Các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤ nữ PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nói riêng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hỗ trợ phụ nữ. Các nhân tố đó có thể là những nhân tố bên ngoài tác động, cũng có thể là những nhân tố bên trong, là những khả năng của chính bản thân phụ nữ tác động đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Dưới đây là một số những tác nhân chủ yếu tác động đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. [23, 28, 31]

1.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô 1.4.1.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Sự phát triển ổn định của nền kinh tế sẽ kéo theo sự thay đổi của nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố tác động lên vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế. Trước tiên, sự phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập sẽ dần dần làm thay đổi các quan điểm lạc hậu về giới trong dân cư, vai trò của phụ nữ được nâng lên. Sự phát triển kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp dần dần sẽ khiến cho tư liệu sản

xuất về đất đai của người nông dân bị thu hẹp, do đó, Nhà nước cần phải có chính sách tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần khiến cho các đơn vị kinh tế (trong đó có kinh tế hộ) được quan tâm khuyến khích phát triển v.v… điều đó chính là những yêu cầu cấp thiết đòi hỏi các cấp Hội LHPN phải đẩy mạnh phát huy vai trò của mình trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.

1.4.1.2 Văn hóa - xã hội

Phụ nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ công việc gì, thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nước ta từ nhiều năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình. Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay quan niệm về giới của nước ta đã có những chuyển biến tích cực, vai trò của phụ nữ trong kinh tế gia đình ngày càng được coi trọng và được khẳng định. Đây là nhân tố có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN.

1.4.1.3 Nhân tố khoa học, kỹ thuật, công nghệ

Do điều kiện tự nhiên, KT - XH của mỗi vùng có khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế.

Sản xuất của hộ gia đình không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thực tế cho thấy những hộ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ có công nghệ mà các nhân tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu được kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản

xuất phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật có thể làm thay đổi hẳn trình độ sản xuất của một vùng.

Tuy nhiên, người phụ nữ nông thôn sẽ khó có cơ hội tiếp cận được với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể ở địa phương, do đó, vai trò của Hội LHPN trở nên quan trọng.

1.4.1.4 Chính sách của Nhà nước

Chính sách của nhà nước về hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ là nhân tố làm nền tảng cho các hỗ trợ về kinh tế của địa phương. Chính sách của nhà nước bao gồm chính chính sách về bình đẳng giới, chính sách về khởi nghiệp và chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Những chính sách ấy thể hiện vai trò của nó đối với hỗ trợ về kinh tế giành cho phụ nữ trên hai góc độ.

Chính sách của nhà nước, đây là điều kiện để tạo ra các cú huých về phát triển kinh tế -xã hội, góp phần gián tiếp và trực tiếp tới số lượng việc làm được tạo ra, thu nhập bình quân trên đầu người, và sự phát triển của các thành phần kinh tế. Nhờ đó mà kinh tế-xã hội được cải thiện và phát triển.

Chính sách của nhà nước đưa ra nền tảng hành động cho các hỗ trợ của từng địa phương giành cho phụ nữ. Những quy định về hướng nghiệp, về tín dụng vi mô, các mức hỗ trợ, bình đẳng giới, dạy ghề và giải quyết việc làm là căn cứ để các địa phương thực hiện, đưa vào thực tế.

1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vi mô 1.4.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về Hội Liên hiệp phụ nữ

 Trình độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ

Nhân tố căn bản chi phối hiệu quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN chính là trình độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ. Nhân tố này quyết định đến khả năng tổ chức hoạt động của Hội (đối với nhóm cán bộ làm công tác quản lý), khả năng triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, các phong trào của Hội LHPN (đối với nhóm cán bộ, nhân viên của Hội).

 Tinh thần, ý thức trách nhiệm của đội ngũ làm việc

Công việc của Hội là các công việc khá đặc thù, đòi hỏi cán bộ Hội phải có khả năng đi công tác xa, khả năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục nhiều đối tượng phụ nữ khác nhau. Có thể nói, cán bộ Hội sẽ phải chịu áp lực công việc không nhỏ, nếu người cán bộ không có đủ tinh thần, ý thức trách nhiệm thì khó có thể hoàn thành được công việc, từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.

1.4.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về người phụ nữ

 Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ Theo đánh giá của hầu hết các nghiên cứu về phụ nữ thì trình độ học vấn của phụ nữ đều thấp hơn nam giới. Thực trạng này khiến cho công tác xã hội hóa hoạt động giáo dục, môi trường, dân số rất khó triển khai ở các vùng nông thôn và kém hiệu quả ở khu vực thành thị. Muốn nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo thì phải trang bị những kiến thức cơ bản cho người dân đặc biệt là phụ nữ, để họ thay đổi nếp nghĩ, tiếp thu cái mới, từ đó khẳng định vai trò của mình trong gia đình - xã hội.

Phụ nữ bị hạn chế về trình độ kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên đã gây cho họ không ít khó khăn cho việc nắm bắt các thể chế pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thông tin, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng KHKT mới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất và đời sống, do vậy hiệu quả của công việc và năng suất lao động còn thấp cho nên vai trò đóng góp của phụ nữ cho phát triển kinh tế bị hạn chế.

 Khả năng tiếp nhận thông tin

Muốn theo kịp được sự phát triển của xã hội chúng ta phải có thông tin. Đây co slex là một nguyên lý hiển nhiên trong xã hội. nhưng những nguyên lý, những điều tưởng chừng là hiển nhiên đó lại rất xa vời đối với khu vực nông thôn đặc biệt là đối với phụ nữ. Sự thờ ơ đối với thông tin đang xảy ra phổ biến ở khu vực nông

thôn cụ thể là ở phụ nữ. Điều này dẫn đến một kết quả tất yếu là sự thiếu hụt thông tin ở ngưởi phụ nữ, làm cho khả năng tiếp cận những tiến bộ KHKT nói chung là những đổi mới trong nghành nông nghiệp nói riêng bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó hạn chế sự đóng góp của phụ nữ vào thu nhập của gia đình khiến vai trò của người phụ nữ trong gia đình chưa cao.

Mọi sự cố gắng của Đảng, Nhà nước, xã hội và nam giới sẽ không có hiệu quả khi mà bản thân người phụ nữ không nhận thức được, không tự ý thức thoát ra khỏi tư tưởng cũ, mà vươn lên khẳng định vị trí của bản thân trong gia đình - xã hội. Chính vì thế động viên làm cho phụ nữ làm thay đổi tư duy, đó là việc làm cần thiết trong công việc phát huy vai trò của phụ nữ trong phat triển kinh tế cũng như xã hội.

Ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ của họ trong cuộc sống. Các nhân tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và bất bình đẳng. Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động, xã hội, xây dựng và củng cổ thêm nền văn minh nhân loại.

 Sự tham gia của đoàn thể và các thành phần trong xã hội

Các đoàn hội mà chủ đạo là Hội Liên hiệp phụ nữ ở các địa phương là những chủ thể chính tham gia phối hợp với nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện các hỗ trợ về kinh tế cho phụ nữ. Theo đó, năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức này sẽ quyết định hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ.

Không những vậy, các thành phần khác trong xã hội như ngân hàng, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, tổ chức phi chính phủ cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phối hợp thực hiện và tham gia đóng góp tiền của, công sức vào các hỗ trợ kinh tế giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Sự tham gia rộng

rãi và hiệu quả của các chủ thể này đóng góp tích cực vào quá trình hỗ trợ về kinh tế giành cho phụ nữ.

1.5. Kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại các địa phương 1.5.1 Tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. 1.5.1 Tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Bằng nhiều phong trào thi đua thiết thực, nhiều giải pháp sáng tạo, thời gian qua Hội đã thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, coi đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, thông qua đó đã thu hút, tập hợp hội viên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới bằng các việc làm thiết thực như:

Hội thường xuyên vận động chị em hưởng ứng phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức giúp vốn, giống không lấy lãi và đổi công lao động, thành lập các mô hình tiết kiệm, tương trợ, hùn vốn, tham dự tập huấn các lớp khuyến nông hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi nhằm mang lại năng suất cao.

Hoạt động của các nguồn vốn do Hội trực tiếp quản lý như: vốn chị em tham gia đóng góp tiết kiệm, vốn uỷ thác ngân hàng chính sách, nguồn vốn nhàn rỗi… đã góp phần cải thiện điều kiện sống của hội viên, nhất là đối với những hộ thiếu vốn phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở nông thôn. Tổng số nguồn vốn Hội huy động, quản lý và hỗ trợ cho hội viên trong 2,5 năm là 396.186.401.000đ, hỗ trợ 32.158 lượt hội viên vay để sản xuất, chăn nuôi, buôn bán, cụ thể như: Tổ PN tiết kiệm: 29.144.632.000đ, xét 7.376 lượt chị vay; Tổ PN tương trợ, hùn vốn: 2.060.600.000đ, xét 370 lượt chị vay; Nguồn vốn giúp nhau không lấy lãi: 1.854.950.000đ, xét 514 lượt chị vay; Tiết kiệm 5.000đ/tháng: 4.869.430.000đ, xét 2.011 lượt chị vay; Nguồn vốn Quỹ tín dụng: 167.913.000.000đ, xét cho 11.595 lượt chị vay; Nguồn vốn NHCSXH:

190.323.789.000đ, xét cho, 10.282 lượt chị vay; Vốn quê hương: 20.000.000đ, xét 10 chị vay.

Chương trình hỗ trợ vốn ngày càng mở rộng đối tượng, không chỉ giúp phụ nữ nghèo mà còn đến với phụ nữ dân tộc, tàn tật có hoàn cảnh khó khăn, những hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế... Có 100% phụ nữ nghèo làm chủ hộ được Hội giúp đỡ bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn, giới thiệu học nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ học bổng cho con, xây dựng mái ấm tình thương… và đã có nhiều phụ nữ vươn lên làm ăn khá.

Công tác quản lý nguồn vốn được đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy chế, cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, tỷ lệ thu hồi vốn đạt trên 98%. Bên cạnh đó, Hội luôn duy trì sinh hoạt định kỳ của 607 tổ, nhóm tiết kiệm với 18.332 thành viên, thường xuyên lồng ghép tuyên truyền các nội dung phong trào và hoạt động Hội cũng như tổ chức các chuyên đề về tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm sóc sức khỏe sinh sản,

giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn xã hội… đến các thành viên của nhóm. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, kỹ

năng quản lý sử dụng vốn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, kỹ năng sản xuất kinh doanh cho các thành viên vay nhằm giúp chị em nâng cao kiến thức, áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao; tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất việc quản lý sổ sách và các nguồn vốn do Hội quản lý. Hoạt động phát triển mô hình Tổ hợp tác kinh tế, liên kết sản xuất, kinh doanh được Hội quan tâm như: tổ trồng rau sạch, tổ may gia công, tổ gia công kết hạt cườm, xếp ghim, may khăn… đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm ngày càng được Hội chú trọng. Hội phối hợp với Trung tâm dạy nghề, Trung tâm học tập cộng đồng tại địa phương tổ chức đào tạo nghề cho phụ nữ, đồng thời phối hợp với các công ty, xí nghiệp trên địa bàn giới thiệu việc làm cho 790 lao động nữ có việc làm ổn định.

Thực hiện Đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025”: Hội đã giúp vốn cho hội viên phụ nữ vay để khởi sự kinh doanh như: mở tiệm tạp hóa, bán nước mía, quán ăn… bằng các nguồn do Hội quản lý: vốn tiết kiệm, vốn quỹ tín dụng…. Thành lập CLB PN Doanh nghiệp, liên kết với các tổ hợp tác ở địa phương để hỗ trợ, giúp doanh nghiệp nữ đáp ứng kịp thời xu thế Hội nhập, phát triển của huyện, đồng thời tăng tính đoàn kết, tương trợ và trao đổi các kiến thức, các mặt hàng sản xuất giữa các doanh nghiệp và tổ hợp tác.

Nhìn chung, Hội phụ nữ huyện Long Thành đã huy động được nhiều nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của phụ nữ nghèo, các hộ có thu nhập thấp, góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi và giúp nhiều chị em tự tạo được việc làm mới. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, giúp chị em phấn khởi tự tin, vươn lên trong cuộc sống, từng bước nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện.

1.5.2 Tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Hội LHPN huyện Trảng Bom đã tập trung thực hiện có hiệu quả phong trào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤ nữ PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)