7. Kết cấu của luận văn
1.5. Kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại các địa phương
1.5.1 Tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Bằng nhiều phong trào thi đua thiết thực, nhiều giải pháp sáng tạo, thời gian qua Hội đã thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, coi đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, thông qua đó đã thu hút, tập hợp hội viên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới bằng các việc làm thiết thực như:
Hội thường xuyên vận động chị em hưởng ứng phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức giúp vốn, giống không lấy lãi và đổi công lao động, thành lập các mô hình tiết kiệm, tương trợ, hùn vốn, tham dự tập huấn các lớp khuyến nông hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi nhằm mang lại năng suất cao.
Hoạt động của các nguồn vốn do Hội trực tiếp quản lý như: vốn chị em tham gia đóng góp tiết kiệm, vốn uỷ thác ngân hàng chính sách, nguồn vốn nhàn rỗi… đã góp phần cải thiện điều kiện sống của hội viên, nhất là đối với những hộ thiếu vốn phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở nông thôn. Tổng số nguồn vốn Hội huy động, quản lý và hỗ trợ cho hội viên trong 2,5 năm là 396.186.401.000đ, hỗ trợ 32.158 lượt hội viên vay để sản xuất, chăn nuôi, buôn bán, cụ thể như: Tổ PN tiết kiệm: 29.144.632.000đ, xét 7.376 lượt chị vay; Tổ PN tương trợ, hùn vốn: 2.060.600.000đ, xét 370 lượt chị vay; Nguồn vốn giúp nhau không lấy lãi: 1.854.950.000đ, xét 514 lượt chị vay; Tiết kiệm 5.000đ/tháng: 4.869.430.000đ, xét 2.011 lượt chị vay; Nguồn vốn Quỹ tín dụng: 167.913.000.000đ, xét cho 11.595 lượt chị vay; Nguồn vốn NHCSXH:
190.323.789.000đ, xét cho, 10.282 lượt chị vay; Vốn quê hương: 20.000.000đ, xét 10 chị vay.
Chương trình hỗ trợ vốn ngày càng mở rộng đối tượng, không chỉ giúp phụ nữ nghèo mà còn đến với phụ nữ dân tộc, tàn tật có hoàn cảnh khó khăn, những hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế... Có 100% phụ nữ nghèo làm chủ hộ được Hội giúp đỡ bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn, giới thiệu học nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ học bổng cho con, xây dựng mái ấm tình thương… và đã có nhiều phụ nữ vươn lên làm ăn khá.
Công tác quản lý nguồn vốn được đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy chế, cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, tỷ lệ thu hồi vốn đạt trên 98%. Bên cạnh đó, Hội luôn duy trì sinh hoạt định kỳ của 607 tổ, nhóm tiết kiệm với 18.332 thành viên, thường xuyên lồng ghép tuyên truyền các nội dung phong trào và hoạt động Hội cũng như tổ chức các chuyên đề về tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm sóc sức khỏe sinh sản,
giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn xã hội… đến các thành viên của nhóm. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, kỹ
năng quản lý sử dụng vốn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, kỹ năng sản xuất kinh doanh cho các thành viên vay nhằm giúp chị em nâng cao kiến thức, áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao; tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất việc quản lý sổ sách và các nguồn vốn do Hội quản lý. Hoạt động phát triển mô hình Tổ hợp tác kinh tế, liên kết sản xuất, kinh doanh được Hội quan tâm như: tổ trồng rau sạch, tổ may gia công, tổ gia công kết hạt cườm, xếp ghim, may khăn… đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm ngày càng được Hội chú trọng. Hội phối hợp với Trung tâm dạy nghề, Trung tâm học tập cộng đồng tại địa phương tổ chức đào tạo nghề cho phụ nữ, đồng thời phối hợp với các công ty, xí nghiệp trên địa bàn giới thiệu việc làm cho 790 lao động nữ có việc làm ổn định.
Thực hiện Đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025”: Hội đã giúp vốn cho hội viên phụ nữ vay để khởi sự kinh doanh như: mở tiệm tạp hóa, bán nước mía, quán ăn… bằng các nguồn do Hội quản lý: vốn tiết kiệm, vốn quỹ tín dụng…. Thành lập CLB PN Doanh nghiệp, liên kết với các tổ hợp tác ở địa phương để hỗ trợ, giúp doanh nghiệp nữ đáp ứng kịp thời xu thế Hội nhập, phát triển của huyện, đồng thời tăng tính đoàn kết, tương trợ và trao đổi các kiến thức, các mặt hàng sản xuất giữa các doanh nghiệp và tổ hợp tác.
Nhìn chung, Hội phụ nữ huyện Long Thành đã huy động được nhiều nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của phụ nữ nghèo, các hộ có thu nhập thấp, góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi và giúp nhiều chị em tự tạo được việc làm mới. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, giúp chị em phấn khởi tự tin, vươn lên trong cuộc sống, từng bước nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện.
1.5.2 Tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Hội LHPN huyện Trảng Bom đã tập trung thực hiện có hiệu quả phong trào hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế với nhiều hình thức, đã kịp thời phổ biến Đề án 939 về “hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, các chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ cho vay vốn nhất là đối với những hộ nghèo và những hộ sản xuất kinh doanh nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; vận động phụ nữ sản xuất kinh doanh tham gia vào các mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã. Vận động phụ nữ có kinh tế khá giúp cho hội viên phụ nữ khó khăn về giống, vốn không lấy lãi, phát triển các tổ nhóm phụ nữ tiết kiệm, phụ nữ hùn vốn, tổ vay vốn ngân hàng CSXH, ngân hàng NN&PTNT để tăng thêm các nguồn vốn giúp đỡ cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn đầu tư kinh doanh sản xuất. Thông qua các nguồn vốn Hội đã giúp cho 5.027 lượt hội viên phụ nữ và người khuyết tật vay vốn từ nguồn tiết kiệm của
Hội, vốn ngân hàng CSXH, ngân hàng NN&PTNT, quỹ SEP, Vốn vì quê hương và vốn của CLB hỗ trợ người khuyết tật vươn lên của Hội doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai… với tổng số vốn trên 114 tỷ đồng với 443 tổ PN tiết kiệm có 6.704 thành viên
với số tiền 5,1 tỷ đồng, 101 tổ vay vốn Ngân hàng CSXH 4.749 thành viên với số tiền 109.671 triệu đồng; vốn vì quê hương 50 triệu/ 30 HV; vốn hỗ trợ người khuyết tật vươn lên 150 triệu/16 người, nợ quá hạn của Ngân hàng CSXH đến 30/4/2019 là 285 triệu đồng chiếm 0,26%. Các cấp Hội đã thực hiện tốt công tác quản lý các nguồn vốn, thường xuyên kiểm tra, giám sát hội cơ sở trong việc quản lý nguồn vốn nhất là vốn của các tổ phụ nữ tiết kiệm và vốn ủy thác với ngân hàng CSXH, và kiểm tra hướng dẫn hội viên vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Cùng với việc hỗ trợ vốn, các cấp Hội còn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng trong chăn nuôi trồng trọt và giới thiệu việc làm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Nhìn chung, Hội đã có sự chỉ đạo chặt chẽ, các tổ vay vốn đều hoạt động có hiệu quả, chị em vay vốn có ý thức tự giác cao, hơn 90% chị em làm ăn có hiệu quả, đời sống được nâng lên, tỷ lệ hoàn vốn đạt trên 95%, tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Hàng năm đã giúp cho 80% cán bộ, hội viên phụ nữ có nhu cầu có đủ điều kiện được vay vốn SXKD và giúp 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được hội giúp bằng nhiều hình thức, cuối năm bình xét có khoảng 40% phụ nữ thoát nghèo và giúp cho 56 hội viên phụ nữ khởi sự kinh doanh.
Hằng năm, Hội đều tuyên truyền và chọn cử Hội viên tiêu biểu tham dự ngày phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai và tuyên dương phụ nữ làm kinh tế giỏi đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tỉnh giao. Tiếp tục duy trì hoạt động của tổ phụ nữ liên kết sản xuất cây giống; tổ phụ nữ trồng Laghim, tổ hợp tác trồng Thanh Long ruột đỏ, nuôi dê, Bưởi da xanh.
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
Một là, Kiên trì thực hiện công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ chủ động,
nỗ lực khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo; giúp chị em hiểu chỉ có thoát nghèo mới xây dựng được gia đình hạnh phúc, con cái được học hành, bản thân có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội…
Hai là, Tập trung rà soát, lập danh sách, nắm chắc các hộ nghèo, hộ nghèo
do phụ nữ làm chủ hộ, đặt chỉ tiêu xóa nghèo hàng năm đối với từng hộ; với phương châm 100% phụ nữ nghèo được hội hỗ trợ thoát nghèo bằng nhiều hình thức phù hợp.
Ba là, Các cấp Hội tuyên truyền, vận động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh
tế để nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tương thân tương ái. Vận động nguồn lực xã hội giúp phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Đã có nhiều hoạt động sáng tạo, như: hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm, vận động ủng hộ mái ấm tình thương… để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo. Hội đã khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội, các nguồn vốn từ chương trình, dự án. Thông qua vay vốn, nhiều chị em đã thoát nghèo bền vững và gắn bó hơn với tổ chức Hội. Cùng với hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt “Hướng về phụ nữ và trẻ em nghèo” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
Một trong những điều kiện để giúp hộ gia đình phụ nữ thoát nghèo bền vững đó là: hỗ trợ phụ nữ được đào tạo nghề, nắm bắt khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có việc làm và thu nhập ổn định. Các cấp Hội đã phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức dạy nghề cho lao động nữ, nghề đào tạo chủ yếu là: trồng nấm, lúa, nấu ăn, cắm hoa, nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc gia cầm. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, hướng dẫn phụ nữ chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao, … góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Hàng năm, các cấp Hội đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển kinh tế, khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh để chị em có điều kiện giao lưu, học tập kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Tổ chức các cuộc hội nghị biểu dương, tôn vinh và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, giúp phụ nữ tự tin, mạnh dạn làm ăn, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Bốn là, thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”
do Chính phủ ban hành, các cấp Hội Phụ nữ trong cần xây dựng và tập trung thực hiện hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh, nhằm hướng đến tiếp sức mô hình kinh tế do phụ nữ thực hiện, hỗ trợ cho nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên làm chủ, phát huy lợi thế và tiềm năng của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương.
Với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện nhận thức sâu sắc và luôn tâm huyết với công tác giảm nghèo nói chung và giảm nghèo cho phụ nữ nói riêng. Hội luôn quan tâm, tìm giải pháp xây dựng các mô hình hoạt động hiệu quả, giúp chị em tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống và giảm nghèo bền vững, đáp ứng được nguyện vọng thiết thực, chính đáng của hội viên phụ nữ. Các hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, các mô hình giúp phụ nữ nghèo được duy trì bằng nhiều hình thức thiết thực như: Tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, cho vay không tính lãi, hỗ trợ ngày công, giúp cây con giống … đã tạo nên nguồn nội lực giúp cho phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, các cấp Hội trong toàn huyện cũng quan tâm khai thác các nguồn vốn để hội viên vay đầu tư phát triển. Hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn cũng được các cấp Hội chú trọng, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho
lao động nữ, đây chính là đòn bẩy tạo đà cho hội viên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.
Các hoạt động thành công của Hội trong hỗ trợ phụ nữ xóa đói, giảm nghèo thời gian qua đã khẳng định, Hội đi đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu của hội viên, phụ nữ, khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần tương thân tương ái, phát huy nội lực và vận động được nguồn lực xã hội trong công tác xóa đói, giảm nghèo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình đưa ra khái niệm phụ nữ là nhóm yếu thế vì họ dễ bị tổn thương hơn so với nhiều nhóm khác trong xã hội khi có sự biến động về kinh tế - xã hội và chính trị. Để phá vỡ vòng đói nghèo của nhóm này cần có các hỗ trợ về kinh tế như trợ cấp tiền, xây nhà tình thương, vay tín dụng, dạy nghề và tạo việc làm. Những nội dung hỗ trợ ấy bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, nhân tố con người và chính sách của nhà nước. Những hỗ trợ cần được đánh giá một cách khách quan và khoa học.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/06/1994 của Chỉnh phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau: [4]
- Phía bắc: Giáp TP HCM và huyện Long Thành - Phía nam: Giáp TP HCM
- Phía đông: Giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Phía tây: Giáp TP HCM
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Nhơn Trạch
Huyện Nhơn Trạch thuộc vùng đồng bằng Đông Nam bộ. Với diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của tỉnh. Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi, tương đối cách đều 3 đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Biên Hòa và Thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, huyện Nhơn Trạch đã được Chính phủ phê