7. Kết cấu của luận văn
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội
Trong thời gian tới huyện Nhơn Trạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên đổi mới việc vận động thu hút đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển, xây dựng đô thị. Đẩy mạnh việc vận động từ các thành phần kinh tế vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, điện tử, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, sản phẩm công nghiệp, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới phục vụ chế biến nông – lâm – thủy sản.
3.1.2 Quan điểm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cho phụ nữ
Một số quan điểm cần quan tâm trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ bao gồm:
- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ là việc làm đúng, thể hiện tính nhân văn của cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội và vì mục tiêu bình đẳng giới, hỗ trợ cho người phụ nữ yếu thế có vị trí đứng trong xã hội. Phụ nữ là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình, là một nhân tố tạo nên sự hạnh phúc, thịnh vượng và êm ấm trong mỗi gia đình. Phát triển kinh tế cho phụ nữ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực và là hoạt động đa mục tiêu như: bình đẳng giới; xoá đói, giảm nghèo; giảm tỷ tệ nạn xã hội; và bảo đảm
an sinh xã hội. Nói cách khác hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ là việc làm đúng và cần phải được thực hiện.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ tập trung vào tạo “cái cần câu” chứ không nên “cho con cá” vì nếu cho họ “cái cần câu” bằng cách đào tạo nghề, giới thiệu việc làm thì học sẽ không trong chờ, ỷ lại mà phải có ý chí phấn đấu vươn lên. Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ là hỗ trợ cơ hội và vốn sản xuất kinh doanh, chứ không hỗ trợ để tiêu dùng và mua sắm. Nói cách khác, quá trình hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ phải gắn liền với hình thành, tăng cường và phát triển năng lực làm kinh cho phụ nữ. Để từ đó họ trở thành chủ thể thực sự, độc lập trong tổ chức sản xuất, kinh doanh cho chính họ.
- Việc hỗ trợ phát triển khinh tế cho phụ nữ cũng đòi hỏi người cán bộ tham gia phải thực hiện bằng cái tâm của mình cộng với tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ năng lực hợp lý thì mới tham gia tốt được. Bởi vì đây là một hình thức vận động hết sức khó khăn, tác động đến các mạnh thường quân để họ thấy việc làm này là cần thiết, đồng thời cũng phải có tiếng nói đóng góp quan trọng đối với Đảng và Nhà nước, không ngại khó khăn, và những người làm công tác này cũng phải làm gương cho phụ nữ có ý chí phấn đấu vươn lên bằng những việc làm thiết thực của họ.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ phải lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Liên kết với các công ty, xí nghiệp, mời gọi họ về địa phương với chính sách đãi ngộ để giúp địa phương giải quyết việc làm cho lao động nữ. Từ đó cũng góp phần nâng cao thu nhập cho chị em phụ nữ.
- Xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho phụ nữ là then chốt giúp tạo dựng một thế hệ phụ nữ thoát nghèo, phát triển toàn diện và bình đẳng. Tinh thần khởi nghiệp là động lực bên trong, là nội lực và khát khao của chị em phụ nữ. Với tinh thần khởi nghiệp này, phụ nữ có nhiều động lực và hăng say hơn trong quá trình phát triển kinh doanh, sản xuất. Phụ nữ khi có được tinh thần khởi nghiệp, sẽ là
chủ thể chính sáng tạo và khởi phát ra những hình thức sản xuất kinh doanh hợp lý và hiệu quả.
3.2 Giải pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch Trạch
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức các phong trào, cuộc vận động, mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế giúp phụ nữ phát triển kinh tế
Giải pháp này tập trung vào chủ thể thực hiện chính các hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ. Giải pháp này hướng tới nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tổ chức các phong trào của Hội.
Trước hết cần hoàn thiện mô hình hoạt động theo tổ hỗ trợ kinh tế. Tổ gồm
một số lượng nhất định phụ nữ. Bên cạnh đó trong mỗi tổ còn có một phụ nữ thành đạt, hoặc có kinh nghiệm làm kinh tế để truyền đạt và hỗ trợ kinh nghiệm làm kinh tế trong tổ. Trong thời gian qua, các mô hình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên bằng cách thành lập mô hình khởi nghiệp cho các chị em phụ nữ đã được hình thành nhưng cách thức hình thành và hoạt động chưa hiệu quả. Trong thời gian tới cần hoàn thiện quy trình thành lập và vận hành các tổ sản xuất theo đề xuất dưới đây:
Biểu đồ 3.1: Quy trình thành lập và hoạt động của Tổ hỗ trợ kinh tế
(Nguồn: Tác giả)
Đề xuất nhu cầu thành lập
tổ
Tìm tổ chức, cá nhân, đơn vị bảo
trợ Hướng dẫn và hoàn thiện thủ tục thành lập tổ Ra quyết định thành lập tổ Tư vấn hoạt động và đánh giá hiệu quả Mở rộng/giải tán/điều chỉnh
Hội LHPN tiến hành làm việc thường xuyên với các hội viên để xác định nhu cầu thành lập Tổ hỗ trợ kinh tế.Tổ hỗ trợ kinh tế này cần đảm bảo yêu cầu về thành phần tham gia như đã đề cập ở trên. Chỉ khi đảm bảo đủ và đúng thành phần tham gia mới tạo ra điều kiện để tổ chức hoạt động thuận lợi và hiệu quả. Tổ hỗ trợ cần có một đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân bảo trợ. Đây là chủ thể quan trọng chịu trách nhiệm và đóng góp về hiệu quả hoạt động của Tổ. Trong quá trình hoạt động, cơ quan chức năng, Hội LHPN cần phối hợp, thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ để đưa ra những lời khuyên, tư vấn nhằm cải thiện hoạt động của Tổ. Đồng thời cũng là cách phát hiện những Tổ có hoạt động hiệu quả để tuyên dương và nhân rộng mô hình.
Ngoài rà cần thành lập các mô hình nhóm, câu lạc bộ phụ nữ để chị em có điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau cùng nhau phát triển kinh tế gia đình như: Tổ “phụ nữ giúp nhau mua bảo hiểm y tế tự nguyện”, “tổ phụ nữ không sinh con thứ ba”, “Tổ phụ nữ hoàn lương’.
Có sự phối hợp tốt giũa các ban ngành, đoàn thể và các ngành chuyên môn để có giải pháp cụ thể thiết thực hơn điển hình như có nơi vui chơi, giải trí cho chị em với giá cả hợp lý.
Liên quan đến tổ chức các phong trào hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ là năng lực tổ chức các hỗ trợ của Hội LHPN. Trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp để năng cao năng lực tổ chức của cán bộ Hội LHPN.
Trước hết, cần xác định khung năng lực cơ bản giành cho cán bộ hội phụ nữ
để có thể dựa vào đó mà xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo. Trong phạm vi của Luận văn này, học viên đề xuất khung năng lực của cán bộ hội phụ nữ bao gồm:
- Nhóm kỹ năng mềm: như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động tuyên truyền, kỹ năng tổ chức sự kiện.
- Nhóm kỹ năng chính như: kỹ năng xây dựng kế hoạch và chương trình hành động, kỹ năng kết nối với các chủ thể kinh tế trên địa bàn, kỹ năng truyền thông, kỹ năng phát triển hội viên. Những kỹ năng này được gọi là kỹ năng chính vì chúng cần thiết cho phụ nữ trong tổ chức sản xuất và kinh doanh. Thiếu những kỹ năng này, hoạt động tổ chức sản xuất và kinh doanh không hiệu quả, hoặc hiệu quả kém.
Thứ hai, tập trung bồi dưỡng hai nhóm kỹ năng trên để đảm bảo cán bộ Hội
LHPN có đủ kỹ năng và năng lực thực hiện các hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ.
Thứ ba, để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cần áp dụng phương pháp
bồi dưỡng gắn liền với công việc hàng ngày của cán bộ hội, đảm bảo quá trình đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với quá trình công tác hội, gắn bồi dưỡng đào tạo với công việc thực tế. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cần phong phú, đa dạng.Hội LHPN cần gắn kết với nhiều chủ thể để hoạt động đào tạo, dạy nghề trở nên nhiều chiều và không đơn điệu.
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác hỗ trợ phụ nữ về vốn
Huy động vốn hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ
Cần nhận thấy rằng vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ. Cho nên giải pháp huy động vốn được xem là một trong những giải pháp cần quan tâm nhất. Để thực hiện huy động vốn hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ, cần thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất là đa dạng hoá nguồn vốn huy động. Nói cách khác, cần xác định các nguồn vốn huy động khác để nâng cao khả năng huy động vốn hiệu quả. Trên thực tế, vốn có thể huy động từ nhiều nguồn như: từ chính các hộ có điều kiện kinh tế khá giả; câu lạc bộ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các quỹ hỗ trợ, các tổ chức chính trị-xã hội, các chương trình của nhà nước, quỹ tín dụng và ngân hàng, trong đó có ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách.
Trong những nguồn vốn trên, nguồn vốn từ các chương trình của nhà nước, quỹ tín dụng, ngân hàng được xem là nguồn vốn chủ chốt và giữ vai trò cốt lõi.
Thứ hai, về cách thức huy động vốn, cơ quan chủ trì là Hội LHPN huyện Nhơn Trạch thể hiện vai trò chủ động để hoạt động huy động vốn có chiều sâu và hiệu quả, cụ thể là:
- Tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò kết nối giữa phụ nữ và các nguồn vốn để giúp chị em phụ có thể tiếp cận được các nguồn vốn này. Với vai trò này, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch là cầu nối và người xúc tác hoạt động vay vốn và hỗ trợ vốn cho phụ nữ. Theo đó, cán bộ Hội LHPN cần hoàn thiện kiến thức và khả năng kết nối, giao tiếp tương tác với các bên để có thể vừa làm cầu nối, vừa là nơi hỗ trợ các đơn vị có vốn giải thích và trợ giúp các thủ tục tiếp cận vốn.
- Hội LHPN cần phát huy hơn nữa vai trò kiến tạo các hình thức huy động vốn trong xã hội. Hội LHPN huyện Nhơn Trạch cần đưa ra các hình thức xoay vòng vốn trong chị em phụ nữ để các chị em có thể vừa giúp nhau, có thể vừa cùng nhau phát triển. Chẳng hạn như, cần phát triển một cách sáng tạo mô hình “Một chị đã phát triển kinh tế hỗ trợ một chị chưa phát triển kinh tế”, Hội LHPN cần thành lập Câu lạc bộ gồm những thành viên có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp để tư vấn theo hình thức 1-1 cho những phụ nữ khởi nghiệp và làm kinh tế. Mô hình này đang phát huy hiệu quả rất tốt ở tỉnh Đồng Nai với đối tượng là các thanh niên khởi nghiệp. Định kì hàng tuần, hai bên sẽ trao đổi về những khó khăn, vướng mắc để từ đó có thể tư vấn và hỗ trợ cho phụ nữ khởi nghiệp mà họ phụ trách. Thông qua những lần trao đổi, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm khời nghiệp và làm kinh tế, trình độ nhận thức, hiểu biết về khởi nghiệp, làm kinh tế của chị em phụ nữ được nâng cao. Câu lạc bộ này còn giúp hình thành những giá trị nền tảng về quản trị tài chính cá nhân cho chị phép phụ nữ, nhờ đó kỹ năng quản lý tài chính của chị em phụ nữ sẽ được cải thiện.
- Hội LHPN trở thành chủ thể tích cực trong việc tìm vốn, “xin vốn” cho chị em phụ nữ thông qua viết đề án xin đầu tư. Hội LHPN cần thay đổi thực sự tư duy đi xin tiền, kêu gọi và vận động. Hội cần tập trung nâng cao chất lượng của các thành viên trong
hội để các thành viên này có đủ năng lực viết đề án để kêu gọi vốn đầu tư cho đề án đó. Đây là hoạt động huy động vốn rất bền vững vì một số lý do:
+ Vốn được huy động cho từng dự án mà Hội LHPN xây dựng không phải chịu lãi suất.
+ Vốn huy động thông qua các dự án, thông thường sẽ được quản lý chặt chẽ từ chủ thể cấp vốn. Sự quản lý chặt chẽ này vừa giúp kiểm soát được vốn, hạn chế sử dụng sai mục đích, vừa nâng cao kỹ năng quản lý và điều hành nguồn vốn, dự án cho Hội và chị em phụ nữ tham gia.
+ Khi dự án hoạt động hiệu quả, số vốn được tăng lên và trở thành nguồn vốn bền vững, ổn định và lâu dài.
+ Hình thức kêu gọi vốn đầu tư thông qua các dự án còn góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội của địa phương, là cơ sở tạo nên nhiều việc làm mới cho địa phương, tiến tới thoát nghèo bền vững cho phụ nữ nghèo.
Thứ ba, Hội LHPN cần tập trung vào nguồn vốn từ các ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại để giúp phụ nữ tiếp cận được các nguồn vốn vay từ các ngân hàng này.
- Hàng năm Hộp LHPN nên phối hợp chặt chẽ với chị em phụ nữ để xây dựng nhu cầu về vốn.
- Khi có nhu cầu về vốn, Hội LHPN chủ động liên hệ với ngân hàng chính sách và các ngân hàng thương mại để các ngân hàng chủ động, nghiên cứu các chương trình cho vay phù hợp với lãi suất ưu đãi nhất có thể.
- Sau khi đã tìm được chương trình vay vốn phù hợp, Hội LHPN thực hiện vai trò kết nối giữa chị em phụ nữ có nhu cầu vay vốn và các ngân hàng.
Hội LHPN cần theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của chị em phụ nữ để tư vấn, hỗ trợ kịp thời, phù hợp, giúp cho chị em phụ nữ sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.
Hoàn thiện hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Một trong những vấn đề quan trọng trong hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ là hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó, trong thời gian tới cần sáng tạo thêm nhiều hình thức góp vốn linh
hoạt và phù hợp với thực tế. Trong thời gian qua, hình thức “Góp vốn xoay vòng” là một mô hình phù hợp và đã phát huy hiệu quả trên thực tế. Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở hàng tháng họp để thông qua các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước và phát động phong trào tiết kiệm bằng hình thức vận động thành lập tổ phụ nữ, cử ra các chị tổ trưởng để thu với hình thức tiết kiệm từ 20.000 đồng trở lên, số tiền đó sẽ hỗ trợ cho 01 chị phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nhất trong tổ để mua bán nhỏ với hình thức vay không tín lãi, tiếp theo các tháng khác cho các chị em còn lại, chị phụ nữ được hỗ trợ hàng tháng phải có trách nhiệm trả dần cho tổ trưởng để cho các chị khác vay. Đến cuối năm các chị đóng góp tiết kiệm sẽ có tiền