Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 67 - 70)

- Yếu tố tự nhiên: Lãnh thổ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong thời gian triển khai thi hành pháp luật về quốc tịch, cho thấy đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế sau trong công tác quản lý nhà nước về quốc tịch

Thứ nhất, việc xây dựng văn bản về quốc còn chậm so với yêu cầu. Luật quốc tịch năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/7/2009, nhưng Nghị định và các Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành được ban hành khá muộn (khơng cùng thời điểm có hiệu lực với Luật), nên đã gây lúng túng cho các cơ quan trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện Luật. Nhiều vấn đề được quy định trong Luật, nhưng chưa được cụ thể hóa, hướng dẫn trong các văn bản dưới Luật hoặc tuy có được hướng dẫn nhưng chưa rõ, nên dẫn đến cách hiểu khác nhau, khó khăn trong việc quản lý, áp dụng và thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều

quy định hướng dẫn về trình tự, thủ tục giải quyết các việc quốc tịch theo lối thủ công tại văn bản dưới Luật (như Nghị định, Thông tư) đến nay đã lạc hậu do việc ứng dụng ngày càng mạnh mẽ cơng nghệ thơng tin vào q trình giải quyết, nên gây khó khăn cho các cơ quan trong quá trình thực hiện Luật và chậm chễ trong q trình giải quyết.

Nhiều vấn đề có tính chất phối hợp liên ngành cần tiếp tục được hướng dẫn hoặc làm rõ thêm, nhưng theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật hiện nay thì khơng cịn hình thức Thơng tư liên tịch, nên cũng dẫn đến khó khăn cho các cơ quan trong quá trình phối hợp, thống nhất ý kiến.

Thứ hai, về hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về quốc tịch chưa cao

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về quốc tịch tại nhiều địa phương còn chưa được thực hiện thường xuyên; hình thức và phương pháp tuyên truyền còn chậm đổi mới, nên trong thực tế hiệu quả chưa cao, đa số người dân chưa thực sự hiểu được quyền, lợi ích của mình liên quan đến vấn đề quốc tịch, nhất là đối với người di cư tự do, người không quốc tịch đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch tại nhiều CQĐD Việt Nam ở nước ngồi cịn nhiều hạn chế. Lý do là nhiều nước có vùng lãnh thổ rộng lớn, trong khi bà con ta sinh sống rải rác, không tập trung, chủ yếu lo yêu cầu làm ăn, hoặc ở một số địa bàn do đi lại khó khăn, bà con ít tiếp xúc với cơng nghệ thông tin… nên thông tin tuyên truyền, phổ biến những chính sách về quốc tịch đến bà con cịn nhiều khó khăn, hạn chế.

Thứ ba, việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng Cơ sở dữ liệu về quốc tịch chưa đáp ứng được yêu cầu

- Cơ sở dữ liệu về quốc tịch đã được Bộ Tư pháp xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đến thời điểm hiện nay cơ sở này đã bộc lộ những bất cập như: số trường thông tin nhập vào Cơ sở dữ liệu cịn hạn chế (chỉ có họ

tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú hiện tại), nên không đáp ứng được nhu cầu tra cứu, trích xuất các thơng tin cần thiết như nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú trước khi xuất cảnh và cũng không chia sẻ được với các bộ, ngành có liên quan để khai thác, sử dụng chung. Vì thế, khơng sử dụng được để tra cứu thơng tin phục vụ việc xóa đăng ký thường trú, hủy chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người đã được thôi quốc tịch Việt Nam.

- Việc nhập liệu trước đây chủ yếu được thực hiện thủ công (nhập tay) nên chưa đảm bảo chất lượng thông tin, nhiều trường hợp phải kiểm tra, đối chiếu với bản giấy để tránh sai sót. Vì thế đến nay Cơ sở dữ liệu này mới chỉ chia sẻ được với duy nhất một địa phương (Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh) cịn đối với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chưa đáp ứng được trong việc tra cứu thông tin về quốc tịch.

Thứ tư, về công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quốc tịch chưa thực hiện thường xuyên

Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quốc tịch nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, cơng chức làm cơng tác quốc tịch chưa được thực hiện thường xuyên. Kể từ khi Luật quốc tịch có hiệu lực đến nay, Bộ Tư pháp chỉ tổ chức được 2 lớp tập huấn về công tác quốc tịch cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh ở 2 miền theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật quốc tịch năm 2008. Nhưng sau đó Sở Tư pháp cũng khơng có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về quốc tịch cho cán bộ, công chức tại địa phương. Đến nay, Bộ Tư pháp cũng chưa có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em khi đăng ký khai sinh, mà chỉ tiến hành lồng ghép trong quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ về đăng ký hộ tịch.

Vì thế, trong việc xác định quốc tịch Việt Nam để ghi vào Giấy khai sinh khi đăng ký khai sinh cho trẻ em, đăng ký lại việc sinh cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay bổ sung quốc tịch Việt Nam do Giấy khai sinh

trước đây khơng có mục ghi về quốc tịch, đã xảy ra một số sai sót. Nhưng thực tế hiện nay chưa có cơ chế pháp lý để xử lý sai sót đó, ngoại trừ việc hủy bỏ giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh) nếu “ghi nhầm” quốc tịch Việt Nam cho người nước ngồi.

Thứ năm, đội ngũ cơng chức làm cơng tác quốc tịch chưa được sắp xếp,

bố trí đảm bảo sự chuyên nghiệp, chuyên mơn hóa nên làm hạn chế hiệu quả của công tác này. Việc phân công cán bộ thuộc đơn vị chức năng của các bộ, ngành có liên quan thực hiện theo dõi, đôn đốc các địa phương chưa thực sự sát sao, kịp thời nên thời gian đầu còn tỏ ra lúng túng, việc hướng dẫn nghiệp vụ chưa được kịp thời và có hiệu quả. Cá biệt, có địa phương cịn giao cho cán bộ khơng có chun mơn thực hiện cơng việc đầy khó khăn và thách thức này khiến cho hiệu quả quản lý chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 67 - 70)