Kết quả giải quyết hồ sơ về quốc tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 64 - 66)

- Yếu tố tự nhiên: Lãnh thổ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng

2.2.7. Kết quả giải quyết hồ sơ về quốc tịch

Theo thống kê của Bộ Tư pháp dựa trên báo cáo của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và báo cáo của Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính từ tháng 01/7/2009 đến tháng 1/7/2019 việc giải quyết hồ sơ về quốc tịch (giải quyết hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, xin cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận gốc Việt Nam) đạt kết quả cụ thể như sau:

Kết quả giải quyết các việc về quốc tịch Số Số lượng

Số Số Số Số lượng được Số lượng

lượng lượng lượng lượng được cấp tra cứu

Năm được được được bị tước cấp giấy quốc tịch

thôi nhập trở lại xác QTVN QTVN QTVN QTVN GXN có nhận là Việt Nam QTVN người gốc VN 01/7/2009- 6.368 50 0 0 0 0 0 31/12/2009 2010 8.862 448 9 0 73 6 58 2011 13.759 1.491 10 0 151 11 980 2012 6.903 1.826 6 0 286 12 1.643 2013 7.538 1.031 9 0 500 65 2.383 2014 6.513 173 11 0 642 91 3.381 2015 4.936 15 17 0 670 103 2.673 2016 5.729 23 11 0 646 203 4.171 2017 4.763 28 11 1 450 190 1.472 2018 5.763 167 10 0 552 185 1.875 01/01/2019- 3.256 264 4 0 320 85 750 01/7/2019 Tổng số 74.390 5.516 98 1 4.190 951 17.511 Nguồn: [11, tr.15].

Phân tích tình hình giải quyết theo loại việc cho thấy: Các việc về quốc

tịch tập trung chủ yếu vào việc xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, xinh nhập quốc tịch Việt Nam và xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam để làm hộ chiếu Việt Nam. Trong những năm qua số người được thôi quốc tịch Việt Nam là 74.390 người, số người xin nhập quốc tịch Việt Nam là 5.516 người. Số lượng xin trở lại quốc tịch Việt Nam cũng tăng trong những năm gần đây, tổng số người được trở lại quốc tịch Việt Nam là 98 người. Số đơn yêu cầu xin cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam tổng số người được cấp là 4.190 người (số lượng này mới chỉ là do các cơ quan ở trong nước cấp chưa tính đến số trường hợp do CQĐD ở nước ngoài cấp). Số trường hợp xin cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam cũng khơng nhiều, có 951 trường hợp. Cho đến nay mới có duy nhất một trường hợp bị tước quốc tịch Việt Nam do vi phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Số người được đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu về tình hình quốc tịch những năm trước đây là một con số tương đối lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây do phần mềm quản lý về quốc tịch được chia sẻ cho địa phương sử dụng nên đã giảm đi đáng kể.

Phân tích tình hình giải quyết nhu cầu về quốc tịch theo đối tượng cho thấy: Số công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam chủ yếu tập trung

vào các đối tượng là người Việt Nam đang định cư tại nước ngồi (chiếm 99,6%), số cịn lại là công dân Việt Nam hiện đang thường trú trong nước (chiếm 0,4%). Số người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam chủ yếu tập trung vào đối tượng là người không quốc tịch và người di cư tự do trong vùng biên giới Việt Nam - Lào số này chiếm 97%, số còn lại là người Trung Quốc (Đài Loan), Ấn Độ, Pakistan, Pháp… Số người được trở lại quốc tịch Việt Nam chủ yếu là công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch để nhập quốc tịch Đài Loan nhưng không được nhập do chồng chết, ly hôn, giấy phép cư trú hết

hạn hoặc đã được nhập quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) nhưng do ly hôn nay đã trở về Việt Nam để sinh sống (chiếm 96%). Số người xin cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam chủ yếu tập trung vào đối tượng là công dân Việt Nam đang định cư tại nước ngồi (chiếm trên 80%).

Phân tích tình hình giải quyết nhu cầu về quốc tịch theo địa bàn cho thấy: Nhu cầu xin thôi quốc tịch Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số địa bàn

như: Trung Quốc (Đài Loan) (64,5%), Đức (22,8%), Lào (3,5), Hàn Quốc (1,5%), Thụy Điển (1,3%), Áo (0,99%), Hồng Kông (0,8%), Đan Mạch (0,78%)… Ở trong nước thì các loại việc về quốc tịch chủ yếu tập trung tại TP Hồ Chí Minh (chiếm 90%), cịn lại là các tỉnh, thành phố khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)