Pháp luật về quốc tịchViệt Nam từ năm 1975 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 37 - 58)

- Yếu tố tự nhiên: Lãnh thổ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng

2.1.2. Pháp luật về quốc tịchViệt Nam từ năm 1975 đến nay

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (30/4/1975), đất nước hoàn toàn độc lập. Tại kỳ họp thứ 7, phiên họp ngày 18/12/1980 Quốc hội khố VI nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thơng qua bản Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp năm 1980 tại Điều 53 quy định: “Cơng dân nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định” [5, tr.14].

Lần đầu tiên, vấn đề quốc tịch của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp - văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988.

Tại kỳ họp thứ 3, ngày 28/6/1988 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VIII đã thơng qua Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/1988. Đây là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta quy định khá đầy đủ các vấn đề về quốc tịch Việt Nam. Điều khoản cuối cùng. Luật Quốc tịch Việt Nam 1988 đã quy định rõ tại Điều 3: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ cơng nhận cơng dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” [5, tr.15]. Như vậy, Luật Quốc tịch năm 1988 đã quy định nguyên tắc một quốc tịch triệt để. Tuy thế, Luật năm 1988 chưa quy định cơ chế đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, do đó gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật cũng như để lại hậu quả pháp lý phức tạp trên thực tế.

Luật Quốc tịch năm 1988 ra đời thay thế cho Sắc lệnh số 53/SL, Sắc lệnh số 73/SL, Điều 6 Sắc lệnh số 215/SL, Sắc lệnh số 51/SL và Nghị quyết số 1043-NQ/TVQH.

Để Luật Quốc tịch 1988 thực sự đi vào cuộc sống, giải quyết được các vấn đề vướng mắc về quốc tịch Việt Nam, ngày 05/2/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 37/HĐBT quy định chi tiết thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. Tiếp theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/1998/NĐ-CP ngày 14/1/1998 sửa đổi một số điều của Nghị định số 37/HĐBT. Nghị định số 37/HĐBT ngoài việc quy định chi tiết thi hành Luật Quốc tịch còn quy định cụ thể thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch như: hồ sơ xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam; nơi nộp hồ sơ; thời hạn và quy trình giải quyết các việc về quốc tịch.

Có thể thấy, Luật Quốc tịch Việt Nam 1988 đã luật hố một cách chính thức các quy định về quốc tịch Việt Nam, giải quyết được một số tồn tại, vướng mắc trong thực tế về quốc tịch.

Tuy vậy, Luật Quốc tịch 1988 được ban hành vào thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới nên đến giai đoạn sau những năm 1990 không đáp ứng được chủ trương hội nhập quốc tế. Sự phát triển kinh tế xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế dẫn đến ngày càng có nhiều người nước ngồi vào làm ăn, sinh sống tại Viêt Nam, công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi…thêm vào đó, sự ra đời của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã đặt ra yêu cầu cần phải cập nhật, hoàn thiện các quy định pháp luật về quốc tịch.

Trên cơ sở đó, Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X tại kỳ họp thứ 3 ngày 20/5/1998 đã thơng qua Luật Quốc tịch Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/1999.

Để hướng dẫn thi hành và cụ thể hoá những quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã ban hành một số văn bản dưới luật như: Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998; Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của liên bộ Tài chính -Tư pháp - Ngoại giao hướng dẫn mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí giải quyết việc nhập, trở lại, thơi quốc tịch Việt Nam và cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT/BGDĐT-BTP ngày 31/12/1998 của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt cho người nước ngồi xin nhập quốc tịch Việt Nam; Quyết định số 60/1999/QĐ-TP-QT ngày 07/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam; Thông tư số 09/1999/TT-BTP ngày 07/4/1999 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc cấp giấy

xác nhận khơng có quốc tịch Việt Nam. Nghị định số 55/2000/NĐ-CP ngày 11/10/2000 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

* Luật Quốc tịch năm 1998

So với Luật Quốc tịch năm 1988, Luật Quốc tịch 1998 về cơ bản vẫn khơng có gì thay đổi nhiều về quyền đối với quốc tịch và chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Hiến pháp năm 1992 tại Điều 49 ghi nhận “Cơng dân nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” [5, tr.26]; Bộ luật Dân sự ngày 28/10/1995 trong các quy định về quyền nhân thân của con người cũng khẳng định “Mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch…”; Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 ngay tại Điều 1 đã quy định về quyền đối với quốc tịch: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Cơng dân Việt Nam không ai bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 25 của Luật này. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam [5, tr.31].

Với các quy định trên, pháp luật đã khẳng định quyền có quốc tịch là quyền nhân thân gắn liền với bản thân mỗi người, quyền đó chỉ bị mất trong những trường hợp luật định, hạn chế tối đa tình trạng khơng quốc tịch. Điều này hồn tồn khơng phụ thuộc vào nguồn gốc dân tộc. Sự bình đẳng này cịn thể hiện ở quy định Điều 9, 10 Luật Quốc tịch 1998 quy định: “việc kết hôn, ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt nam với người nước ngồi khơng làm thay đổi quốc tịchViệt Nam của đương sự…” cũng như “việc vợ hoặc chồng nhập hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay

đổi quốc tịch của người kia”. Các quy định này đã từng được ghi nhận trong Luật Quốc tịch năm 1988 và tiếp tục được duy trì trong Luật năm 1998.

Tại Điều 4, Luật Quốc tịch 1998 cịn quy định “Người có quốc tịch Việt Nam là cơng dân nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đặc biệt, so với Luật Quốc tịch năm 1988, Luật Quốc tịch 1998 đã bổ sung một số điều luật quy định về chính sách bảo hộ của nhà nước Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngồi, chính sách đối với người gốc Việt Nam ở nước ngồi, chính sách đối với cơng dân Việt Nam ở nước ngồi. Những quy định này phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước ta về đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sự gắn bó hơn nữa cả về mặt tình cảm cũng như mặt pháp lý giữa người Việt Nam ở nước ngoài với nhà nước Việt Nam.

Về nguyên tắc một quốc tịch: Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 đã

quy định nguyên tắc một quốc tịch triệt để tại Điều 3, đến Luật Quốc tịch năm 1998 nguyên tắc một quốc tịch vẫn được ghi nhận nhưng ở mức độ “nới lỏng” hơn bằng cách bỏ từ “chỉ”. Điều 3, Luật Quốc tịch 1998 quy định “Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cơng nhận cơng dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Tình trạng hai hay nhiều quốc tịch là nguyên nhân gây ra những hậu quả pháp lý phức tạp như trong vấn đề thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, việc bảo hộ ngoại giao của nhà nước đối với công dân… Tuy nhiên, do sự xung đột pháp luật giữa các nước cũng như chính sách hội nhập quốc tế thì trên thực tế vẫn phát sinh tình trạng này. Pháp luật của một số nước mặc dù quy định cơng nhận cơng dân có một quốc tịch nhưng cũng khơng thể ngăn ngừa một cách triệt để tình trạng hai hay nhiều quốc tịch.

Luật Quốc tịch 1998 cũng có một số quy định nhằm hạn chế sự phát sinh tình trạng hai quốc tịch như: người dưới 15 tuổi tìm thấy cha mẹ, cha hoặc mẹ, người giám hộ có quốc tịch nước ngồi thì khơng cịn quốc tịch Việt

Nam, cơng dân nước ngồi nhập quốc tịch Việt Nam thì khơng cịn giữ quốc tịch nước ngồi trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định; ký kết điều ước quốc tế để hạn chế hai hoặc nhiều quốc tịch.

Tuy nhiên, nguyên tắc một quốc tịch vẫn là ngun tắc mang tính hình thức. Vì trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp cơng dân Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngồi mà chưa thơi quốc tịch Việt Nam do pháp luật nước ngồi khơng bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch gốc. Khi họ trở về Việt Nam đầu tư, làm ăn, họ chỉ sử dụng tư cách cơng dân của nước có lợi cho họ. Do đó, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong cơng tác quản lý. Hơn nữa, nguyên tắc một quốc tịch cũng không phản ánh được nguyện vọng của đông đảo kiều bào ta ở nước ngoài tuy đã được nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn mong muốn được giữ quốc tịch Việt Nam để tạo sự gắn bó, gần gũi với mảnh đất ruột thịt của mình.

Thực tiễn thực hiện nguyên tắc một quốc tịch đã đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét lại nguyên tắc này để quy định cho phù hợp.

Về vấn đề có quốc tịch Việt Nam: Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998

tiếp tục kế thừa và hồn thiện 5 căn cứ pháp lý có quốc tịch Việt Nam của Luật Quốc tịch 1988, đó là: Do sinh ra theo quy định tại các điều 16,17,18 của Luật; được nhập quốc tịch Việt Nam; được trở lại quốc tịch Việt Nam; theo điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; các căn cứ quy định tại các Điều 19, 28 và 30 của Luật.

Như vậy, căn cứ cơ bản để có quốc tịch Việt Nam là do sinh ra, do nhập và do được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Về quốc tịch của trẻ em: Luật Quốc tịch 1998 quy định dựa trên nguyên

tắc “Quyền huyết thống” Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là cơng dân Việt Nam, Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, kết hợp với nguyên tắc “Quyền nơi sinh” , quốc tịch của trẻ em khi

sinh ra có cha mẹ là người khơng quốc tịch, quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. Các quy định về quốc tịch của trẻ em đã bảo đảm tối đa quyền có quốc tịch của trẻ em, điều này phù hợp với Luật Bảo vệ Chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia.

Được nhập quốc tịch là một trong những căn cứ để có quốc tịch Việt Nam. Điều 20 Luật Quốc tịch năm 1998 đã quy định các điều kiện để cơng dân nước ngồi và người không quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam. So với 3 điều kiện quy định tại Điều 7 Luật Quốc tịch 1988, Điều 20 Luật Quốc tịch 1998 quy định đầy đủ hơn, đó là: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam; Đã thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên; Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam [5, tr.31].

Để được nhập quốc tịch Việt Nam, cơng dân nước ngồi và người không quốc tịch phải đáp ứng đủ các điều kiện trên. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 có thể được miễn điều kiện về biết tiếng Việt, thời gian thường trú và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Trở lại quốc tịch Việt Nam: Việc trở lại quốc tịch là một hiện tượng bình thường của đời sống xã hội khi một cá nhân có quốc tịch gốc của một nước nhưng vì lý do nào đó đã mất quốc tịch gốc, trở lại quốc tịch Việt Nam là việc một người trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch (do được thôi, bị tước, không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, bị mất quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế và một số trường hợp khác) nay được trở lại quốc tịch theo quyết định của cơ quan nhà có thẩm quyền. Ví dụ, nhiều cơng dân Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài trước đây đã

được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngồi nay vì lý do hồi hương, về Việt Nam đầu tư và có nguyện vọng được trở lại quốc tịch Việt Nam thì pháp luật cũng tạo điều kiện thuận lợi để cho họ được trở lại quốc tịch Việt Nam. Một người đã bị mất quốc tịch Việt Nam có thể trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Quốc tịch năm 1998 và không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Ngồi ra, xuất phát từ yêu cầu thực tế, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 cịn quy định về “Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam” tại Điều 22 nhằm đáp ứng nguyện vọng của những người Việt Nam định cư ở nước ngồi vẫn cịn giữ quốc tịch Việt Nam khi họ đầu tư về nước và muốn xác nhận có quốc tịch Việt Nam để được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

Mất quốc tịch Việt Nam: quốc tịch là quyền nhân thân của mỗi con

người. Quốc tịch chỉ bị mất khi người đó chết đi hoặc bị tước quốc tịch với tư cách là một biện pháp chế tài của một nước áp dụng với công dân của họ. Một người cũng có thể xin thơi quốc tịch của một nước để nhập quốc tịch của nước khác.

Luật năm 1998 quy định 4 trường hợp công dân Việt Nam bị mất quốc tịch Việt Nam: Được thôi quốc tịch Việt Nam; Bị tước quốc tịch Việt Nam; Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; Trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19, Điều 26 và Điều 28 của Luật Quốc tịch.

Công dân Việt Nam muốn nhập quốc tịch nước ngồi và có nguyện vọng thơi quốc tịch Việt Nam (thể hiện bằng đơn) thì có thể được thơi quốc tịch Việt Nam trừ một số trường hợp. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam nếu đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc

một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cơng dân Việt Nam; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Toà án Việt Nam. Các trường hợp này chỉ được thôi quốc tịch Việt Nam sau khi các hồn cảnh trên chấm dứt. Người xin thơi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam nếu việc thôi quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc đối tượng xin thôi là cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân.

Cơng dân Việt Nam cũng có thể bị mất quốc tịch Việt Nam do bị tước quốc tịch Việt Nam. Trường hợp công dân Việt Nam có hành động gây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước nhà nước về quốc tịch tại việt nam (Trang 37 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)