Về kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực làm công tác quốc tịch và tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ quốc tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 61 - 62)

- Yếu tố tự nhiên: Lãnh thổ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng

2.2.3. Về kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực làm công tác quốc tịch và tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ quốc tịch

tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ quốc tịch

Để hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch đạt hiệu quả thì đây là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu. Chính vì thế, trong thời gian qua Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao với vai trị nịng cốt được Chính phủ giao triển khai pháp luật về quốc tịch đã chủ động củng cố, kiện tồn đội ngũ cơng chức làm công tác quốc tịch. Tại Bộ Tư pháp, công tác quốc tịch được giao cho Phòng Quản lý quốc tịch (thuộc Vụ Hành chính tư pháp trước đây, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực hiện nay). Tại Bộ Ngoại giao, công tác quốc tịch được giao cho Cục Lãnh sự - đơn vị chủ trì hướng dẫn, theo dõi và quản lý việc thực hiện quốc tịch tại các CQĐD Việt Nam ở nước ngồi, đồng thời bố trí cán bộ lãnh sự có đủ năng lực, kiến thức và kinh nghiệm xử lý công việc liên quan đến quốc tịch tại CQĐD, nhất là tại địa bàn có đơng người Việt Nam sinh sống.

Văn phịng Chủ tịch nước, Văn phịng Chính phủ đã phân công đơn vị đầu mối làm công tác quốc tịch (Vụ Pháp luật), đồng thời bố trí cơng chức chun trách, phối hợp chặt chẽ với công chức Bộ Tư pháp trong q trình kiểm tra, hồn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch nước xem xét quyết định việc cho nhập, cho trở lại, cho thôi quốc tịch Việt Nam.

Tại UBND cấp tỉnh: công tác quốc tịch được giao cho Sở Tư pháp giúp UBND cấp tỉnh thực hiện. Tại các Sở Tư pháp đều có Phịng Hành chính tư pháp – là đơn vị giúp Sở thực hiện công tác quốc tịch. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tư pháp thành lập Phịng Hộ tịch - Quốc tịch chuyên trách tham mưu, xử lý các vấn đề về quốc tịch trên địa bàn thành phố.

Việc tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ quốc tịch thường xuyên được Bộ Tư pháp tiến hành mở các lớp cho cán bộ, công chức của Sở Tư pháp và UBND cấp tỉnh - những người trực tiếp làm công tác quốc tịch - về những nội dung cơ bản của Luật quốc tịch năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết thi hành; kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 cho người không quốc tịch cư trú ổn định tại Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật quốc tịch năm 2008 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2009). Bộ Ngoại giao cũng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức một số lớp tập huấn cho các cán bộ ngoại giao làm công tác quốc tịch tại các CQĐD về nội dung cơ bản của Luật quốc tịch năm 2008, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết yêu cầu về đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại các CQĐD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 61 - 62)