Thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại Huyện Nhơn Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤ nữ PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 43 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại Huyện Nhơn Trạch

2.3.1 Khái quát về tình hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

Trong những năm qua mặc dù tình hình trong nước và khu vực có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến đời sống, tư tưởng của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng, xong phát huy bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, nữ nông dân trong huyện đã khắc phục mọi khó khăn thi đua lao động, sản xuất tích cực tham gia thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế của địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các

vùng canh tăng vụ, mạnh dạn cùng gia đình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Cùng với nữ nông dân, nữ công nhân lao động luôn mạnh dạn phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ, rèn luyện kỹ năng, tác phong công nghiệp; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” chủ động nắm bắt khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Nữ chủ doanh nghiệp, nữ doanh nhân vững vàng, tự tin vượt qua khó khăn, đổi mới phương thức kinh doanh; mở rộng quy mô hoạt động và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động đồng thời tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn như: thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh ở đàn gia súc gia cầm, giá cả nông sản thấp trong khi đó giá cả các mặt hàng, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp… dẫn đến tình trạng nông dân ở một số địa phương không thiết tha với đồng ruộng. Đặc biệt do ảnh hưởng của lạm phát, một số công ty, doanh nghiệp việc làm không ổn định, các chế độ của công nhân chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời như tiền tăng ca, chế độ ốm đau, thai sản… do vậy đã xảy ra tình trạng công nhân dừng việc tập thể ở một số công ty ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của lao động nữ tại các khu công nghiệp. Mặt khác một số nữ công nhân lao động trong các khu công nghiệp xa nhà phải ở trọ, đời sống còn nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nhơn Trạch, tình hình KT - XH của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy được thế mạnh của các thành phần kinh tế, tạo được nhiều việc làm cho

người lao động. Đặc biệt những năm gần đây nhiều khu công nghiệ phát triển ở các địa phương. Đây là những điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân nói chung, trong đó có phụ nữ, trẻ em.

Bảng 2.3: Tình hình hộ gia đình trên địa bàn huyện Nhơn Trạch phân theo ngành nghề giai đoạn 2017 - 2019

Nội dung 2017 2018 2019

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Hộ NN - LN - TS 50.042 81 49.561 80,2 48.273 78

Hộ CN - XD 3.583 5,8 4.017 6,5 4.580 7,4

Hộ DV 25.083 40,6 6.550 10,6 6.684 10,8

Hộ khác 1.606 2,6 1.669 2,7 2.352 3,8

Tổng số hộ 61.780 100 61.797 100 61.888 100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai)

Biểu đồ 2.1: Tình hình hộ nghèo huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2017 - 2019

(Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Nhơn Trạch)

0 10,00020,00030,00040,00050,00060,00070,000 2017 2018 2019 2017 2018 2019 Số hộ do phụ nữ làm chủ 476 453 428 Số hộ nghèo 574 550 526 Tổng số hộ trên địa bàn 61,780 61,797 61,888

Qua hai bảng số liệu có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Thứ nhất, cơ cấu hộ đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Điều này được thể hiện ở sự giảm xuống khá nhanh cả về số lượng và tỷ trọng của nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản và sự tăng lên của nhóm hộ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của các hộ nông thôn ngày càng đa dạng, nhờ đó cơ cấu thu nhập của hộ cũng có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn. Ngoài những ngành nghề truyền thống như trồng lúa và các loại cây ăn trái, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm…, các hộ đã chủ động chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tạo nguồn thu nhập cao và ổn định hơn.

- Thứ ba, số lượng hộ nghèo do phụ nữ làm chủ giảm nhanh và bền vững, cho thấy chính sách KT - XH của huyện nói chung và của hội LHPN huyện nói riêng đã phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn nhiều hộ nghèo do phụ nữ làm chủ. Đây là những hộ khó khăn về nhiều mặt do không có điều kiện, khả năng được làm việc ở các khu công nghiệp, đồng thời chưa có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn, vì vậy đời sống của các đối tượng này gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤ nữ PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)