7. Kết cấu của luận văn
2.3.2 Phân tích thực trạng về mặt nội dung hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển
triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch
2.3.2.1 Tổ chức phong trào, vận động hỗ trợ phụ nữ
Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ huyện Nhơn Trạch đã ra sức thi đua lao động, sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã năng động, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả trên các mặt, được các ngành, các cấp ghi nhận… [2, 12,14]
Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia
đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, Hội LHPN huyện đã tập trung củng cố tổ chức hội, lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế gia đình làm đòn bẩy của phong trào và là mũi nhọn trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Hội đã bám sát Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2015 - 2020, nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp. Hàng năm Hội xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra. [5]
Thực hiện tuyên truyền, vận động các chị em sôi nổi thi đua, tham gia phong trào và được 100% cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực đăng ký thực hiện. Phong trào phát động sâu rộng trong nhiều đối tượng phụ nữ như công nhân viên chức lao động, sáng tạo trong công việc, sinh hoạt tuyên truyền qua băng đĩa với các chuyên đề theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo cấp huyện và hướng dẫn của Hội cấp trên và các tài liệu khác về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo huyện ủy trang bị; Ngoài ra tổ chức triển khai ra hội viên, quần chúng phụ nữ, tiếp tục phát động tổ chức mô hình nuôi heo đất được 3,884 con với số tiền: 749,1 triệu đồng. Có 190.570 lượt chị em đăng ký thực hiện phong trao thi đua đạt bình quân 96% mỗi năm so với số hội viên. Qua bình chọn có 30.263 lượt phụ nữ đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc, chiếm tỷ lệ 89,41% so với số hội viên đăng ký, vượt chỉ tiêu 5,8% so với nghị quyết đề ra.
Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện đã xây dựng nhiều mô hình mới để tập hợp, thu hút hội viên tham gia hoạt động hội. Để làm được điều đó, Hội tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể liên quan để tích cực vận động chị em tham gia các hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế bền vững”
Riêng đối với phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế bền vững”
ngày càng được các cấp hội quan tâm, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi thời kỳ, nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống. Tinh thần tương
thân, tương ái được các cấp hội thường xuyên phổ biến, quán triệt trong mỗi kỳ họp, sinh hoạt hội. Trung bình mỗi năm các cấp hội vận động được hơn 1.000 phụ nữ có điều kiện kinh tế giúp hơn 500 hội viên nghèo, khó khăn vay không lấy lãi bằng tiền, vàng, cây con, giống, vật tư sản xuất, phân bón, hỗ trợ công lao động, v.v…
Xác định nhiệm vụ hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần giúp hội viên xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; từ đó, giúp hội viên thêm tin tưởng, gắn bó với tổ chức Hội, thời gian qua, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Những năm trước đây đời sống của chị em còn gặp nhiều khó khăn, đa số cán bộ, hội viên phụ nữ trong diện đói nghèo, thiếu vốn sản xuất, nhiều chị em là lao động chính trong gia đình nên bản thân phải lam lũ để làm ra của cải vật chất đắp đổi cuộc sống hàng ngày, do đó chị em ít có cơ hội tham gia sinh hoạt, chưa hăng hái tham gia học tập, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực, học tập sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”
Hội PHPN huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động lồng ghép các nội dung của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực, học tập sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” với các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương để tạo nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động. Chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát thực hiện các tiêu chí của cuộc vận động thông qua phát phiếu tự đánh giá cho các hộ gia đình. Kết quả trong năm 2019 có 100% chi hội tổ chức sinh hoạt hội viên tuyên truyền nội dung của sách luật và phát phiếu tới các hộ gia đình.
Để thực hiện các phong trào trên đạt hiệu quả, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã đề ra những biện pháp chỉ đạo tích cực: tổ chức khảo sát, xác định đối tượng, phân loại hộ nghèo để có hình thức giúp đỡ cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Với phương châm: phát huy nội lực, đảm bảo tính bền vững của phong trào, Hội đã khai thác vốn từ các nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ Hội, Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo v.v… từ đó tạo điều kiện cho vay mức lãi suất ưu đãi đối với những hộ thiếu vốn sản xuất. Hội phụ nữ các cấp còn vận động hội viên, phụ nữ giúp nhau giống, vốn, vật tư sản xuất, ngày công lao động và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Nhìn chung, các phong trào thi đua do Hội LHPN phát động đáp ứng được nhu cầu, khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần tương thân tương ái, khích lệ tính sáng tạo trong chị em phụ nữ và lan tỏa tới cộng đồng, tạo được sự hưởng ứng tích cực; qua đó đã vận động được nguồn lực xã hội to lớn giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, giúp các cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn không phải bỏ học.
Công tác tuyên truyền, giáo dục được các cấp Hội triển khai sâu rộng với nhiều thông tin mà chị em quan tâm. Như kiến thức pháp luật, truyền thống, đạo đức, phẩm chất, chuẩn mực của người phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kỹ năng sống, xây dựng gia đình hạnh phúc; kiến thức về sản xuất kinh doanh; kiến thức về hoạt động của Hội trong việc giúp đỡ chị em phụ nữ phát triển kinh tế cũng như tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ trong huyện tham gia vào các phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế.
Trong công tác tuyên truyền các cấp Hội luôn chú trọng việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác tuyên truyền như: Tổ chức gặp mặt vào các dịp lễ, tết, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10,v.v… với các loại hình như sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nói chuyện chuyên đề, tọa
đàm, diễn tiểu phẩm, biểu dương người tốt việc tốt, tổ chức chiến dịch truyền thống nâng cao nhận thức cộng đồng… Bên cạnh đó các cấp Hội tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải nhiều nội dung tuyên truyền, hoạt động của Hội đến phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để họ cùng nhau làm kinh tế.
Để đánh giá hoạt động của Hội, hàng năm, Hội LHPN huyện tổ chức điều tra đối với các chị em hội viên các hoạt động mà Hội đã triển khai để lấy ý kiến và rút kinh nghiệm thực hiện các hoạt động hỗ trợ tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch về các phong trào, vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
(Nguồn: Số liệu điều tra Hội Liên hiệp Phụ nữ Nhơn Trạch)
Phần lớn ý kiến đánh giá của hội viên Hội LHPN về các phong trào, cuộc vận động giúp phụ nữ phát triển kinh tế do Hội phát động, tổ chức là tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ hội viên đánh giá công tác này ở mức trung bình còn rất lớn; có tới khoảng 10% hội viên đánh giá công tác này ở mức không tốt. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là khả năng tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ của Hội LHPN
22.17%
29.48% 38.57%
6.23% 3.55%
huyện Nhơn Trạch đến hội viên còn hạn chế. Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với Hội LHPN huyện trong thời gian tới vẫn còn rất nặng nề.
2.3.2.2 Hoạt động hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm
Trong những năm qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện luôn xác định công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. Qua đó giúp chị em có thêm kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp phụ nữ nông thôn thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, đồng thời tạo cơ hội cho chị em nâng cao vị thế trong xã hội.
Thực hiện Kế hoạch số 19-KH/PN ngày 25/4/2019 về triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2016 - 2025”, mỗi cơ sở Hội trực tiếp hỗ trợ 01 phụ nữ khởi nghiệp hoặc khởi sự kinh doanh thành công trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó, Hội LHPN huyện đã phối hợp các ban ngành có liên quan triển khai công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nữ. [13]
Hội đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động, trong đó tập trung các chế độ chính sách đối với lao động nông thôn, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật và lao động nữ kịp thời, sâu rộng. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên thấy được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề, việc làm đối với người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Do đó, đã thu hút nhiều chị em tham gia các lớp đào tạo nghề; góp phần nâng cao năng lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em và vươn lên làm giàu chính đáng.
Theo số liệu thống kê của Hội LHPN huyện, từ năm 2017 đến năm 2019, các cấp Hội phụ nữ đã phối hợp đào tạo cho trên 4.000 phụ nữ.
Bảng 2.4: Tình hình giải quyết việc làm cho phụ nữ huyện Nhơn Trạch
(ĐVT: Lao động)
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số phụ nữ được đào tạo 3.587 3.016 3.248
Số phụ nữ có việc làm sau đào tạo 1.776 1.038 1.184 Tỷ lệ số phụ nữ có việc sau đào tạo (%) 49,51 32,82 36,45
(Hội LHPN Nhơn Trạch, 2017, 2018, 2019)
Năm 2017, giải quyết việc làm cho 1.776 lao động nữ. Năm 2018 giải quyết việc làm cho 1.038 lao động nữ. Năm 2019 giải quyết việc làm cho 1.184 lao động nữ. Có thể thấy Hội LHPN đã giúp cho sự phát triển kinh tế của huyện Nhơn Trạch bằng cách tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân trên địa bàn nói chung và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nói riêng. Thông qua các lớp đào tạo nghề như các lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp đào tạo những kiến thức, kỹ năng về trồng rau an toàn, trồng lúa năng suất cao, nhân giống cây ăn quả, nuôi và trị bệnh cho gia súc, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, các nghề thủ công v.v… Qua đó thành lập các tổ sản xuất nhỏ được huyện hỗ trợ công ăn việc làm cho các chị em có thêm thu nhập, không những làm giàu cho bản thân mà còn giúp nhiều chị em phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống. Một số tổ sản xuất tiêu biểu đã được huyện thành lập phải kể đến như:
Huyện Nhơn Trạch đã thành lập 01 Hợp tác xã sản xuất sen để tạo việc làm cho 30 lao động nữ chưa có việc làm. Hiện nay, trên địa bàn có 2 tổ sản xuất chủ lực là tổ sản xuất rau an toàn ở xã Vĩnh Thanh và tổ may đế giày gia công ở xã Long Tân. Hai tổ sản xuất này giải quyết được gần 30 việc làm cho hội viên là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, còn thành lập tổ “dằn đổi công” cho chị em phụ nữ ở vùng nông thôn canh tác lúa, giải quyết được việc làm cho gần 20 chị
em. Hội LHPN huyện đã giới thiệu vay vốn Ngân hàng CSXH vay 50 triệu để tổ gia công đế giày có đủ cơ sở vật chất hỗ trợ chị em có việc làm tại xã Long Tân.
Hội Liện hiệp Phụ nữ Nhơn Trạch còn xây dựng thành công 15 Tổ phụ nữ tiểu thương. Các tổ phụ nữ này đã và đang đồng hành cùng với Hội LHPN Nhơn Trạch trong việc tạo cơ hội việc làm và tiếp nhận lao động nữ ở địa phương. Kết quả là có khoảng 100 lao động nữ được giới thiệu việc làm thông qua Tổ phụ nữ tiểu thương. Các tổ thường xuyên phối hợp với Hội LHPN địa phương để giúp đỡ cho phụ nữ và trẻ em đặc biệt là chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn bằng cách hỗ trợ vốn để kinh doanh, mua bán nhỏ, chăn nuôi, chuyển nghề không tham gia buôn lậu nữa, hoặc giải quyết việc làm cho các chị em (với mức lương từ 5 đến 8 triệu đồng/ người/tháng) đặc biệt là giúp đỡ cho các chị em phụ nữ hoàn lương tái hoà nhập cộng đồng.
Tuy nhiên dựa trên tỷ lệ số phụ nữ có việc sau khi đào tạo của huyện thì trong giai đoạn 2017 - 2019 trung bình chỉ đạt 39,6% là chưa cao. Điều đó cho thấy việc đào tạo nghề, việc làm cho phụ nữ trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Một bộ phận lao động nữ chưa xác định được nghề để học và làm cũng như không xác định học để có nghề và làm nghề đã học; sự nhận biết về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm ở một bộ phận còn chưa đảy đủ. Vì vậy số lượng chị em tham gia đào tạo cao những không hiệu quả, thờ ơ với việc học nghề. Một số chị em sau khi học nghề còn lúng túng, chưa biết lựa chọn hay áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đối với những nghề phi nông nghiệp, việc phối hợp tổ chức dạy nghề ở cơ sở còn ít, do đó chưa phát huy được hết khả năng của chị em, cũng như chưa thu hút được nhiều đối tượng, thành phần tham gia. Trình độ, năng lực của của lao động nữ còn hạn chế và hoàn cảnh gia đình v.v… dẫn đến khả năng học nghề và cơ hội việc làm, phát huy tay nghề chưa cao.
Thời gian tới, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hội LHPN các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm
cho phụ nữ về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề và việc làm cho đối tượng nữ; vai trò, vị trí tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ; khuyến khích phụ nữ chủ động tham gia học