7. Kết cấu của luận văn
2.3.3 Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh
kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch
2.3.3.1 Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
Về điều kiện tự nhiên
Huyện Nhơn Trạch có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ. Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào TP Hồ Chí Minh nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Nhơn Trạch sẽ là khu đô thị có kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành một trong những hạt nhân quan trọng trong khu vực Đông Nam bộ - vùng kinh tế trọng điểm bậc nhất của cả nước. Công nghiệp – xây dựng được xem là đòn bẩy trong quá trình phát triển không ngừng tăng trưởng với tốc đọ cao, là nhân tố quan trọng, chủ yếu thúc đẩy kinh tế địa phương liên tục tăng trưởng nhanh, phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 20%.
Do đó cần phải phát huy lợi thế này trong phát triển kinh tế của huyện, cùng với các nhân tố khác cần tạo mọi điều kiện đẩy nhanh nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, hoà nhập vào sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai. Là một trong những huyện có sức hút mạnh về vốn đầu tư trong và ngoài nước, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai cũng như toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mức tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm đạt 17,1%, đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước gia tăng nhanh, nhiều khu công nghiệp tập trung; đến nay, toàn
huyện có 9 khu công nghiệp và 01 cụm công nghiệp, thu hút 498 dự án đầu tư với số vốn đầu tư là 10,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động từ khắp mọi miền của đất nước… với 404 dự án đầu tư (chiếm 24,2% so với tổng số dự án đầu tư toàn tỉnh) và có 293 dự án đi vào hoạt động (chiếm 23,4% so với tổng số dự án còn hiệu lực toàn tỉnh), Thành phố Nhơn Trạch trong tương lai được đánh giá là thành phố công nghiệp trẻ có triển vọng lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thu hút hàng trăm ngàn công nhân viên chức và chuyên gia đến sinh sống và làm việc. Vì vậy nên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, du lịch, góp phần tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế cho phụ nữ.
Chính sách của nhà nước
Chính sách của nhà nước tác động trực tiếp đến hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ.
Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Đồng Nai và huyện Nhơn Trạch thời gian qua đã đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội tạo sự thúc đẩy của các thành phần kinh tế. Theo đó, số việc làm được tạo ra nhiều hơn, số người phụ nữ có thể có thêm nhiều cơ hội việc làm, chẳng hạn trong nhiệm kỳ 2015-2020 đã giải quyết việc làm cho trên 3.700 lao động trong đó có gần 2.000 lao động nữ.
Chính sách xoá đói giảm nghèo nằm trong hệ thống chính sách xã hội cũng góp phần tích cực tới hoạt động thoát đói, nghèo của chị em phụ nữ.
Chính sách khởi nghiệp của huyện và tỉnh Đồng Nai cũng là một trong những chính sách mới, tích cực giúp phát huy tinh thần khởi nghiệp trong toàn dân nói chung và trong nhóm chị em phụ nữ nói riêng. Chính sách khởi nghiệp đã góp phần tích cực trong việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong chị em phụ nữ, nảy sinh nhiều mô hình khởi nghiệp phù hợp với thực tiễn của địa phương.
2.3.3.2 Nhân tố thuộc về môi trường vi mô
Về con người
Con người ở huyện Nhơn cũng ảnh hưởng đến hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ. Con người ở huyện Nhơn Trạch chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo là một thuận lợi lớn giúp cho các mô hình khởi nghiệp, tự tạo việc làm được phát khởi và đi vào thực tế. Không những vậy, sự đoàn kết trong tập thể, lối sống nghĩa tình là thuận lợi lớn giúp huy động được sức mạnh của cộng đồng, xã hội và mạnh thường quân tham gia đóng góp các hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ. Cũng nhờ sự tham gia tích cực của cộng đồng và xã hội mà nguồn tài chính phục vụ cho sửa chữa nhà cửa, xây cất mới nhà ở và các khoản hỗ trợ tín dụng cho phụ nữ được kịp thời và đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ có phụ nữ.
Tuy nhiên, một bộ phận chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn không có ý chí cầu tiến, gặp khó khăn trong việc hoàn lương. Một số chị em phụ nữ ỷ lại những khoản trợ cấp, hỗ trợ của Hội, cộng đồng và địa phương nên không tự lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn.
Một khó khăn khác là trình độ của một bộ phận không nhỏ chị em phụ nữ còn thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ trong xã hội. Điều này cũng khiến cho việc cập nhật kiến thức về khởi nghiệp, làm kinh tế không nhiều. Đây là nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng còn thấp. Văn hoá khởi nghiệp tuy được phụ nữ biết đến nhưng chưa rộng và chưa phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng phụ nữ trên địa bàn huyện.
Sự tham gia của đoàn thể và các thành phần kinh tế
Đoàn thể và các thành phần kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ.
Mặt trận tổ quốc huyện và các Đoàn thể gồm Hội LHPN, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh huyện Nhơn Trạch đã và đang góp phần tích cực vào hoạt động
hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ. Các chủ thể này đóng góp vào hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ thông qua một số hình thức như:
- Đóng góp tiền và các hỗ trợ vật chất để giúp phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tạm thời giải quyết những khó khăn về vật chất của họ.
- Đóng góp công sức vào việc vận động các thành phần kinh tế, mạnh thường quân.
- Sáng tạo các hình thức góp vốn, xoay vòng vốn và các mô hình tự tổ chức sản xuất giúp phụ nữ tự lực sản xuất và tự lực vượt qua khó khăn về kinh tế.
Các thành phần kinh tế thể hiện vai trò của họ trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ thể hiện ở một số khía cạnh như:
- Đóng góp với tư cách là mạnh thường quân giúp giải quyết những thiếu thốn tạm thời về vật chất trong trước mắt và ngắn hạn của chị em phụ nữ.
- Đóng góp vào việc trực tiếp tạo ra việc làm và tiếp nhận lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn vào đơn vị sản xuất kinh doanh của họ, góp phần trực tiếp vào việc tạo ra công ăn việc làm cho xã hội nói chung và cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng.