7. Kết cấu của luận văn
2.4.1 Những thành quả đạt được
- Về tổ chức các phong trào, cuộc vận động giúp phụ nữ phát triển kinh tế Triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Chính phủ, của Hội LHPN Việt Nam, trong thời gian qua, Hội LHPN huyện đã tích cực thực hiện nhiều phong trào, mô hình thiết thực, góp phần tạo ra những tiền về vật chất, kỹ năng cho người phụ nữ để họ có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh hoặc tìm kiếm cho mình công việc phù hợp để có thể phát triển kinh tế gia đình.
- Về hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
Với việc đẩy mạnh xúc tiến và tiến tới thành lập quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển huyện hứa hẹn sẽ là nguồn cung tài chính tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của chị em phụ nữ ở hiện tại và tương lai.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã tích cực nhận ủy thác vốn từ phía ngân hàng chính sách xã hội và thực hiện tín chấp giúp chị em phụ nữ huyện có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Cùng với đó là việc đẩy mạnh các quỹ tài chính vi mô giúp mở rộng nguồn vốn vay hỗ trợ sản xuất cho chị em phụ nữ.
Kết quả đạt được của sự hỗ trợ về tài chính của Hội LHPN huyện Nhơn Trạch rất khả quan, qua khảo sát của Hội LHPN huyện Nhơn Trạch thì cho thấy có trên 50% hội viên đánh giá tốt và rất tốt về vai trò này.
- Về hỗ trợ chuyên giao khoa học, kỹ thuật
Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã tranh thủ tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới cũng như học hỏi các phương pháp, kỹ thuật sản xuất tiến bộ từ các địa phương khác trong cả nước để đưa vào các chương trình tập huấn, chuyển giao khoa học, công nghệ cho chị em phụ nữ, giúp họ nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống gia đình.
- Về hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm
Công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cũng đã được triển khai một cách tích cực trên tất cả các xã, thị trấn của huyện Nhơn Trạch. Hàng năm số lượng chị em phụ nữ được tham gia các khóa đào tạo rất lớn. Số chị em phụ nữ tìm kiếm được việc làm mới phù hợp hơn cũng luôn chiếm trên 50% tổng số tham gia các khóa đào tạo, số còn lại thì được củng cố, bổ sung kiến thức để phát triển công việc sản xuất kinh doanh hiện tại của gia đình.
2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân
- Về tổ chức các phong trào, cuộc vận động giúp phụ nữ phát triển kinh tế
Trong những năm qua, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hội viên. Tuy nhiên khi triển khai xuống cơ sở thì hiệu quả của các chương trình, hoạt động hỗ trợ không cao. Các mô hình phát triển kinh tế tuy phong phú nhưng số lượng lại hạn chế, do đó, số lượng hội viên được tham gia các mô hình đó cũng ít, hiệu quả tác động lên tổng thể hạn chế.
- Về hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
Việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ chị em phụ nữ ngày một dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mức hỗ trợ vẫn còn thấp là một hạn chế, mặt khác, do việc hướng dẫn, định hướng sản xuất cho chị em phụ nữ của Hội còn chậm, hạn chế, dẫn đến xảy ra tình trạng có những hộ gia đình vay vốn nhưng không biết cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả dẫn đến điều kiện kinh tế gia đình chưa được cải thiện. Việc này còn gây ra sự lãng phí về nguồn lực, gây ra sức ép trả nợ đối với hộ gia đình, gây ra rủi ro tín dụng đối với các tổ chức tín dụng.
-Tình hình hỗ trợ vốn tín dụng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn chưa được đảm bảo. Một số hộ tiếp cận được nhưng số vốn quá ít, không đủ để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số hộ còn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay do điều kiện và thủ tục vay tạo nên những rào cản cho các chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.
- Về hỗ trợ chuyển giao khoa học, kỹ thuật
Việc tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người phụ nữ tuy đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, phương pháp truyền đạt cho họ lại chưa hợp lý. Số lượng giờ học lý thuyết còn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%), trong khi đó, khả năng tiếp thu lý thuyết cũng như khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế sản xuất của đa phần chị em phụ nữ đều hạn chế. Chính điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện vai trò hỗ trợ này của Hội LHPN huyện Nhơn Trạch.
- Về hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm
Việc tổ chức mở các lớp học nghề có hiệu quả nhưng việc giải quyết việc làm sau học nghề chưa mang lại hiệu quả cao. Hoạt động này còn mang tính chất phong trào, chưa đi vào thực tế và chưa đạt hiệu quả.
- Một số vấn đề tồn tại khác
Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình chưa đạt hiệu quả cao, việc hỗ trợ vốn còn thiếu, công tác đào tạo nghề chưa gắn với việc làm. Chưa chủ động trong công tác đối ngoại, chủ yếu là phối hợp thực hiện. Các cấp Hội chưa chủ động trong tham mưu, đề xuất để triển khai trên thực tế các quy định về lồng ghép giới trong xây dựng luật pháp, chính sách, xây dựng các chương trình, đề án, phân bổ và quản lý sử dụng ngân sách để “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ”. Chưa có sự phối hợp tốt giữa các ngành lao động thương binh và xã hội, Hội LHPN huyện và UBND xã, thị trấn. Việc đào tạo nghề chưa phù hợp với nhu cầu của địa phương nên việc giải quyết đều ra (Giới thiệu việc làm) chưa đạt kết quả theo mong muốn.
Khi có chính sách “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ” của địa phương và Hội LHPN huyện, cũng còn một số chị em còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách này, không tự thân vận động vươn lên.
Việc tổ chức thực hiện chủ trương chính sách của Đảng về Phụ nữ và bình đẳng giới ở một số địa phương chưa được cấp ủy quan tâm. Nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội, ngay cả trong bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ.
Nguyên nhân
- Nhóm nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do ảnh hưởng của tư tưởng cũ, chính bản thân người phụ nữ vẫn còn tư tưởng tự ti, an phận và thụ động. Điều này đã hạn chế sự độc lập suy nghĩ,
sáng tạo, khả năng cống hiến của phụ nữ, đó chính là lực cản bên trong kìm hãm họ. Nhiều phụ nữ ngại phát biểu ý kiến, không bộc bạch chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Nhiều phụ nữ không muốn học tập để nâng cao trình độ, từ chối tham gia các lớp tập huấn về khoa học, kỹ thuật… Tâm lý tự ti, mặc cảm, không vận động để tự mình thoát mình đã hạn chế vai trò của chính họ.
Thứ hai, trình độ học vấn, sự tiếp cận và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật vào
sản xuất nông lâm nghiệp của đại bộ phận phụ nữ nông thôn còn chậm và hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới sự ra quyết định trong sản xuất, quản lý hộ và tham gia công tác quản lý cộng đồng. Trong những năm qua, cấp ủy Đảng và chính quyền đã quan tâm, chỉ đạo việc hỗ trợ cho phụ nữ nghèo tạo cơ hội và điều kiện phát triển cho phụ nữ, đặc biệt là hỗ trợ trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể mới chỉ tập trung quan tâm, trợ giúp đến nhóm hộ nghèo mà chưa có sự quan tâm, hỗ trợ đúng mức cho nhóm phụ nữ nghèo có địa chỉ nói riêng.
Thứ ba, trình độ, năng lực cán bộ Hội cơ sở không đồng đều nên chưa đáp
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và sự lớn mạnh của phong trào Hội. Trình độ nhận thức của người nghèo còn nhiều hạn chế. Đa phần chị em làm nông nghiệp nhưng khả năng tiếp cận và nắm bắt thông tin kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và chưa biết cách sử dụng nguồn vốn hợp lý dẫn đến hoàn cảnh gia đình vẫn rơi vào tình trạng khó khăn, nghèo đói. Một số chị em phụ nữ vẫn còn mang tâm lý tự ti, an phận, ỷ lại và thụ động, không có ý chí phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Một số phụ nữ thường hay tự ti, rụt rè, an phận nên việc tác động đến sự thay đổi nhận thức và hành vi về bình đẳng giới một số nơi còn khó khăn.
Thứ tư, cơ hội tiếp cận các nguồn lực của phụ nữ thấp, ở nông thôn khi đi
Nguồn vốn thế chấp tại ngân hàng, do đó, ít có cơ hội cho phụ nữ đứng tên vay vốn. Quỹ hỗ trợ phụ nữ huyện cho vay với mức rất thấp, không đủ để sản xuất.
Thứ năm, vấn đề đưa ngành nghề vào nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, vì
không có thị trường tiêu thụ, nên một số hộ còn thiếu việc làm lúc thời vụ nông nhàn.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ
cơ cấc cấp Hội cơ sở còn hạn chế. Nhiều cán bộ thiếu kỹ năng giao tiếp, vận động thuyết phục chị em phụ nữ tham gia các phong trào của Hội LHPN. Mặt khác, còn một bộ phận không nhỏ cán bộ từ hội LHPN huyện đến cơ sở chưa nhận thức đúng và đầy đủ về quan điểm, về vị trí, vai trò, tính tất yếu khách quan của việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.
Thứ hai, nguồn lực hoạt động của Hội còn hạn chế. Chính vì vậy mà Hội
chưa thể đi sâu, đi sát với từng cơ sở để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các phong trào, mô hình, chính sách hỗ trợ phụ nữ, cũng như chưa thể nắm bắt được một cách đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của chị em phụ nữ.
Thứ ba, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng một số địa phương chưa
sâu sát; vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế hộ gia đình của chính quyền các cấp thể hiện chưa rõ; một số ban ngành chức năng liên quan chưa thường xuyên quan tâm đến phát triển kinh tế hộ, thậm chí còn buông lỏng. Ngược lại, một số nơi chính quyền địa phương lại can thiệp cá sâu, làm giảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hộ gia đình.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích thực trạng về việc hỗ trợ phụ nữ trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, bằng cách phân tích qua các nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ phụ nữ đã được hệ thống hóa ở chương cơ sở lý luận. Kết quả đưa ra được việc hỗ trợ phụ nữ trên địa bàn còn gặp một số vấn đề khó khăn trong việc tổ chức các phong trào, khó khăn về vốn tín dụng, áp dụng khoa học công nghệ và một số các vấn đề khác cùng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan của vấn đề. Các vấn đề tồn tại sẽ làm cơ sở để đề xuất giải pháp cho chương sau.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội
Trong thời gian tới huyện Nhơn Trạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên đổi mới việc vận động thu hút đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển, xây dựng đô thị. Đẩy mạnh việc vận động từ các thành phần kinh tế vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, điện tử, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, sản phẩm công nghiệp, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới phục vụ chế biến nông – lâm – thủy sản.
3.1.2 Quan điểm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cho phụ nữ
Một số quan điểm cần quan tâm trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ bao gồm:
- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ là việc làm đúng, thể hiện tính nhân văn của cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội và vì mục tiêu bình đẳng giới, hỗ trợ cho người phụ nữ yếu thế có vị trí đứng trong xã hội. Phụ nữ là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình, là một nhân tố tạo nên sự hạnh phúc, thịnh vượng và êm ấm trong mỗi gia đình. Phát triển kinh tế cho phụ nữ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực và là hoạt động đa mục tiêu như: bình đẳng giới; xoá đói, giảm nghèo; giảm tỷ tệ nạn xã hội; và bảo đảm
an sinh xã hội. Nói cách khác hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ là việc làm đúng và cần phải được thực hiện.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ tập trung vào tạo “cái cần câu” chứ không nên “cho con cá” vì nếu cho họ “cái cần câu” bằng cách đào tạo nghề, giới thiệu việc làm thì học sẽ không trong chờ, ỷ lại mà phải có ý chí phấn đấu vươn lên. Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ là hỗ trợ cơ hội và vốn sản xuất kinh doanh, chứ không hỗ trợ để tiêu dùng và mua sắm. Nói cách khác, quá trình hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ phải gắn liền với hình thành, tăng cường và phát triển năng lực làm kinh cho phụ nữ. Để từ đó họ trở thành chủ thể thực sự, độc lập trong tổ chức sản xuất, kinh doanh cho chính họ.
- Việc hỗ trợ phát triển khinh tế cho phụ nữ cũng đòi hỏi người cán bộ tham gia phải thực hiện bằng cái tâm của mình cộng với tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ năng lực hợp lý thì mới tham gia tốt được. Bởi vì đây là một hình thức vận động hết sức khó khăn, tác động đến các mạnh thường quân để họ thấy việc làm này là cần thiết, đồng thời cũng phải có tiếng nói đóng góp quan trọng đối với Đảng và Nhà nước, không ngại khó khăn, và những người làm công tác này cũng phải làm gương cho phụ nữ có ý chí phấn đấu vươn lên bằng những việc làm thiết thực của họ.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ phải lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Liên kết với các công ty, xí nghiệp, mời gọi họ về địa phương với chính sách đãi ngộ để giúp địa phương giải quyết việc làm cho lao động nữ. Từ đó cũng góp phần nâng cao thu nhập cho chị em phụ nữ.
- Xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho phụ nữ là then chốt giúp tạo dựng một thế hệ phụ nữ thoát nghèo, phát triển toàn diện và bình đẳng. Tinh thần khởi nghiệp là động lực bên trong, là nội lực và khát khao của chị em phụ nữ. Với tinh thần khởi nghiệp này, phụ nữ có nhiều động lực và hăng say hơn trong quá trình phát triển kinh doanh, sản xuất. Phụ nữ khi có được tinh thần khởi nghiệp, sẽ là