Giải pháp hoàn thiện công tác hỗ trợ phụ nữ về vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤ nữ PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 80 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác hỗ trợ phụ nữ về vốn

Huy động vốn hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ

Cần nhận thấy rằng vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ. Cho nên giải pháp huy động vốn được xem là một trong những giải pháp cần quan tâm nhất. Để thực hiện huy động vốn hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ, cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất là đa dạng hoá nguồn vốn huy động. Nói cách khác, cần xác định các nguồn vốn huy động khác để nâng cao khả năng huy động vốn hiệu quả. Trên thực tế, vốn có thể huy động từ nhiều nguồn như: từ chính các hộ có điều kiện kinh tế khá giả; câu lạc bộ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các quỹ hỗ trợ, các tổ chức chính trị-xã hội, các chương trình của nhà nước, quỹ tín dụng và ngân hàng, trong đó có ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách.

Trong những nguồn vốn trên, nguồn vốn từ các chương trình của nhà nước, quỹ tín dụng, ngân hàng được xem là nguồn vốn chủ chốt và giữ vai trò cốt lõi.

Thứ hai, về cách thức huy động vốn, cơ quan chủ trì là Hội LHPN huyện Nhơn Trạch thể hiện vai trò chủ động để hoạt động huy động vốn có chiều sâu và hiệu quả, cụ thể là:

- Tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò kết nối giữa phụ nữ và các nguồn vốn để giúp chị em phụ có thể tiếp cận được các nguồn vốn này. Với vai trò này, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch là cầu nối và người xúc tác hoạt động vay vốn và hỗ trợ vốn cho phụ nữ. Theo đó, cán bộ Hội LHPN cần hoàn thiện kiến thức và khả năng kết nối, giao tiếp tương tác với các bên để có thể vừa làm cầu nối, vừa là nơi hỗ trợ các đơn vị có vốn giải thích và trợ giúp các thủ tục tiếp cận vốn.

- Hội LHPN cần phát huy hơn nữa vai trò kiến tạo các hình thức huy động vốn trong xã hội. Hội LHPN huyện Nhơn Trạch cần đưa ra các hình thức xoay vòng vốn trong chị em phụ nữ để các chị em có thể vừa giúp nhau, có thể vừa cùng nhau phát triển. Chẳng hạn như, cần phát triển một cách sáng tạo mô hình “Một chị đã phát triển kinh tế hỗ trợ một chị chưa phát triển kinh tế”, Hội LHPN cần thành lập Câu lạc bộ gồm những thành viên có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp để tư vấn theo hình thức 1-1 cho những phụ nữ khởi nghiệp và làm kinh tế. Mô hình này đang phát huy hiệu quả rất tốt ở tỉnh Đồng Nai với đối tượng là các thanh niên khởi nghiệp. Định kì hàng tuần, hai bên sẽ trao đổi về những khó khăn, vướng mắc để từ đó có thể tư vấn và hỗ trợ cho phụ nữ khởi nghiệp mà họ phụ trách. Thông qua những lần trao đổi, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm khời nghiệp và làm kinh tế, trình độ nhận thức, hiểu biết về khởi nghiệp, làm kinh tế của chị em phụ nữ được nâng cao. Câu lạc bộ này còn giúp hình thành những giá trị nền tảng về quản trị tài chính cá nhân cho chị phép phụ nữ, nhờ đó kỹ năng quản lý tài chính của chị em phụ nữ sẽ được cải thiện.

- Hội LHPN trở thành chủ thể tích cực trong việc tìm vốn, “xin vốn” cho chị em phụ nữ thông qua viết đề án xin đầu tư. Hội LHPN cần thay đổi thực sự tư duy đi xin tiền, kêu gọi và vận động. Hội cần tập trung nâng cao chất lượng của các thành viên trong

hội để các thành viên này có đủ năng lực viết đề án để kêu gọi vốn đầu tư cho đề án đó. Đây là hoạt động huy động vốn rất bền vững vì một số lý do:

+ Vốn được huy động cho từng dự án mà Hội LHPN xây dựng không phải chịu lãi suất.

+ Vốn huy động thông qua các dự án, thông thường sẽ được quản lý chặt chẽ từ chủ thể cấp vốn. Sự quản lý chặt chẽ này vừa giúp kiểm soát được vốn, hạn chế sử dụng sai mục đích, vừa nâng cao kỹ năng quản lý và điều hành nguồn vốn, dự án cho Hội và chị em phụ nữ tham gia.

+ Khi dự án hoạt động hiệu quả, số vốn được tăng lên và trở thành nguồn vốn bền vững, ổn định và lâu dài.

+ Hình thức kêu gọi vốn đầu tư thông qua các dự án còn góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội của địa phương, là cơ sở tạo nên nhiều việc làm mới cho địa phương, tiến tới thoát nghèo bền vững cho phụ nữ nghèo.

Thứ ba, Hội LHPN cần tập trung vào nguồn vốn từ các ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại để giúp phụ nữ tiếp cận được các nguồn vốn vay từ các ngân hàng này.

- Hàng năm Hộp LHPN nên phối hợp chặt chẽ với chị em phụ nữ để xây dựng nhu cầu về vốn.

- Khi có nhu cầu về vốn, Hội LHPN chủ động liên hệ với ngân hàng chính sách và các ngân hàng thương mại để các ngân hàng chủ động, nghiên cứu các chương trình cho vay phù hợp với lãi suất ưu đãi nhất có thể.

- Sau khi đã tìm được chương trình vay vốn phù hợp, Hội LHPN thực hiện vai trò kết nối giữa chị em phụ nữ có nhu cầu vay vốn và các ngân hàng.

Hội LHPN cần theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của chị em phụ nữ để tư vấn, hỗ trợ kịp thời, phù hợp, giúp cho chị em phụ nữ sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

Hoàn thiện hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Một trong những vấn đề quan trọng trong hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ là hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đó, trong thời gian tới cần sáng tạo thêm nhiều hình thức góp vốn linh

hoạt và phù hợp với thực tế. Trong thời gian qua, hình thức “Góp vốn xoay vòng” là một mô hình phù hợp và đã phát huy hiệu quả trên thực tế. Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở hàng tháng họp để thông qua các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước và phát động phong trào tiết kiệm bằng hình thức vận động thành lập tổ phụ nữ, cử ra các chị tổ trưởng để thu với hình thức tiết kiệm từ 20.000 đồng trở lên, số tiền đó sẽ hỗ trợ cho 01 chị phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nhất trong tổ để mua bán nhỏ với hình thức vay không tín lãi, tiếp theo các tháng khác cho các chị em còn lại, chị phụ nữ được hỗ trợ hàng tháng phải có trách nhiệm trả dần cho tổ trưởng để cho các chị khác vay. Đến cuối năm các chị đóng góp tiết kiệm sẽ có tiền mua sắm Tết, trang trí nhà cửa, cho con đi học. Hình thức này cũng giúp đỡ kịp thời cho Phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Trong thực tế, cần tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng mô hình này theo hướng: - Tăng mức vốn góp xoay vòng theo tình hình thực tế. Vì thực tế 20.000 VNĐ là quá ít, chỉ giải quyết được hoạt động mua sắm nhỏ trong gia đình. Về lâu dài, hình thức xoay vòng vốn này không giải quyết được nhu cầu sản xuất và kinh doanh của chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

- Sử dụng vốn góp xoay vòng vào mục đích kinh doanh sản xuất tạo ra lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Hội LHPN lựa chọn mô hình kinh doanh nhỏ phù hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã hội và có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế để triển khai cho phụ nữ trên địa bàn. Những mô hình kinh tế nhỏ có hiệu quả kinh tế này là cách thức để tăng mức vốn kinh doanh sản xuất và góp phần cải thiện thật sự mức sống của phụ nữ.

Thứ hai, tăng cường phối hợp với các ngân hàng để hỗ trợ vay vốn sản xuất

kinh doanh cho chị em phụ nữ trên địa bàn. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện xét cho vay đối với các chị em phụ nữ để chị em có vốn sản xuất, kinh doanh.

Vai trò của Hội LHPN trong phối hợp với ngân hàng để cho vay vốn sản xuất kinh doanh bao gồm:

- Giới thiệu những ứng cử viên là phụ nữ và có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn. Những đối tượng này cần được ưu tiên tạo điều kiện vay vốn để giải quyết nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ. Những hộ chịu khó làm ăn, có sức lao động và khả năng sản xuất kinh doanh khi được hỗ trợ vay vốn, khả năng thành công trong kinh doanh sản xuất được tăng lên. Những đối tượng này, khi đó là những tấm gương điển hình trong thoát nghèo thoát khó, và là động lực cho các chị em phụ nữ khác để họ noi theo. Việc ưu tiên giới thiệu những đối tượng như vậy nhằm giúp tăng khả năng hoàn vốn cho ngân hàng và cải thiện thật sự khả năng kinh doanh và thoát nghèo của chị em phụ nữ; hạn chế sử dụng vốn vay không hiệu quả và sai mục đích.

- Hội LHPN nên tìm kiếm các mô hình kinh doanh với số vốn nhỏ nhưng hiệu quả để chuyển nhượng cho chị em phụ nữ. Những chị em nào thiếu vốn thì Hội LHPN phối hợp với ngân hàng xây dựng phương án kinh doanh giúp họ vay vốn sản xuất, kinh doanh. Việc chuyển nhượng hình thức kinh doanh phù hợp và hiệu quả có một số thuận lợi. Chị em phụ nữ được chuyển giao mô hình kinh doanh có sẵn nên không mất thời gian để xây dựng hoặc tạo dựng ban đầu. Việc chuyển nhượng mô hình kinh doanh có sẵn giúp giảm bớt thời gian mày mò tìm hiểu cũng như khả năng thành công cao hơn nhờ tiếp thu được kinh nghiệm và cách thức quản lý, điều hành từ bên chuyển nhượng. Một ưu điểm khác là chuyển nhượng giúp tiết giảm chi phí trong giai đoạn hình thành và tăng khả năng thành công trong sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, cần huy động nguồn vốn trong xã hội để giúp đỡ chị em phụ nữ

khởi nghiệp và sản xuất kinh doanh. Quá trình huy động này cần được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1. Xác định nhu cầu vốn kinh doanh sản xuất. Hội LHPN hàng năm

cần xác định nhu cầu vay vốn sản xuất của phụ nữ.

Bước 2. Trên cơ sở nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh đã xác định, Hội LHPN

xác định nguồn huy động vốn và cơ chế quản lý, kiểm soát vốn kinh doanh. Ở bước này, cần xác định nguồn vốn nào là nguồn chính, nguồn vốn nào là nguồn phụ và không phải là nguồn chính. Sự phân định này giúp xác định các trọng tâm trong hành động để quá trình tiếp cận vốn cho phụ nữ được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bước 3. Tiến hành huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong địa bàn để

đáp ứng nhu cần sản xuất kinh doanh của phụ nữ.

Bước 4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh

của phụ nữ. Trong quá trình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, Hội LHPN cần đánh giá số vốn cho đã chuyển tới tay phụ nữ sản xuất kinh doanh, số tiền mà phụ nữ kinh doanh hiệu quả hoàn lại. Số tiền tăng thêm nhờ hiệu quả kinh doanh của phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤ nữ PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)