nhiệm và quyền của từng chủ thể.

Thứ ba, để đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước trong quản lý đối với các trường đại học tư thục ở Việt Nam. Nghị quyết đại hội đã nhấn mạnh tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; theo đó, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với tinh thần tiếp tục khẳng định rõ những nhiệm vụ trọng tâm để kiện toàn nhà nước pháp quyền Việt Nam bao gồm: Cải cách nền hành chính nhà nước; Làm cho bộ máy tinh gọn, tập trung, thống nhất, thông suốt. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước theo pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học tư thục, gắn với đổi mới cơ chế tài chính hiệu quả.

Thứ tư, để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, bao gồm đối với các trường đại học tư thục. Đổi mới giáo dục đại học phải bảo đảm sứ mệnh, tầm nhìn của các trường đại học tư thục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đổi mới giáo dục đại học tư thục là quá trình làm cho từng trường và toàn hệ thống đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy - học và phương thức đánh giá kết quả học tập; liên thông giữa các ngành các hình thức, các trình độ đào tạo; gắn bó chặt chẽ và tạo động lực để tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Đổi mới giáo dục đại học phải kế thừa

Thứ năm, để đáp ứng yêu cầu hội nhập của pháp luật GDĐH Việt Nam với khu vực và thế giới, cũng như nhu cầu hội nhập của các trường đại học tư thục Việt Nam với thị trường giáo dục đại học thế giới. Mục tiêu của chính phủ “đến năm 2020, GDĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới” có lẽ đã không thành hiện thực ở thời điểm này. Nhưng dù thời điểm nào, Luật GDĐH phải tạo được hành lang pháp lý cho việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đại học đó. Nước ta đã trở thành thành viên của WTO và cũng đã ký cam kết về GATS trong giáo dục, và theo đó giáo dục đại học sẽ phải mở cửa như một thị trường để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận, bước sang giai đoạn mới, hội nhập và phát triển. Như vậy, Luật GDĐH cũng phải là cơ sở và định hướng để nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)