Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội huyện Nhơn Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤ nữ PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội huyện Nhơn Trạch

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/06/1994 của Chỉnh phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau: [4]

- Phía bắc: Giáp TP HCM và huyện Long Thành - Phía nam: Giáp TP HCM

- Phía đông: Giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Phía tây: Giáp TP HCM

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Nhơn Trạch

Huyện Nhơn Trạch thuộc vùng đồng bằng Đông Nam bộ. Với diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của tỉnh. Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi, tương đối cách đều 3 đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Biên Hòa và Thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, huyện Nhơn Trạch đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch đô thị mới đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 tại Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 22/3/2016. [25]

Huyện hiện có 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hiệp Phước và 11 xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội, Phú Thạnh, Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền và Vĩnh Thanh.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi là tâm điểm tam giác TP HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu nên đang được quy hoạch thành đô thị loại II, có lợi thế về phát triển công nghiệp; nuôi trồng thủy hải sản; khai thác lợi thế kinh tế logistic đường bộ, đường thủy. TP mới Nhơn Trạch cũng đang được quy hoạch, hiện các khu phố, đường sá và khu công nghiệp đã và đang được xây dựng. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra khá chậm nhiều công trình đã được khảo sát từ lâu nhưng vẫn chưa thể thực hiện do thiếu kinh phí và không được sự quan tâm bằng hành động của chính quyền địa phương. Điều này thể hiện ở việc: [17]

Tính đến năm 2019, tình hình KT - XH huyện có bước phát triển khá tốt. Tổng vốn đầu tư phát triển huyện đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, vượt 5% kế hoạch; thu hút vốn đầu từ vào các KCN tăng 147 triệu USD; Tổng thu ngân sách đạt gần 1,7 nghìn tỷ đồng, bằng 152% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%.

Hiện nay trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đại Phước Center City, khu đô thị Đại Phước Lotus, khu đô thị Detaco Nhơn Trạch v.v… Ngoài ra, về kinh tế huyện cũng đã có 10 khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt như KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, 5, 6,

KCN Dệt may Nhơn Trạch, KCN Nhơn Trạch 2 - Lộc Khang v.v… với diện tích từ 184 - 687 ha phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, các chỉ tiêu cơ bản về đào tạo trong và ngoài hệ thống đều đạt kế hoạch, 26/45 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 87%; tội phạm hình sự giảm 5%; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn 2 cấp xã và huyện đạt hơn 99%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục về vấn đề tỷ lệ các vụ trọng án vẫn còn nhiều; nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị thương mại, dịch vụ trên địa bàn chậm triển khai; tình trạng xây dựng trái phép, san lấp mặt bằng, khai thác đất và cát trái phép còn nhiều và phức tạp.

Trong thời gian tới để khắc phục các hạn chế huyện sẽ tập trung vào việc tăng cường đào tạo nghề cho các hộ gia đình; nỗ lực giảm các vụ trọng án, các vụ trộm cắp có tổ chức ở các KCN; nêu cao công tác giám sát đảng viên, tiếp tục phát huy kết quả phát triển đảng viên, đổi mới cách thức hoạt động để các cơ sở Đảng thực sự thiết thực với doanh nghiệp và thu hút được quần chúng tham gia; siết quản lý đất đai, cấp phép xây dựng.

2.2. Tổng quan về Hội liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch

Hội LHPN huyện Nhơn Trạch là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong huyện. Hội là thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nhơn Trạch, Hội hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Hội Tham gia tích cực trong các hoạt động chính trị - xã hội vì hòa bình, đoàn kết hữu nghị giữa phụ nữ các dân tộc và tiến bộ xã hội.

Ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam chính thức được thành lập và phụ nữ tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng đã sớm

giác ngộ, tiếp thu ánh sáng cách mạng, thành lập hiệp hội từ ngày đầu của phong trào phụ nữ cả nước.

2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ

Ngày 29/07/2009, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nhơn Trạch được chính thức đi vào hoạt động với chức năng và nhiệm vụ:

- Chức năng

+ Đại điện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.

+ Đoàn kết, vận động phụ nữ huyện thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

- Nhiệm vụ

+ Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển KT - XH và bảo vệ Tổ quốc;

+ Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng gia đình hạnh phúc.

+ Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới;

+ Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;

+ Đoàn kết, hợp tác phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.

2.2.2 Đội ngũ cán bộ

Tính đến thời điểm hiện tại năm 2019, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch có 21 đơn vị trực thuộc, cơ quan hội LHPN huyện có 6 thành viên bao gồm: 1 chủ tịch hội, 1 phó chủ tịch, 2 ủy viên thường vụ và 2 cán bộ hợp đồng.

Số phụ nữ tham gia vào tổ chức hội:

Theo thống kê, đến năm 2019, huyện Nhơn Trạch có 43.350 nữ hội viên tham gia vào Hội Liên hiệp huyện Nhơn Trạch. Trong tổng số 388 hộ nghèo trên địa bàn huyện, 281 hộ phụ nữ chủ hộ nghèo, 143 hộ phụ nữ chủ hộ cận nghèo (Phòng LĐ-TB-XH Nhơn Trạch, 2020).

Độ tuổi của phụ nữ là hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện được thể hiện ở Bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Độ tuổi của phụ nữ là hội viên

Độ tuổi Số lượng % 18- 30 tuổi 11.748 27,2 31-40 tuổi 12.824 29,6 41-50 tuổi 7.857 18,1 51-60 tuổi 7.356 16,9 > 60 tuổi 3.565 8,2 Tổng 43.350 100

(Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nhơn Trạch)

Về độ tuổi, hội viên có độ tuổi từ 18 đến 40 chiếm khoảng 56,8%. Độ tuổi từ 41-50 chiếm khoảng 18,1%. Độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 16,9%. Độ tuổi trên 60 chiếm một tỷ lệ nhỏ, chỉ 8,2%. Có thể thấy cơ cấu độ tuổi của hội viên là trẻ, có sức khoẻ và có khả năng lao động.

Bảng 2.2: Mức thu nhập của hội viên Mức thu nhập/tháng Số lượng % Dưới 2 triệu 2.025 8,2 Dưới 5 triệu 12.814 32,1 Trên 5 triệu 21.905 59,6 Tổng 36.744 100

(Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Nhơn Trạch, 2019)

Về nghề nghiệp, để thuận tiện cho việc phân tích và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Luận văn phân loại thành ba nhóm: không có việc làm, việc làm khu vực phi chính thức và việc làm ở khu vực chính thức.

- Việc làm ở khu vực phi chính thức: là những việc làm mang tính thời vụ, tự tạo việc làm như buôn bán nhỏ, hoặc phụ quán ăn, quán cà phê mà không có hợp đồng lao động.

- Việc làm ở khu vực chính thức: là những việc làm theo hợp đồng lao động, có đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Số liệu cho thấy có khoảng 32,1% hội viên phụ nữ làm việc ở khu vực phi chính thức, 8,2 % Hội viên phụ nữ không có việc làm và 59,6% hội viên phụ nữ có việc làm ở khu vực chính thức.

2.3 Thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại Huyện Nhơn Trạch

2.3.1 Khái quát về tình hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

Trong những năm qua mặc dù tình hình trong nước và khu vực có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến đời sống, tư tưởng của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng, xong phát huy bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, nữ nông dân trong huyện đã khắc phục mọi khó khăn thi đua lao động, sản xuất tích cực tham gia thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế của địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các

vùng canh tăng vụ, mạnh dạn cùng gia đình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Cùng với nữ nông dân, nữ công nhân lao động luôn mạnh dạn phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ, rèn luyện kỹ năng, tác phong công nghiệp; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” chủ động nắm bắt khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Nữ chủ doanh nghiệp, nữ doanh nhân vững vàng, tự tin vượt qua khó khăn, đổi mới phương thức kinh doanh; mở rộng quy mô hoạt động và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động đồng thời tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn như: thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh ở đàn gia súc gia cầm, giá cả nông sản thấp trong khi đó giá cả các mặt hàng, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp… dẫn đến tình trạng nông dân ở một số địa phương không thiết tha với đồng ruộng. Đặc biệt do ảnh hưởng của lạm phát, một số công ty, doanh nghiệp việc làm không ổn định, các chế độ của công nhân chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời như tiền tăng ca, chế độ ốm đau, thai sản… do vậy đã xảy ra tình trạng công nhân dừng việc tập thể ở một số công ty ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của lao động nữ tại các khu công nghiệp. Mặt khác một số nữ công nhân lao động trong các khu công nghiệp xa nhà phải ở trọ, đời sống còn nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nhơn Trạch, tình hình KT - XH của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy được thế mạnh của các thành phần kinh tế, tạo được nhiều việc làm cho

người lao động. Đặc biệt những năm gần đây nhiều khu công nghiệ phát triển ở các địa phương. Đây là những điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân nói chung, trong đó có phụ nữ, trẻ em.

Bảng 2.3: Tình hình hộ gia đình trên địa bàn huyện Nhơn Trạch phân theo ngành nghề giai đoạn 2017 - 2019

Nội dung 2017 2018 2019

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Hộ NN - LN - TS 50.042 81 49.561 80,2 48.273 78

Hộ CN - XD 3.583 5,8 4.017 6,5 4.580 7,4

Hộ DV 25.083 40,6 6.550 10,6 6.684 10,8

Hộ khác 1.606 2,6 1.669 2,7 2.352 3,8

Tổng số hộ 61.780 100 61.797 100 61.888 100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai)

Biểu đồ 2.1: Tình hình hộ nghèo huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2017 - 2019

(Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Nhơn Trạch)

0 10,00020,00030,00040,00050,00060,00070,000 2017 2018 2019 2017 2018 2019 Số hộ do phụ nữ làm chủ 476 453 428 Số hộ nghèo 574 550 526 Tổng số hộ trên địa bàn 61,780 61,797 61,888

Qua hai bảng số liệu có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Thứ nhất, cơ cấu hộ đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Điều này được thể hiện ở sự giảm xuống khá nhanh cả về số lượng và tỷ trọng của nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản và sự tăng lên của nhóm hộ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của các hộ nông thôn ngày càng đa dạng, nhờ đó cơ cấu thu nhập của hộ cũng có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn. Ngoài những ngành nghề truyền thống như trồng lúa và các loại cây ăn trái, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm…, các hộ đã chủ động chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tạo nguồn thu nhập cao và ổn định hơn.

- Thứ ba, số lượng hộ nghèo do phụ nữ làm chủ giảm nhanh và bền vững, cho thấy chính sách KT - XH của huyện nói chung và của hội LHPN huyện nói riêng đã phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn nhiều hộ nghèo do phụ nữ làm chủ. Đây là những hộ khó khăn về nhiều mặt do không có điều kiện, khả năng được làm việc ở các khu công nghiệp, đồng thời chưa có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn, vì vậy đời sống của các đối tượng này gặp nhiều khó khăn.

2.3.2 Phân tích thực trạng về mặt nội dung hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

2.3.2.1 Tổ chức phong trào, vận động hỗ trợ phụ nữ

Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ huyện Nhơn Trạch đã ra sức thi đua lao động, sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã năng động, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả trên các mặt, được các ngành, các cấp ghi nhận… [2, 12,14]

 Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia

đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, Hội LHPN huyện đã tập trung củng cố tổ chức hội, lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế gia đình làm đòn bẩy của phong trào và là mũi nhọn trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Hội đã bám sát Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2015 - 2020, nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp. Hàng năm Hội xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra. [5]

Thực hiện tuyên truyền, vận động các chị em sôi nổi thi đua, tham gia phong trào và được 100% cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực đăng ký thực hiện. Phong trào phát động sâu rộng trong nhiều đối tượng phụ nữ như công nhân viên chức lao động, sáng tạo trong công việc, sinh hoạt tuyên truyền qua băng đĩa với các chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤ nữ PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)