Chương 2 NHẬN DIỆN CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI ĐỊA ĐIỂM VƯỜN HỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 26 - 29)

VƯỜN HỒNG

Hiện nay, qua cuộc khai quật tại địa điểm Vườn Hồng đã xác định được các di tích kiến trúc, bao gồm 3 di tích kiến trúc thời Đại La, 4 di tích kiến trúc Lý, 1 di tích kiến trúc thời Trần, 3 di tích kiến trúc và 1 di tích móng thành thời Lê sơ, 4 di tích kiến trúc và 1 di tích móng thành thời Lê Trung hưng.

2.1. Di tích kiến trúc thời Đại La

Nhìn chung tại địa điểm khai quật Vườn Hồng (khu G) các kiến trúc thời Đại La phát hiện tại khu vực Vườn Hồng đa số chỉ còn lại dấu tích của các móng cột, các thành phần khác đã bị phá hủy và khơng cịn nhận diện được.

2.1.1. Dấu tích móng nền kiến trúc

Trong kết cấu của một cơng trình, theo trật tự từ dưới lên trên, móng nền là kết cấu dưới cùng của cơng trình. Dựa trên hiện trạng xuất lộ di tích thì móng nền được hiểu là thành phần cấu tạo nên kiến trúc, được đắp bằng đất, nằm dưới cùng của cơng

trình, có tác dụng tiếp nhận và truyền tải trọng của cơng trình xuống phía dưới, đó là

hiện tượng có nhiều lớp đất sét khác nhau được đầm chặt tạo móng nền kiến trúc. Trong phạm vi xuất lộ có thể nhận diện được dấu tích móng nền cịn được nhận diện rõ trên gần như tồn bộ bề mặt các hố khai quật. Khác hẳn với tồn bộ tầng đất sét đắp nền phía trên, cấu tạo của tầng văn hoá này đều thuộc tầng đất nguyên sinh có nguồn gốc đất phù sa sét pha cát của sơng Hồng, đồng nhất có màu nâu hồng và xám đen do pha lẫn với tro than và các di tích thực vật do hoạt động của con người để lại dày trung bình khoảng từ 0,5m.

Kỹ thuật đắp móng nền: đất sét được sử dụng ở đây tương đối thống nhất, gồm

hai lớp đất: Lớp đất phù sa màu nâu hồng ít hiện vật và lớp đất dạng bùn đen, hiện vật tập trung trong những phạm vi đất bùn màu đen sẫm hơn.

2.1.2. Nền kiến trúc

Qua các di tích kiến trúc, sự phân biệt giữa nền và móng nền mang tính tương đối, vì nhiều vị trí kiến trúc nền là sự tiếp tục của móng nền, khơng có giới hạn ngăn cách. Vị trí của nền thường nằm bên trên của móng nền, tức là sau khi đắp nền móng nền, người ta tiếp tục dùng đất đắp nền kiến trúc.

nhưng chủ yếu là các mảnh ngói xám nằm lẫn lộn với nhau với mật độ khá dày ở phía Nam hố khai quật G02 (X: 65 đến X: 69 ; Y: 261 đến Y: 282). Và một phần gồm những gạch xám lát nền hình vng được xếp liền nằm thẳng hàng nhau hiện cịn 4 viên, trong đó có 2 viên cịn khá ngun vẹn, 1 viên bị mất 1 góc phía Tây Nam và 1 viên chỉ cịn lại mảnh vỡ. Kích thước: Bắc Nam x Đơng Tây: 81 x 68 (cm). Tại kiến trúc 12.VH.DL.KT001 và 12.VH.DL.KT.002.

Bên cạnh đó cũng đồng thời nhận diện được mặt nền phân bố trong phạm vi khoảng 26,8 m2 theo chiều Đông Tây, trong ô lưới tọa độ X:-49,90 đến -54,30 và Y:-268,80 đến - 273,18. Khi xuất lộ trên bề mặt di tích là lớp ngói màu xám dày khoảng 3cm - 5cm, hình dạng chữ nhật, kích thước chiều Đơng - Tây 4m, chiều Bắc - Nam 6,7m. Ngói được rải thành lớp, có độ dày mỏng khá đều nhau, đa phần là 2 lớp chồng lên nhau.

2.1.3. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật

Căn cứ vào dấu tích móng nền, nền, móng cột… có thể nhận ra được quy mơ của các mặt bằng kiến trúc thời Đại La tại địa điểm Vườn Hồng bao gồm :

12VH.KT.ĐL001; 12VH.KT.ĐL002 có bố cục mặt bằng hình chữ nhật.

- Di tích kiến trúc 12VH.DL.KT001

Di tích kiến trúc 12.VH.DL.KT 001 được nhận diện xuất lộ 10 móng cột tại hố G01 và G02, với mặt bằng xuất lộ các móng cột từ lớp đào L08 đến lớp đào L12, có cao độ từ +5m đến +5,7m so với mực nước biển.

Hàng 1 thuộc hố khai quật G01 (phía Bắc) gồm 05 móng cột, hàng 2 thuộc hố khai quật G02 (phía Nam) 05 móng cột. Kiến trúc nằm theo hướng Đơng - Tây.

Các móng cột hàng 1 có ký hiệu từ Đông sang Tây như sau: G01.L9.MT137, G01.L9.MT134, G01.L8.MT119, G01.L8.MT120, G01.L12.MT151.

Các móng cột hàng 2 có ký hiệu: G02.L8.MT303, G02.L10.MT302, G02.L11.MT301, G02.L8.MT300, G02.L10.MT285.

Các móng cột phân bố trong diện tích khoảng 118,8m2 (chiều Đông - Tây 18m, chiều Bắc - Nam 6,6m), trong khoảng ô lưới tọa độ X -51, Y-264 đến X-51, Y-282 và X -58, Y-264 đến X -58, Y-282 (Xem Ba 01-09; Bảng kê 1; Bv 2-3).

* Bảng kê thơng số các móng cột di tích kiến trúc 12.VH.DL.KT001

Ký hiệu

khảo cổ Kích thước VLXD Kỹ thuật xây dựng

Ký hiệu

khảo cổ Kích thước VLXD Kỹ thuật xây dựng

MT.137

1,2 x 1,12m x 1,35m Ngói xám vỡ hình lịng máng xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi và gỗ khúc

Trước tiên là đào hố sâu, hố móng có hình khối hộp hình thang thu hẹp dần xuống đáy, dưới đáy hình lịng chảo, dưới đáy được lót một lớp ngói vỡ, bên trên đặt gỗ khúc rồi dựng cột lên trên ở vị trí trung tâm hố móng, xung quanh cột được đầm chặt. Thơng thường mỗi một lớp ngói đều có 1 lớp đất sét, cát bồi nhằm mục đích lấp kín các kẽ hở giữa các mảnh ngói rồi mới đầm chặt - có thể có cả tưới nước trong q trình đầm móng. MT.134 1,13 x 1,28 x 0,8m nt nt MT.119 1,2 x 1,12 x 1,35m nt nt MT.120 0,95 x 1,1 x 1,2m nt nt MT.151 1,15 x Kxđ x 0,36m nt nt Hàng Móng cột 2 MT.303 0,45 x 1,17 x 0,65m Ngói xám vỡ hình lịng máng xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi nt MT.302 1,1 x 1,1 x Kxđ Ngói xám vỡ hình lịng máng xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi và khúc gỗ nt MT.301 1,3 x 1,3m x 1,3m nt nt MT.300 1,3 x 1,3m x 2m nt nt MT.285 0,93 x 0,32 x 0,73m nt nt

Thành phần vật liệu gia cố các móng cột chủ yếu là ngói, sét và gỗ khúc, trong đó phần lớn vật liệu ngói và gỗ khúc chỉ được gia cố ở phần dưới chân cột gỗ. Cịn loại móng cột có vật liệu ngói dày đặc từ trên mặt xuống tới đáy có số lượng ít hơn. Đặc biệt, khác với nhiều đơn nguyên kiến trúc Đại La đã tìm thấy ở các khu vực khác (đặc biệt là khu E), trong hệ thống móng cột của kiến trúc 12VH.KT.ĐL001 hầu như khơng dùng cát vàng để gia cố móng cột, mà thay vào đó là loại cát bồi để lấp kín các kẽ hở trong các lớp ngói dưới đáy móng cột.

Kỹ thuật đào hố móng cột khá thống nhất về hình dáng nhưng về kích thước khơng đồng đều. Các móng cột đều có khối hộp hình thang thu hẹp dần xuống đáy, đáy hình chữ trụ hoặc lịng chảo. Kích thước miệng phần lớn rộng từ 120cm- 140cm, rất ít móng có miệng rộng trên dưới 200cm. Tuy nhiên độ sâu của móng cột khá thống nhất, trung bình 100 cm. Có thể lý giải điều này là do các móng cột của kiến trúc Đại La đã bị kiến trúc

Quy mô kiến trúc: thể hiện qua số lượng gian trên mặt bằng kiến trúc đã được xác định, theo đó kiến trúc hiện cịn 4 gian, khoảng cách các gian dao động từ 4,0m - 4,1m (Bảng kê) [2:60-71].

*Bảng kê: Phân gian kiến trúc qua khoảng cách giữa các hàng móng cột (Theo chiều Tây - Đông)

Tt Phân gian Kí hiệu móng cột Khoảng cách (m)

1 Gian thứ nhất MT151 - MT120 4 MT285 - MT300 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 26 - 29)