Nguyên nhân của kết quả và tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về quốc tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 70 - 75)

- Yếu tố tự nhiên: Lãnh thổ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng

2.3.3. Nguyên nhân của kết quả và tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về quốc tịch

hiệu quả chưa cao, theo quy định của pháp luật về quốc tịch thì có nhiều cơ quan khác nhau có thẩm quyền tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề quốc tịch, nhưng việc phân định trách nhiệm và quyền hạn có nhiều điểm chưa cụ thể, thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ dẫn đến tình trạng chậm trễ trong giải quyết các việc về quốc tịch. Ví dụ, hiện nay chưa có quy định về việc thơng báo cho cơ quan công an việc công dân Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam để xóa đăng ký thường trú, thu hồi Giấy chứng minh nhân dân đã cấp cho người đó trước đây. Vì thế thực tế đã phát sinh những hệ lụy phức tạp, khi một số người vẫn dùng Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân để thực hiện thủ tục hành chính và hưởng quyền, lợi ích như cơng dân Việt Nam (ví dụ dùng Chứng minh nhân dân để thực hiện các giao dịch, đăng ký sở hữu tài sản, vay vốn ngân hàng...).

2.3.3. Nguyên nhân của kết quả và tồn tại, hạn chế trong quản lý nhànước về quốc tịch nước về quốc tịch

2.3.3.1. Nguyên nhân của kết quả: Để có được kết quả nêu trên trong

thời gian qua phải kể đến một số nguyên nhân chính sau:

- Lĩnh vực quốc tịch luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, được thể hiện thơng qua một số Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Các chế định về quốc tịch đang ngày một hoàn thiện, minh bạch, cụ thể và rõ ràng hơn.

-Các cơ quan quản lý nhà nước về quốc tịch đã có sự phối hợp chặt chẽ, nên các việc về quốc tịch luôn được giải quyết kịp thời, thấu đáo, bảo đảm quyền có quốc tịch cho mỗi người dân và hạn chế tối đa để người dân rơi vào tình trạng khơng quốc tịch.

- Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quốc tịch trong thời gian qua cũng được quan tâm, chỉ đạo điều đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện pháp luật về quốc tịch.

2.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: Những tồn tại, hạn chế

nêu trên của quản lý nhà nước về quốc tịch bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Cơng tác xây dựng hồn thiện pháp luật về quốc tịch hiện nay đang theo xu hướng chạy theo nhu cầu của xã hội, chưa có tính chủ động. Việc xây dựng pháp luật về quốc tịch mang nặng tư duy hành chính, bao cấp, lấy lợi ích quản lý hành chính làm mục đích xây dựng thể chế chứ chưa quan tâm đến lợi ích của người dân. Việc xây dựng các văn bản pháp luật về quốc tịch chưa có sự đánh giá tác động xã hội, do vậy, các văn bản pháp luật được ban hành nhưng tính khả thi chưa cao. Đồng thời, thời gian qua, tình hình trong nước và quốc tế có những thay đổi tác động đến chính sách, pháp luật quốc tịch Việt Nam. Nhưng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quốc tịch năm 2008 lại chậm được sửa đổi, bổ sung nên nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế chậm được khắc phục.

- Pháp luật về quốc tịch được hiện hành ban hành trong giai đoạn chưa đặt ra yêu cầu mạnh mẽ về cải cách thủ tục hành chính như giai đoạn hiện nay, tồn bộ các thủ tục hành chính đều được xây dựng theo hướng thủ cơng,

coi trọng hồ sơ giấy tờ; chưa có sự ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình giải quyết hồ sơ quốc tịch; các quy trình cịn phức tạp, kéo dài; một số quy định không khả thi… nên dẫn đến nhiều hạn chế.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng đối với công tác thực hiện pháp luật về pháp luật nói chung và quốc tịch nói riêng. Một số ban, ngành, đồn thể chưa thấy hết được trách nhiệm của mình, chưa chủ động trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, động viên người dân về ý thực thực hiện pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, kể cả những cán bộ lãnh đạo, người trực tiếp làm công tác quốc tịch chưa đầy đủ, đúng mức về vai trò, ý nghĩa của chế định quốc tịch, nguyên tắc một quốc tịch; cách hiểu và áp dụng pháp luật về quốc tịch...). Do đó, trong một số trường hợp chưa thể hiện tư duy/tầm nhìn nhạy bén về các vấn đề chính trị khi xem xét, giải quyết hồ sơ quốc tịch cụ thể.

- Công tác chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các cơ quan trong việc cấp giấy tờ cá nhân và cung cấp thông tin liên quan đến quốc tịch chưa thực sự chặt chẽ, chưa đúng quy định.

- Công tác tập huấn, bối dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quốc tịch chưa được thực hiện thường xuyên; cán bộ, công chức làm công tác quốc tịch phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác; viên chức làm cơng tác lãnh sự tại các CQĐD thường xun có sự biến động (làm việc theo nhiệm kỳ) nên khi xử lý hồ sơ cịn để xảy ra sai sót (sử dụng khơng đúng mẫu, thiếu thủ tục, không đủ điều kiện, giấy tờ hết hạn...).

- Biên chế cho cán bộ Tư pháp quốc tịch tại các Sở Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam không nhiều, một số Sở Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cán bộ làm công tác quốc tịch phải kiêm nhiệm nhiều việc nên việc giải quyết sự vụ thiếu tính chun nghiệp. Hơn nữa vị trí này hay có sự biến động nên cũng ảnh hưởng đến trình độ, chun mơn của cán bộ. Cơng tác kiểm tra, xác minh của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao đối với các Sở Tư

pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về lĩnh vực quốc tịch chưa thực sự thường xuyên do thiếu cán bộ

- Điều kiện cơ sở vật chất cịn chưa đáp ứng cơng việc như chưa có cơ sở dữ liệu về phần mềm quốc tịch dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc hàng ngày và công tác lưu trữ dữ liệu.

Từ những phân tích về thực trạng của việc thực hiện pháp luật về quốc tịch thời gian qua, tìm ra được nguyên nhân của những mặt đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, Chương 3 của Luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về quốc tịch.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về quốc tịch đã đạt hiệu quả nhất định, nhận được sự quan tâm, chủ động và phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, khẳng định tính đúng đắn về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực này, tạo cơ cở thuận lợi. Quản lý nhà nước về quốc tịch không chỉ giải quyết tốt nhiều yêu cầu về quốc tịch của cơng dân, khắc phục tình trạng cá nhân không quốc tịch, mà nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giữa các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, thể hiện được vai trò của Nhà nước Việt Nam thông qua việc thực thi trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng quản lý nhà nước về quốc tịch trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể như: một số quy định pháp luật về quốc tịch còn chưa được hướng dẫn cụ thể, không phù hợp với thực tế và chưa thực sự tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch trong điều kiện hội nhập quốc tế về pháp luật và tư pháp. Bên cạnh đó cơ chế quản lý nhà nước về quốc tịch còn bất cập, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả và sự phân định phù hợp trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền vào q trình giải quyết các vấn đề về quốc tịch nên trong một số trường hợp việc giải quyết các vấn đề quốc tịch chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 70 - 75)