Đặc trưng của di tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 84 - 86)

- Lớp gia cố: Căn cứ vào mặt cắt ngang tại 3 vị trí (góc Đơng Nam thuộc phạm

Tiểu kết chương

3.1.6. Đặc trưng của di tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng

Sau khi đánh đuổi nhà Mạc, nhà Lê được tái lập, sử sách gọi là thời Lê Trung Hưng, kéo dài từ khoảng năm 1598 đến 1788.

Thời kỳ này, khu vực khảo cổ học 18 Hồng Diệu chưa phát hiện được di tích nào, do vậy tư liệu về di tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng ở địa điểm khai quật Vườn Hồng là hồn tồn mới, góp phần vào việc nhận thức về di tích thời Lê Trung hưng

Trên diện tích khai quật, các di tích nền móng kiến trúc thời kỳ này được phát hiện gồm 4 di tích kiến trúc được cấu thành bởi các móng cột và 01 di tích móng thành.

- Di tích móng thành thời kỳ này nằm song song và cách móng Cấm thành thời Lê sơ khoảng 3m về phía Nam. Tuy nhiên kỹ thuật và vật liệu xây dựng móng thành khác hồn tồn với những điểm như sau:

+ Về kỹ thuật: Móng thành khơng có các lớp đầm chặt, kỹ và kiên cố như móng thành thời Lê sơ; khơng hình thành từng lớp riêng biệt và xen kẽ giữa các loại vật liệu.

+ Vật liệu: gồm gạch, ngói và xen lần một số mảnh sành. Hồn tồn vắng bóng các vật liệu của thời trước đó.

- 4 di tích nền móng kiến trúc phát hiện được ở khu vực hố G12-G14 (12.VH.LTH.KT001; 12.VH.LTH.KT002; 12.VH.LTH.KT003) và ở hố G21 (12.VH.LTH.KT004) với các đặc điểm chung:

+ Mặt bằng: các kiến trúc được xây dựng trên nền đất đắp phủ đè hoàn toàn lên di tích của các thời trước. Mặc dù đều chưa xuất lộ tồn bộ mặt bằng, như có thể nhận thấy: 01 di tích mặt bằng dài theo chiều Bắc Nam, rộng theo chiều Đơng Tây với 14 móng cột của 4 vì kiến trúc; 02 di tích song song nhau và đều có mặt bằng dài theo chiều Đơng Tây, rộng theo chiều Bắc Nam với 08 móng cột thuộc về 2 bộ vì.

+ Kết cấu: trong bộ vì của các kiến trúc đều có 04 móng cột tạo thành 03 khoảng cách: Khoảng chính giữa là lịng kiến trúc (giữa 2 cột cái), 2 khoảng bên (giữa móng cột cái và móng cột quân).

+ Kỹ thuật xây dựng: kỹ thuật xây dựng kiến trúc được tìm hiểu thơng qua kỹ thuật xây dựng móng cột.

Hố móng hiện cịn sâu trung bình từ 1,5m đến 1,7m.

Trong hố móng, các loại vật liệu được đầm thành từng lớp, có hố móng có tới 31 lớp đầm theo trật tự: cứ 1 lớp gạch vỡ nhỏ đến 1 lớp đất sét.

Đáy hố móng được dải kín 1 lớp gạch vồ chữ nhật, đặc trưng của thời Lê Trung hưng. Gạch vồ, hình chữ nhật, thon dài, kích thước: dài từ 38cm đến 42cm, dày 12cm đến 15cm, rộng 17cm đến 19cm, màu xám hoặc đỏ.

Việc phát hiện và làm rõ các đặc điểm của di tích thời Lê Trung hưng ở địa điểm Vườn Hồng đã giúp cho việc nhận thức chung về các di tích kiến trúc thời kỳ này trên tổng thể khu di tích Hồng thành Thăng Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 84 - 86)