biệt trong các trường hợp trường được sở hữu bởi một hay nhiều nhà đầu tư
2.1.3.1. Trường hợp trường đại học tư thục thuộc sở hữu bởi một nhà đầu tư Đối với trường hợp một nhà đầu từ là người sở hữu duy nhất đối với trường đại học tư thục thì nhà đầu tư đó được gọi là chủ sở hữu. Tên gọi khiến người ta dễ liên hệ đến trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân (Điều 184, LDN 2014), hay chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên (Khoản 1, Điều 73, LDN 2014). Sự so sánh này là hoàn toàn có căn cứ xét trên đặc điểm tỷ lệ sở hữu vốn là 100%, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, hay chủ sở hữu trường đại học tư thục đều có thể ra các quyết định quản trị một cách đơn phương. Tuy vậy, nếu như chủ doanh nghiệp tư nhân hay chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có quyền lực hầu như tối thượng đối với doanh nghiệp một chủ do mình làm chủ sở hữu, thì đặc điểm quản trị chủ sở hữu trường đại học tư thục có khác biệt cơ bản do quy định đặc thù của Luật Giáo dục đại học.
Xét trường hợp công ty TNHH một thành viên, tùy theo chủ sở hữu công ty là cá nhân hay tổ chức mà mô hình quản trị công ty có sự khác biệt. Nếu là các nhân thì không thể có hội đồng thành viên ở cấp dưới của chủ sở hữu; nếu là tổ chức thì tùy thuộc tổ chức đó ủy quyền cho một hay từ hai người trở lên làm đại diện vốn
chủ sở hữu mà mô hình quản trị công ty TNHH một thành viên có thể có hội đồng thành viên và thậm chí là có thể xuất hiện thêm Kiểm soát viên hoặc Ban kiểm soát.
Hình 2.1. Mô hình quản trị công ty TNHH một thành viên
(Nguồn: Tác giả mô phỏng theo Luật doanh nghiệp 2014)
Ngược lại, với Luật GDĐH 2018, không có khác biệt về mô hình quản trị đại học giữa hai trường hợp trường đại học tư thục thuộc sở hữu bởi một chủ sở hữu là cá nhân hay là tổ chức kinh tế. Thậm chí, Luật GDĐH 2018 cũng không có bất cứ đề cập nào đến trường hợp trường đại học tư thục thuộc sở hữu bởi một chủ sở hữu là cá nhân; và cũng chỉ một lần duy nhất đề cập đến trường hợp một chủ sở hữu là tổ chức, khi gợi mở về một phương thức đầu tư thành lập trường đại học tư thục theo hướng thành lập trước một tổ chức kinh tế, để tổ chức kinh tế đó đầu tư làm chủ sở hữu trường (Điểm a, Khoản 3, Điều 16a, Luật GDĐH 2018).
2.1.3.2. Trường hợp trường đại học tư thục thuộc sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư Trước hết phải khẳng định rằng không có bất cứ sự thể hiện tường minh nào trong Luật GDĐH 2018 về việc phân loại trường đại học tư thục thuôc sở hữu duy nhất bởi một hay nhiều nhà đầu tư. Nhưng tinh thần pháp luật trong Luật GDĐH 2018 thể hiện sự phân loại đó thông qua hai việc xuất hiện của hai thuật ngữ “chủ
Chủ sở hữu công ty
Chủ tịch công ty
Chủ sở hữu công ty
Kiểm soát viên/ Ban kiểm soát
Chủ tịch công ty (*) / Hội đồng thành viên Giám đốc / TGĐ Giám đốc / TGĐ (*) Mô hình chủ tịch công ty nếu chủ sở hữu chỉ cử 1 đại diện, hoặc mô hình hội đồng thành viên nếu chủ sở hữu cử 3-7 đại diện tham gia và lập hội đồng thành viên
khác nhau ở cấp quản trị nhà đầu tư của mô hình quản trị đại học trong trường đại học tư thục. Qua đó, “hội nghị nhà đầu tư” được Luật GDĐH 2018 quy định như là thiết chế nhằm quản trị đại học ở cấp nhà đầu tư trong trường hợp trường đại học tư thục thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư. Số nhiều nhà đầu tư ở đây không có sự phân biệt về số lượng, nghĩa là nếu trường đại học tư thục thuộc đồng sở hữu bởi hai nhà đầu tư trở lên thì sẽ áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến hội nghị nhà đầu tư; và tất nhiên là theo đó, phải áp dụng một mô hình quản trị đại học mà trong đó hội nghị nhà đầu tư là một cấp quản trị cao nhất (điều này tiếp tục củng cố cho nhận định “Nhà đầu tư là một cấp quản trị độc lập trong mô hình quản trị đại học đối với các trường đại học tư thục theo Luật GDĐH 2018” ở mục 2.1.2).
Hình 2.2. So sánh mô hình quản trị trường đại học tư thục thuộc sở hữu duy nhất bởi một nhà đầu tư và thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư
(Nguồn: Tác giả mô phỏng theoLuật Giáo dục đại học 2018)
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa hai mô hình quản trị đại học trong các trường hợp trường đại học tư thục thuộc sở hữu duy nhất bởi một nhà đầu tư và thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư chính là ở cấp độ quản trị của nhà đầu tư. Ở đó, “chủ sở hữu trường đại học tư thục” có thể ra các quyết định quản trị một cách đơn phương dựa trên đặc điểm tỷ lệ sở hữu vốn là 100% của mình, khác với thiết
Hội nghị nhà đầu tư Chủ sở hữu trường
Hội đồng trường Hội đồng trường
Trường hợp trường đại học tư thục thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư Trường hợp trường đại học tư thục thuộc
sở hữu duy nhất bởi một nhà đầu tư
Ban kiểm soát Ban kiểm
soát
chế “hội nghị nhà đầu tư” là một phương thức ra quyết định dựa trên tập thể những nhà đầu tư chia nhau các phần đồng sở hữu đối trường đại học tư thục.
Thêm nữa, so sánh với mô hình quản trị công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu là tổ chức theo Luật doanh nghiệp 2014, nếu chỉ nhìn từ vẻ ngoài, rất dễ để nhận xét rằng mô hình này “hầu như trùng khớp” mô hình quản trị đại học trong các trường hợp trường đại học tư thục. Sự tương đồng đó có lẻ không phải là trùng hợp xét từ ý chí của nhà lập pháp; thật vậy, điều khoản bổ sung của Luật Giáo dục đại học 2018 đề nghị dẫn chiếu “áp dụng quy định của pháp luật liên quan về công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc quỹ xã hội để giải quyết những vấn đề trong cơ sở giáo dục đại học mà Luật này chưa quy định” trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, cho thấy một ưu tiên nhất định của nhà lập pháp đối với mô hình quản trị công ty TNHH. Vậy có phải có sự tương đồng đáng kể giữa mô hình quản trị đại học trong trường đại học tư thục so với mô hình quản trị công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu là tổ chức? Thực ra thì xét từ góc nhìn ở cấp độ của nhà đầu tư, bao gồm trường hợp nhà đầu tư là chủ sở hữu duy nhất và trường hợp nhà đầu tư là đồng sở hữu đối với trường đại học tư thục; do đó, mô hình quản trị công ty TNHH một thành viên không đủ độ tương đồng với mô hình quản trị trường đại học tư thục thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư. Hoặc nếu so sánh hội đồng trường đại học tư thục với hội đồng thành viên trong mô hình quản trị công ty TNHH từ hai thành viên trở lên thì có một điểm khác biệt căn bản ở cấp quản trị cao nhất, được phân tích chi tiết hơn ở mục 2.1.4.1.
Vậy, liệu có mô hình quản trị công ty nào có độ tương đồng cao với mô hình quản trị trường đại học tư thục thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư? Để có câu trả lời cho câu hỏi này, cần đi sâu vào phân tích so sánh giữa hội đồng trường trong mô hình quản trị trường đại học tư thục, với hội đồng thành viên trong mô hình quản trị công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, và với hội đồng quản trị trong mô hình quản trị công ty cổ phần.