Mặt bằng kiến trúc hình trịn (Kiến trúc tâm linh đầu thời Lý 12.VH.LY.KT 004)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 47 - 48)

1 Khoảng cách MT03 MT08 2,

2.3.4. Mặt bằng kiến trúc hình trịn (Kiến trúc tâm linh đầu thời Lý 12.VH.LY.KT 004)

12.VH.LY.KT 004)

Đây là một tổ hợp gồm 3 kiến trúc nằm thẳng hàng nhau theo chiều Đông - Tây với diện tích khoảng 400m2, tâm các kiến trúc cách đều nhau một khoảng 9,59m, có cùng kết cấu.

+ Kiến trúc trung tâm: bình đồ hình vng, diện tích khoảng 9,0m2 (kích thước 3,0m x 3,0m) được tạo thành bởi các cọc gỗ tự nhiên đóng sâu xuống dưới nền đất, ken dày liên tiếp và được liên kết với nhau bằng dây mây, kích thước cọc gỗ trung bình: dài 4,1m, đường kính 14cm.

Bên trong, hàng rào gỗ hình vng là một khung gỗ có kích thước 2,4m x 2,4m, được cấu thành bởi 4 phiến gỗ. Các phiến gỗ có kích thước trung bình: dài 185cm x rộng 30cm x dày 26cm, được xếp so le và liên kết với nhau bằng khớp mộng. Chính giữa khung có một khối đá lớn, được kht lõm ở chính giữa thành hình trịn đường kính 66cm, thót dần đều xuống đáy, phần lõm sâu 33cm. Thành bên trong của hai phiến gỗ phía Nam và phía Bắc hơi bị lõm hình vịng cung [13].

Cách bề mặt khung gỗ khoảng từ 1,1m và 1,58m xuất hiện 2 lớp gỗ khác, hẳn là được dùng để kê đỡ cho khối đá phía trên. Các thanh gỗ này có kích thước trung bình: dài 185cm, rộng 30cm, dày 26cm.

Phía Nam của cấu trúc này có đường dẫn đi xuống khối trụ đá, thấp thoải dần theo chiều từ phía Nam xuống đến trung tâm, dài 5,62m. Hai mặt của đường dẫn đều được đóng cọc gỗ, tuy nhiên chỉ phía Tây của đường dẫn cịn dấu tích của 15 cọc gỗ trịn đóng ngay ngắn.

Phía ngồi kiến trúc trung tâm có 2 vịng trịn đồng tâm bao quanh, ở đó cịn dấu tích các lỗ chân cột, có thể ban đầu có các cột gỗ đặt ở các vị trí lỗ cột đó nhưng hiện đã bị mất. Vịng trịn trong có đường kính 8,47m, cách tâm khối đá của kiến trúc trung tâm khoảng 4,5m, đã xuất lộ toàn bộ 16 lỗ cột, có kích thước trung bình: dài 90cm, rộng 60cm, sâu 63cm. Các lỗ cột nằm cách nhau từ 0,70m đến 0,90m. Vịng trịn ngồi đường kính 13,22m, cách tâm khối đá của kiến trúc trung tâm khoảng 6,6m, đã xuất lộ 11 lỗ cột, kích thước trung bình: dài 110cm, rộng 62cm, sâu 75cm, các lỗ cột còn lại nằm trong vách bắc của hố khai quật. Các lỗ cột cách nhau trung bình từ 1,50m đến 1,75m. (Xem Ba 51-55; Bv 06-07).

+ Mặt bằng 2 kiến trúc phụ: Cách tâm kiến trúc trung tâm về phía Đơng và

phía Tây một khoảng đều nhau 9,59m là hai kiến trúc phụ nằm đối xứng về hai bên có kết cấu tương tự như kiến trúc chính nhưng quy mơ nhỏ hơn và được làm hồn tồn bằng gỗ. Kiến trúc phía Đơng đã xuất lộ tồn bộ, kiến trúc phía Tây bị phá hủy mạnh, mới chỉ xuất lộ phần khối gỗ lõm và hai thanh gỗ hai bên, một phần của di tích cịn nằm trong vách hố khai quật. Phạm vi đã xuất lộ cho thấy, quy mô, kết cấu tương tự như kiến trúc phía Đơng.

Cấu trúc của hai kiến trúc phụ phía Đơng và phía Tây hồn tồn giống nhau: chiều Bắc - Nam: 1,55m, chiều Đông - Tây: 1,0m, xung quanh có các cọc gỗ nhỏ đóng tạo thành hình gần trịn (kiến trúc phía Đơng cịn 18 cọc gỗ, kiến trúc phía Tây cịn 8 cọc gỗ), chính giữa có 4 thanh gỗ nằm theo chiều Đơng - Tây - Nam - Bắc, liên kết với nhau bằng các mộng ghép; chính tâm là khối gỗ lõm có đường kính 33cm, các thanh gỗ bị vát lõm hình trịn theo chiều lõm của khối gỗ chính tâm [13].(Xem Ba 51; Bv 06-07).

Trong lòng kiến trúc trung tâm đã tìm được ít nhất 4 lá đề bằng gỗ chạm khắc rồng, khơng cịn ngun vẹn, được sơn son, có đặc trưng thời Lý. Có một lá đề cân bị vỡ thành hai mảnh có thể ghép lại được khá đầy đủ, kích thước 9,0cm x 9,0cm x 1,0cm, chạm khắc trang trí hai con rồng thời Lý.

Căn cứ địa tầng xuất lộ và các di vật tìm được, di tích kiến trúc mặt bằng hình trịn (tâm linh) 12.VH.LY.KT004 được xác định có niên đại thuộc thời Lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 47 - 48)