Kết hợp tuyên truyền pháp luật với phong tục tập quán tốt đẹp về thực hiện pháp luật về quốc tịch Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 82 - 84)

- Nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ Tư pháp làm công tác quốc tịch Hiệu quả quản lý quốc tịch phụ thuộc rất lớn vào năng lực hoạt động của hệ

3.2.6. Kết hợp tuyên truyền pháp luật với phong tục tập quán tốt đẹp về thực hiện pháp luật về quốc tịch Việt Nam

Song song với việc hoàn thiện văn bản pháp luật, thì việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với người dân cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý nhà nước về quốc tịch.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là sự tác động chủ động, tích cực của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật hình thành tình cảm, thái độ tích cực đối với pháp luật, tạo thói quen tuân thủ pháp luật. Mục tiêu cơ bản của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trước hết bao gồm sự hình thành ở mỗi thành viên xã hội ý thức pháp luật.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với người dân đã được quan tâm và đầu tư một cách tích cực. Tuy nhiên, cách thức tuyên truyền ở mỗi địa phương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi là khác nhau, có nơi làm tích cực, nhưng cũng cịn có nơi cịn làm qua loa, chiếu lệ. Trong khi đó, vấn đề tuyên truyền, giáo dục lại có ý nghĩa và vai trị rất to lớn không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Vấn đề quốc tịch thực tế cho đến nay vẫn còn tồn tại cũng đã phản ánh việc tuyên truyền pháp luật chưa thực sự đến với người dân. Để vấn đề tun truyền thực sự có hiệu quả, thì cần có sự chỉ đạo từ Trung ương về biện pháp, cách thức cũng như nội dung tuyên truyền; công tác tuyên truyền, giáo dục ở các địa phương phải được sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy với sự tham gia đơng đảo của các tổ chức, đồn thể, cũng như các cơ quan truyền thơng, báo chí...

Vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quốc tịch phải có nội dung, hình thức tun truyền thích hợp, phải kết hợp giữa tuyên truyền pháp luật với việc khuyến khích ý thức của người dân thực hiện thực hiện pháp luật về quốc tịch.

- Về nội dung tuyên truyền:

+ Tuyên truyền cần tập trung vào những nội dung chủ yếu, thiết thực liên quan đến chủ thể của quan hệ pháp luật về quốc tịch nhằm mục đích cho các chủ thể hiểu được những kiến thức cơ bản về mục đích, điều kiện, trình tự, thủ tục đăng ký, hệ quả pháp lý... của các việc về quốc tịch.

+ Kết hợp nội dung tuyên truyền giữa pháp luật về quốc tịch với những nhận thức rõ ràng của người dân về vấn đề quốc tịch. Qua việc kết hợp này giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số vừa chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành vừa giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

- Về hình thức tun truyền: Có nhiều hình thức tun truyền như tun truyền thông qua tuyên truyền viên, phát thanh...

+ Tuyên truyền thông qua tuyên truyền viên viên về pháp luật về quốc tịch là một hình thức tuyên truyền mà báo cáo viên trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực quốc tịch trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định cụ thể của pháp luật về quốc tịch nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo chuẩn mực pháp luật. Để công tác tuyên truyền thông qua tuyên truyền viên đạt hiệu quả, cần chú ý những điểm sau: tuyên truyền viên phải bỗi dưỡng thường xuyên kiến thức pháp luật và nghiệp vụ tuyên truyền; phải trang bị đầy đủ các tài liệu hướng dẫn về pháp luật về quốc tịch.

+ Tuyên truyền pháp luật về quốc tịch thông qua mạng lưới truyền thanh cơ sở.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các vùng dân tộc là công việc rất khó khăn và phức tạp, địi hỏi phải kiên trì, bền bỉ khơng chỉ có Sở Tư pháp, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đảm nhận mà

phải có sự tham gia, phối hợp các cơ quan, tổ chức đồn thể ở cơ sở, đặc biệt có người dân cùng tham gia thì cơng tác tuyên truyền mới đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 82 - 84)