Hợp tác quốc tế và học tập kinh nghiệm quốc tế trong quản lý quốc tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 84 - 88)

- Nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ Tư pháp làm công tác quốc tịch Hiệu quả quản lý quốc tịch phụ thuộc rất lớn vào năng lực hoạt động của hệ

3.2.7. Hợp tác quốc tế và học tập kinh nghiệm quốc tế trong quản lý quốc tịch

cần phải quan tâm đầu tư về điều kiện vật chất nhất định cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

3.2.7. Hợp tác quốc tế và học tập kinh nghiệm quốc tế trong quản lýquốc tịch quốc tịch

Hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các quốc gia trong thời đại hiện nay. Do đó, việc các quy định của pháp luật về quốc tịch cũng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý để vừa bảo đảm được vấn đề quốc thể của quốc gia cũng như nâng cao vị thế của công dân Việt Nam đồng thời không bị xung đột, đi ngược với quan điểm, nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Quản lý nhà nước về quốc tịch không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công dân Việt Nam mà còn liên quan đến các quan hệ về tư pháp quốc tế, bảo hộ của nhà nước đối với cơng dân sinh sống tại nước ngồi. Bởi vậy, để đảm bảo quyền có quốc tịch Việt Nam và khuyến khích người Việt Nam ở nước ngồi thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ cơng dân của mình, góp phần xây dựng đất nước, thì pháp luật về quốc tịch Việt Nam một mặt phải phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể, song cũng phải phù hợp với những ngun tắc quốc tịch có tính quốc tế nhằm giải quyết hiệu quả các quan hệ phát sinh. Do đó, việc xác định đúng các điều kiện và sự lựa chọn kinh nghiệm quốc tế phù hợp để tạo cơ sở cho việc thực hiện pháp luật về quốc tịch có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam.

Bên cạnh đó, bảo đảm quyền của người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, Bộ Tư pháp chủ động nghiên cứu, phối hợp Bộ Ngoại giao chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gia nhập các điều ước quốc tế nhằm giải quyết tốt các vấn đề về quốc tịch, về người không quốc tịch (như Công ước 1954 về quy chế người không quốc tịch, Cơng ước 1961 về hạn chế tình trạng khơng quốc tịch).

Tiểu kết chương 3

Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam nhằm xác định những mục tiêu, nhiệm vụ có tính đề xuất và kiến nghị liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch từ thực tiễn quản lý nhà nước về quốc tịch tại Việt Nam.

Các quan điểm và giải pháp đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch phải phù hợp với những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo các quyền về quốc tịch, thúc đẩy sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước và công dân.

Từ các quan điểm và giải pháp được tác giả đưa ra tuy chưa khái quát hết được những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về quốc tịch nhưng đã nêu được những vấn đề cơ bản vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn dựa trên sự đánh giá về thực trạng, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của công tác quản lý nhà nước về quốc tịch trong thời gian qua. Đó là những quan điểm mang tính định hướng, phương pháp, biện pháp để hồn thiện hệ thống pháp luật về quốc tịch để từ đó tạo mơi trường pháp lý thuận lợi, linh hoạt hơn, phù hợp hơn cho việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Cơ sở đầu tiên để giải quyết các vấn đề về quốc tịch là pháp luật về quốc tịch, pháp luật về quốc tịch đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch phải trên cơ sở pháp luật, vì vậy, quản lý nhà nước về quốc tịch là cơ sở cho việc đảm bảo các quyền về quốc tịch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch và góp phần ổn định trật tự xã hội.

Từ thực tế công tác quản lý nhà nước về quốc tịch trong thời gian qua cho thấy cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể như sự bất cập của một số quy định pháp luật về quốc tịch; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các việc về quốc tịch còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; sự hạn chế về ý thức pháp luật của công dân và chưa thực sự tạo được cơ chế linh hoạt để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch.

Những tồn tại và hạn chế của quản lý nhà nước về quốc tịch xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản là: Cơng tác xây dựng hồn thiện pháp luật về quốc tịch hiện nay đang theo xu hướng chạy theo nhu cầu của xã hội, chưa có tính chủ động; tính khả thi chưa cao; một số quy định pháp luật về quốc tịch còn chưa phù hợp với thực tiễn; quy trình, thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến quốc tịch còn rườm rà, chưa tạo thuận lợi cho công dân; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đúng mức; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch chưa hiệu quả; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước chưa được áp dụng triệt để....

Để khắc phục những hạn chế trên, cần phải có những giải pháp đồng bộ và khả thi. Cụ thể như: hoàn thiện pháp luật về quốc tịch; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc tịch; tăng cường cơ chế phối

hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch; nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ Tư pháp làm công tác quốc tịch...

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch, góp phần đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của công dân liên quan đến quốc tịch Việt Nam và thúc đẩy sự hội nhập quốc tế. Vì vậy, kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về quốc

tịch tại Việt Nam”, sẽ góp phần hồn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về quản

lý nhà nước về quốc tịch và là nguồn tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết các vấn đề về quốc tịch, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch trong thời gian tới.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ còn tồn tại, hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học để luận văn được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)