Đặc trưng của các di tích kiến trúc thời Lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 80 - 82)

- Lớp gia cố: Căn cứ vào mặt cắt ngang tại 3 vị trí (góc Đơng Nam thuộc phạm

Tiểu kết chương

3.1.3. Đặc trưng của các di tích kiến trúc thời Lý

Đây là thời kỳ mà các di tích kiến trúc phát hiện được nhiều nhất, đầy đủ nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất và cũng là thời kỳ nổi bật nhất trong toàn bộ các thời kỳ. Tổng thể các di tích kiến trúc thời Lý được làm rỗ trên tồn bộ khu di tích Hồng thành Thăng Long.

Tại khu vực khai quật Vườn Hồng, đã phát hiện được 3 di tích nền móng kiến trúc thời Lý, đều là những phát hiện quan trọng đặc biệt, góp phần vào việc nhận diện

- Những đặc điểm chung:

Các di tích kiến trúc thời Lý có đặc điểm chung là đều xuất lộ và được xây dựng trên móng nền được đắp bằng đất có màu nâu xám, thuần, chặt, loang lổ các ổ laterit màu nâu sắt. Qua phân tích thành phần, cấu tạo đã xác định lớp đất trên có nguồn gốc “sơng - biển thuộc phần trên của hệ tầng Hải Dương”, con người đã sử dụng loại đất trên để vượt nền phục vụ cho việc xây dựng các cơng trình kiến trúc. Tại khu vực hố G1-G2, nền đất đắp dày tới 2,2m, cao nhất trong tổng thể toàn bộ các địa điểm kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long.

Mặt bằng kiến trúc thời Lý vô cùng đa dạng và phong phú: hình chữ nhật, lục giác, bát giác nhưng phổ biến là hình chữ nhật với nhiều gian.

Vật liệu xây dựng phổ biến trong các kiến trúc thời Lý là: sỏi, ngói, đất sét xây dựng móng cột được trộn lẫn đầm chặt với nhau hoặc đầm riêng mỗi loại theo từng lớp. Gạch vuông hoặc mảnh gạch chữ nhật được dùng để lát nền, xây dựng bó nền. Gỗ được dùng làm cột hoặc làm bó nền. Cá biệt, gạch vng được sử dụng để xây dựng móng cột cũng tìm thấy trong các móng cột của kiến trúc ở khu C và khu G (khu vực khai quật Vườn Hồng).

- Những đặc điểm riêng:

Kết quả khai quật địa điểm Vườn Hồng đã đóng góp một kiểu mặt bằng mới, độc đáo và duy nhất của thời Lý, kiểu mặt bằng “hình trịn” với tổ hợp gồm 3 cơng trình nằm thẳng hàng nhau theo chiều Đơng - Tây.

Đó là di tích tổ hợp cơng trình kiến trúc hình trịn nằm ở hố G7 và G8, theo bố cục: Kiến trúc chính giữa lớn nhất, là kiến trúc chính, có kết cấu: xung quanh được kè bằng gỗ, chính giữa là khối đá lõm trịn chính giữa được đặt, kê lên 4 thanh gỗ xung quanh; phía đơng và phía Tây là 2 cơng trình phụ nằm đối xứng nhau qua kiến trúc chính, đều được xây dựng hồn tồn bằng gỗ.

Đặc biệt, vị trí kiến trúc nằm thẳng với trục kiến trúc thời Lý tại 18 Hoàng Diệu, điều này đã đưa đến đánh giá rất đặc biệt: đó là cơng trình “kiến trúc tâm linh đặc biệt” của thời Lý.

Một số ý kiến cố gắng lý giải về tên gọi và chức năng của cơng trình, tựu chung lại có hai luồng ý kiến: có ý kiến căn cứ vào sử liệu Trung Quốc ở kinh đô Trường An thời Đường cho rằng đó là di tích Thiên đường, được dùng để tế trời. Căn cứ vào tư liệu văn bia tháp “Sùng Thiện Diên Linh” chùa Long Đọi và hiện trạng xuất lộ di tích cho rằng,

đó là di tích “đèn Quảng Chiếu”. Tuy nhiên, những ý kiến trên đều chưa tạo được sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu, nên trong lúc chờ đợi các nguồn tư liệu mới, tạm thời thống nhất tên gọi di tích này là “Di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý”.

Nét riêng nữa và cũng là đóng góp tiếp theo của các phát hiện di tích kiến trúc thời Lý ở địa điểm khai quật Vườn Hồng đối với việc nghiên cứu nền móng kiến trúc thời Lý đó là: Tất cả các di tích thời Lý phát hiện được tại địa điểm khai quật đều nằm trên chính giữa trục trung tâm của các kiến trúc thời Lý tại Khu vực khảo cổ học 18 Hồng Diệu. Góp phần khẳng định chắc chắc chắn cho sự tồn tại một trục kiến trúc trung tâm của thời Lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 80 - 82)