Đáy móng cột.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 74 - 75)

+ Sành, sứ, bao nung vỡ được dùng để đầm móng cột.

+ Đất sét trộn sỏi dùng để đầm gia cố móng cột.

Về kỹ thuật xây dựng móng cột: các móng cột hầu hết đã được cắt để kiểm tra, tìm

hiểu kỹ thuật xây dựng, do đó có thể nhận thấy chúng được xây dựng theo các bước : + Đào hố móng cột: Hố móng cột được đào có kích thước tương đương với móng cột đã xuất lộ với độ sâu đã được xác định.

+ Xây dựng móng cột: Sau khi đào hố xong, người ta dùng các loại vật liệu đã

được chuẩn bị sẵn để đầm tạo móng cột. Qua mặt cắt một số móng cột cho thấy các móng cột được đầm lèn theo từng lớp tách biệt, cứ một lớp sỏi cuội lẫn gạch ngói vụn rồi đến lớp đất sét.

Như vậy thông qua mặt cắt của các móng cột đã thể hiện rõ kỹ thuật xây dựng của 1 móng cột, theo các bước: Đào hố > đầm lèn 1 lớp đất rồi 1 lớp gạch ngói.

tổng thể chung của các kiến trúc cho thấy, di tích kiến trúc này thuộc thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII).

Kiến trúc đã xuất lộ mặt bằng với dấu tích của 12 móng cột, chạy dọc theo chiều Bắc Nam có 6 hàng với khoảng cách 3,8m - 4,1m và theo chiều Đông - Tây xếp 5 hàng tạo thành 4 khoảng cách, khoảng cách giữa cột quân với cột cái là 4,2m, khoảng cách giữa 2 cột cái là 6,5m, khoảng cách giữa cột cái và cột hiên là 2,2m. Đây là một cơng trình kiến trúc quy mơ tương đối lớn.

2.6.5. Di tích móng tường Thành

Dấu tích tường thành được phát hiện ở lớp đào 03 của hố G06, chạy dọc theo chiều Tây Bắc - Đông Nam thuộc khu G khu di tích Hồng Thành Thăng Long. Di tích có thể tiếp tục kéo dài về phía Đơng hố G06 và phía Tây hố G08 nên phạm vi phân bố đến đâu hiện cịn chưa rõ.

Di tích nằm trong hệ thống tọa độ X: từ - 132 đến X: - 135,5; Y: từ - 198,5 đến - 239. Độ sâu +7.515m đến +8.227m so với mực nước biển.

Hiện trạng của di tích cho thấy di tích là dải gạch, ngói, gốm sứ, sành, bao nung… đổ theo lớp, đôi chỗ khơng thể hiện rõ lớp. Phía Nam di tích có hàng gạch bó vỉa cho lớp đổ phía trong. Hàng gạch này cũng khơng cịn nguyên vẹn, một số vị trí đã bị phá mất.

Trên mặt bằng ở phía Nam của móng tường thành (phạm vi tính từ chân hàng gạch bó vỉa) nhận thấy rõ lớp đầm gạch, ngói. Lớp đầm này kéo dài đến sát di tích đường đi (G08.ĐĐ.034) và thể hiện thấy hai lớp/bậc. Mỗi bậc rộng trung bình 65 - 70cm. Bậc trên cao hơn bậc dưới từ 5 - 7cm.

Vật liệu gia cố gồm có gạch, ngói, mảnh sành, gốm sứ, bao nung… lẫn đất sét nâu, đôi chỗ đất sét màu vàng, lác đác sỏi cuội nhỏ màu vàng. Trong đó gạch, ngói là chủ yếu. Phía Nam của di tích là hàng gạch bó vỉa ơm sát lớp gia cố phía trong. Cấu trúc của móng tường thành như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 74 - 75)