7. Kết cấu của luận văn
3.3.2 Huyện ủy, Ủy Ban Nhân Dân huyện Nhơn Trạch
“Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ” bằng cách tham mưu cho cấp ủy, UBND huyện và liên kết với các ngành chức năng như Phòng kinh tế, Hội Nông dân và UBND các xã, thị trấn bằng cách:
+ Huyện ủy, UBND huyện có chủ trương bằng cách xây dựng các đề án có liên quan.
+ Phòng kinh tế huyện: hướng dẫn người dân khu vực này lập các dự án quay hoạch đất sản xuất lại cho phù hợp; Hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân.
+ Hội Nông dân huyện: vận động Nông dân thành lập các tổ liên kết sản xuất ứng dụng công nghệ cao: Trồng hoa cảnh, trồng dưa lưới, chăn nuôi,… để hướng dẫn đầu ra cho người dân bằng cách làm cầu nối cho tiểu thương.
+ Ngân hàng Chính sách-xã hội: dành một phần vốn để hỗ trợ cho vay ưu đãi với phụ nữ để họ có điều kiện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, cơ sở vật chất để thành lập các tổ gia công tại gia đình….
+ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện: Liên hệ các cơ quan đơn vị ở trên và tập hợp các chị em phụ nữ lại để hướng dẫn học nghề, giới thiệu các sản phẩm, mô hình mới, mở lớp dạy nghề phù hợp tại địa phương (may gia công, làm bánh, trang điểm…). Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tạo việc làm cho Phụ nữ bằng cách hướng dẫn chị em chăn nuôi, trồng rau, trồng hoa cảnh, phục vụ quán ăn, nhà hàng,…
Nếu thực hiện được ý tưởng này thì đây cũng là một hình thức “Hỗ trợ phát triển kinh tế”. Bởi vì, khi hỗ trợ cho các hộ gia đình ở khu vực này thì cũng sẽ tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có việc làm ổn định, đặc biệt là chị em có hoàn cảnh
khó khăn khỏi phải đi làm ăn xa. Từ đó, người dân có thêm thu nhập, có điều kiện làm giàu.
- Thường xuyên chỉ đạo các ngành có liên quan như: Phòng Lao động thương binh và xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội, Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân,… và UBND các xã, thị trấn thường xuyên hỗ trợ cho Hội Liên hiệp phụ nữ huyện thực hiện các công việc liên quan đến “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ”
Hỗ trợ thêm kinh phí cho việc thực hiện hai đề án 938 “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” và đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề của xã hội” để Hội Liên hiệp phụ nữ huyện thực hiện tốt hơn nữa vai trò và nhiệm vụ của mình, có điều kiện “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ” nhằm góp phần cùng địa phương đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế cho địa phương.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 tập trung đưa ra một số quan điểm và định hướng cho hỗ trợ phát triển kinh tế đối với phụ nữ. Trên cơ sở quan điểm và định hướng này, Chương 3 tập trung vào 4 giải pháp đó là hoàn thiện tổ chức phong trào hỗ trợ phát triển kinh tế; hoàn thiện hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn; hoàn thiện hỗ trợ về chuyển giao khoa học, kỹ thuật; và hoàn thiện dạy nghề, giới thiệu việc làm.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở Nhơn Trạch đạt được một số kết quả quan trọng. Hội LHPN là chủ thể quan trọng làm cầu nối giữa chính sách liên quan của nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn với phụ nữ. Sự tham mưu kịp thời, sáng tạo trong hoạt động là một trong những mặt được lớn nhất trong khâu tổ chức hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ.
Nhờ vai trò quan trọng và hiệu quả trong hoạt động của Hội LHPN huyện Nhơn Trạch, mà hỗ trợ phát triển kinh tế của địa phương đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện ở số phụ nữ thoát nghèo, có công ăn việc làm, được sửa chữa và xây mới nhà tình thương, được tiếp cận với các nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh, được tham gia phong trào khởi nghiệp. Điều đó gián tiếp và trực tiếp nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống và vị thế của người phụ nữ trong xã hội.
Thế nhưng, bên cạnh những mặt được, hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ ở huyện Nhơn Trạch vẫn còn hạn chế như số lượng việc làm tạo ra không nhiều, số lượng tiếp cận vốn vay để sản xuất kinh doanh vẫn còn khiêm tốn, số lượng phụ nữ thành công trong khởi nghiêp vẫn chưa đáng kể, vị thế của phụ nữ chưa xứng tầm với tốc độ phát triển của huyện nhà.
Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân như (1) chưa có sự phối hợp tốt giữa các ngành; (2) trình độ, năng lực cán bộ Hội cơ sở không đồng đều nên chưa đáp ứng được yêu cầu; (3) nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội, ngay cả trong bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ; (4) còn một số chị em phụ
nữ có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế chưa có ý chí vươn lên thoát nghèo.
Để giải quyết những nguyên nhân trên, Luận văn đề xuất tập trung vào 4 giải pháp:
Giải pháp thứ nhất nhấn mạnh đến khía cảnh tổ chức các phong trào hỗ trợ phát triển kinh tế. Giải pháp này hướng tới hoàn chỉnh quy trình hỗ trợ phát triển kinh tế; đồng thời làm cho hỗ trợ phát triển kinh tế trở nên phong phú, đa dạng, đúng đối tượng và thực sự trở thành một cách thức hiệu quả giúp phụ nữ.
Giải pháp thứ hai liên quan đến tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn vi mô của phụ nữ. Giải pháp này hướng đến đa dạng hoá nguồn vốn vay từ vốn tự góp của hội viên, vốn từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn, vốn từ các tổ chức phi chính phủ và vốn vay từ ngân hàng.
Giải pháp thứ ba liên quan đến về chuyển giao khoa học, kỹ thuật và dạy nghề. Giải pháp này đưa ra nhằm làm cho hoạt động dạy nghể thiết thực và đáp ứng nhu cầu thực tế của phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Những mô hình kinh tế và khởi nghiệp cần được nghiên cứu và đưa về áp dụng tại địa phương.
Giải pháp thứ tư liên quan đến tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan và tổ chức có liên quan. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và tổ chức kinh tế có liên quan giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng sự phối hợp chưa tốt của các chủ thể này làm cho hiệu quả hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn chưa cao. Một trong những giải pháp đưa ra là phải xác định vai trò của từng cơ quan, tổ chức và đơn vị để từ đó xây dựng và áp dụng cơ chế triển khai phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Albee A. (1994), “Support to women’s productive and income - generating
activities”, Evaluation and Research Working Paper Series, New York:
UNICEF.
[2] Ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch (2020), Chương trình công tác Hội và phong trào phụ nữ huyện Nhơn Trạch 06 tháng cuối năm 2020.
[3] Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11 - NQ/TW ban hành ngày 27 tháng 04 năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
[4] Chính phủ (1994), Nghị định số 51 - CP ban hành ngày 23 tháng 06 năm 1994, Nghị định về việc điều chỉnh địa giới huyện, xã thuộc tỉnh Đồng Nai [5] Đại hội đại biểu phụ nữ huyện Nhơn Trạch lần thứ V, nhiệm kỳ 2016 - 2021,
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nghiệ quyết đại hội đại biểu phụ nữ huyện Nhơn Trạch lần thứ IV nhiệm kỳ 2011 - 2016, phương hướng nhiệm
vụ và các giải pháp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
[6] Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7] Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X: “về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Báo Điện tứ Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 21/12/2008.
[8] Trần Đức (1995), Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới, Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[9] Đoàn Thu Hà & Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2012), Quản lý học, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
[10] Bùi Thị Hiền (2006), Vai trò của Phụ nữ Êđê trong phát triển kinh tế hộhuyêṇ Krông Ana, Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[11] Lê Thị Hoan (2015), “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội
liên hiệp phụ nữ Tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ
[12] Hội LHPN Việt Nam (2017), Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn
2017 - 2025, Truy cập ngày 07 tháng 05 năm 2021, http://hoilhpn.org.vn/images_upload/files_767.pdf, Hà Nội.
[13] Hội liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch (2019), Kế hoạch số 19 - KH/PN
ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2019, Kế hoạch triển khai thực hiện đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2016 - 2025
[14] Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Đồng Nai - Ban chấp hành hội liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch (2019), Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội phụ nữ huyện lần thứ V (2016 - 2021) và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2017 - 2022.
[15] Nguyễn Đình Hương (2004),Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế
trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[16] Katharie McKee (1989), “Microlevel strategies for supporting livelihoods,
employment, and income generation of poor women in the third world: The challenge of significance”, World Development 17(7):993 - 1006.
[17] Hoàng Lộc (2019), Nhơn Trạch có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, Báo
Đồng Nai điện tử, truy cập ngày 18 tháng 09 năm 2020, http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201912/nhon-trach-co-nhieu-tiem- nang-phat-trien-kinh-te-2980426/
[18] Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[19] Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[20] Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[21] Lê Thu Thảo (2014), “Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
[22] Lê Thi (1999), Việc làm - đời sống của phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội.
[23] Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[24] Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ - TTg ban hành ngày 4 tháng 6 năm 2010, Quyết định về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội.
[25] Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 455/QĐ - TTg ban hành ngày
22 tháng 03 năm 2016, Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050
[26] Trần Thị Ánh Tuyết (2014), “Hỗ trợ sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách
xã hội cho phụ nữ từ góc độ công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã thuận hoá huyện Tuyên Hoá tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ
[27] Lương Thu Thủy và Đinh Văn Hải (2014), Giáo trình kinh tế phát triển,
NXB Tài chính.
[28] Tổ chức lao động quốc tế - ILO (2020), Con đường dẫn đến thành công: phụ
2021, https://ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo- hanoi/documents/publication/wcms_761061.pdf