Thức pháp luật của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 26 - 27)

- Yếu tố tự nhiên: Lãnh thổ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng

1.3.3. thức pháp luật của người dân

Thứ năm, ý thức pháp luật của người dân: Do sự hạn chế về hiểu biết

pháp luật, xuất phát từ cách nghĩ, cách làm đơn giản trong nhân dân. Nhiều người quan niệm việc có quốc tịch hay mất quốc tịch là việc của cơ quan nhà nước, khi có nhu cầu hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân thì mới tiến hành các thủ tục để cấp các giấy tờ để chứng minh quốc tịch Việt Nam.

Có quy định của Luật Quốc tịch đang bị người dân hiểu sai, Luật Quốc tịch hiện hành Luật 2008 mở rộng những trường hợp cho phép có thể được giữ 2 quốc tịch nhưng phải thực sự đặc biệt như có cơng lao đóng góp

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, có lợi cho Nhà nước Việt Nam… Sau khi Luật 2008 ra đời, khá nhiều người nộp hồ sơ để xin trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời được giữ quốc tịch nước ngồi. Khơng ít người ngộ nhận rằng Luật 2008 có chủ trương mở đại trà: ai đã mất quốc tịch Việt Nam, giờ đều có thể trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời vẫn được giữ quốc tịch nước ngồi. Như vậy, có thể nói cách hiểu Luật 2008 cho phép mở rộng đại trà 2 quốc tịch của một số kiều bào Việt Nam cũng cho thấy việc tuyên truyền phổ biến cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi cịn rất hạn chế. Có tình trạng này là do người dân chưa hiểu hết, hiểu rõ về Luật Quốc tịch Việt Nam. Nhiều người quan tâm đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng trên thực tế khơng giải quyết, chỉ có những trường hợp thật đặc biệt mà Luật đã quy định rồi thì có thể trở lại quốc tịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 26 - 27)