Đặc trưng di tích kiến trúc thời Đại La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 78 - 79)

- Lớp gia cố: Căn cứ vào mặt cắt ngang tại 3 vị trí (góc Đơng Nam thuộc phạm

Tiểu kết chương

3.1.1. Đặc trưng di tích kiến trúc thời Đại La

Thời Đại La thuộc giai đoạn từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, trong đó nổi bật là giai đoạn thuộc Tùy - Đường, từ năm 616 đến 907, đặc biệt trong thời kỳ Cao Biền xây dựng thành Đại La năm 866.

Di tích Đại La hiện nay được phát hiện ở các khu vực: Khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (Khu B, Khu D4-D6, Khu C), đặc biệt tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội đã phát hiện được quần thể nhiều di tích với nhiều kiểu mặt bằng, nổi bật lên là kiểu mặt bằng kiến trúc hình chữ Đinh “J” và mặt bằng kiến trúc hành lang (có 2 móng cột trong bộ vì), Khu vực đường hầm và bãi xe ngầm cơng trình Nhà Quốc hội (hay cịn gọi là địa điểm Vườn Hồng).

Các di tích thời kỳ này được nhận diện với các đặc trưng sau:

- Mặt bằng xuất lộ các di tích các di tích đều nằm bên dưới lớp móng nền của thời Lý, ở đó đất có màu nâu đen, lẫn nhiều than tro. Các di vật trong lớp có mật độ dày, với các loại hình di vật đặc trưng của giai đoạn thế kỷ 7 - 9, như: gạch bìa xám, ngói xám, các mảnh sành thơ có văn thừng ở bên ngồi.

- Vật liệu và kỹ thuật xây dựng móng nền của các di tích kiến trúc thời Đại La khác hẳn với di tích kiến trúc của các giai đoạn sau. Các di tích đều được xây dựng

móng cột của kiến trúc nằm sâu xuống phía dưới, các di tích cống nước và giếng nước đều được xây dựng trên lớp đất nền này.

- Vật liệu và kỹ thuật xây dựng kiến trúc mang những nét riêng khác với các giai

đoạn sau, đó là các vật liệu gồm đất ở dạng cháy, ngói xám, gỗ và gạch bìa. Trong đó, đất, ngói xám, và gỗ dùng để xây dựng các móng cột, các cơng trình phụ trợ của kiến trúc được xây dựng bằng gạch bìa màu đỏ hoặc xám, một số viên cịn được in nổi chữ “Giang Tây quân” trong khn hình chữ nhật.

- Quy mơ và mặt bằng di tích: do chưa xuất lộ hết mặt bằng, nên chưa thể xác định được quy mô mặt bằng tổng thể của các di tích.

Mặt bằng di tích ở đây được nhận diện qua 2 di tích nền móng kiến trúc với các móng cột được xây dựng bằng gạch và cột gỗ được đặt trong các hố cột. Theo kết cầu mặt bằng, đó là các di tích dạng hành lang, giống với các di tích đã phát hiện được khu vực xây dựng Nhà Quốc hội.

Đối với địa điểm Vườn Hồng các di tích mới xuất lộ vừa mang những đặc điểm

chung , đồng thời có những nét riêng như sau:

- Việc xác định di tích móng gia cố của tường thành phía Nam của thành Đại La là phát hiện cực kỳ quan trọng của Khảo cổ học, là đóng góp có ý nghĩa nhất về di tích thời Đại La ở địa điểm khai quật, góp phần giá trị quan trọng trong việc tìm hiểu vị trí của thành Đại Là mà từ trước đến nay chưa từng được biết.

Kỹ thuật xây dựng cơng trình vơ cùng kiên cố, đó là những cọc gỗ được vót nhọn (khoảng trên 1000 cọc gỗ trong diện tích khoảng 350m2), đóng sâu xuống nền đất với khoảng cách các cột trung bình từ 0,3m đến 0,5m, ken dày liên tục. Bên trên là lớp vật liệu cây gỗ thâm mềm được dải xuống nhằm chống lún, trên cùng là lớp vật gạch được đầm nèn chặt.

Đáng chú ý, theo địa tầng, phía Nam của phạm vi di tích hồn tồn khơng phát hiện được di tích kiến trúc nào khác của thời Đại La, cùng với đó, lớp văn hóa của thời kỳ này hồn tồn mờ nhạt. Mặt khác, phía Bắc của di tích (gồm các hố G1, G2 và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội) phát hiện được các di tích kiến trúc với mật độ dày đặc. Từ đó, có thể nhận định, đây là giới hạn về phía Nam của thành Đại La.

Đáng tiếc, do diện tích khai quật nhỏ, nên chưa thể xác định được quy mô rộng lớn hơn của di tích. Theo hiện trạng, di tích cịn tiếp tục phát triển về phía Đơng và phía Tây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 78 - 79)