Về tổ chức triển khai thi hành pháp luật về quốc tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 58 - 60)

- Yếu tố tự nhiên: Lãnh thổ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng

2.2.1. Về tổ chức triển khai thi hành pháp luật về quốc tịch

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được Quốc hội khóa XII ban hành 13/11/2008. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009. Tính đến thời điểm hiện tại, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 là đạo luật có giá trị cao nhất điều chỉnh các vấn đề về quốc tịch ở nước ta. Trong thời gian qua, Luật quốc tịch đã phát huy tốt vai trò điều chỉnh các

quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quốc tịch; tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định quốc tịch Việt Nam; giải quyết kịp thời các yêu cầu xin nhập, xin trở lại, xin thơi quốc tịch Việt Nam. Luật đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân, hiện thực hóa chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, tăng cường sự đồn kết, gắn bó của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài với quê hương, đất nước.

Để triển khai thi hành đồng bộ pháp luật về quốc tịch đến tất cả các cơ quan có liên quan và tới đơng đảo quần chúng nhân dân, các cơ quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình đã tiến hành thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể như:

Đối với Bộ Tư pháp được xác định là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về quốc tịch. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 4204/QĐ-BTP ngày 29/12/2008 phê duyệt kế hoạch triển khai Luật quốc tịch (Kế hoạch này đã giao nhiệm vụ cụ thể (lộ trình thực hiện, thời gian hồn thành) cho từng bộ, đơn vị thuộc bộ có liên quan (cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp) trong triển khai thực hiện Luật quốc tịch năm 2008. Tiếp đó, ngày 21/02/2011, Bộ Tư pháp có Cơng văn số 619/BTP-HCTP đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là CQĐD) lưu ý thêm một số vấn đề liên quan đến thực hiện Luật quốc tịch.

Đối với Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao cũng đã ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, triển khai thi hành Luật quốc tịch đến các cơ quan đại diện, đồng thời mở các lớp tập huấn về công tác quốc tịch và công tác lãnh sự cho các cán bộ lãnh sự trước khi nhận nhiệm vụ tại cơ quan đại diện ( đảm bảo 100% cán bộ đảm nhận công tác lãnh sự tại cơ quan đại diện đều được cấp giấy chứng nhận hồn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự trước khi đi công tác nhiệm kỳ).

Đối với địa phương, hầu hết UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch (quyết định, công văn) triển khai thi hành Luật. Một số địa phương đã ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp; ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính về quốc tịch, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 58 - 60)