Đặc trưng của di tích kiến trúc thời Trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 82 - 83)

- Lớp gia cố: Căn cứ vào mặt cắt ngang tại 3 vị trí (góc Đơng Nam thuộc phạm

Tiểu kết chương

3.1.4. Đặc trưng của di tích kiến trúc thời Trần

Trong 175 năm tồn tại, các thành tựu có được từ thời Lý đã được nhà Trần kế thừa, bổ sung đưa lên tầm vóc mới.

Kinh thành Thăng Long giai đoạn này không ngừng được mở rộng, bên cạnh việc củng cố, cải tạo, sửa sang các cơng trình có từ thời Lý, các cung điện khác cũng được bổ sung xây dựng phục vụ cho việc triều chính. Các tài liệu ghi chép, trong thời Trần có 7 đợt xây dựng được tiến hành trong Hồng cung, đã có 12 cung, 12 điện trong tổng số 96 cơng trình được xây dựng.

Năm 1230, nhà Trần đã qui hoạch lại khu trung tâm của Hoàng cung cho phù hợp với thiết chế chính trị, ở 2 bên của điện Thiên An là các cung Thánh Từ, nơi Thượng Hoàng ở, và cung Quan Triều, nơi vua ở, cùng với nhiều các cơng trình kiến trúc xung quanh. Sau đó cịn có nhiều đợt xây dựng, tu bổ, cải tạo nữa được tiến hành, trong đó quy mơ nhất vào các năm 1289 và 1371.

- Các di tích thời Trần ở khu vực 18 Hồng Diệu được nhận diện như sau:

Trên toàn bộ khu vực khai quật 18 Hồng Diệu, chưa xuất lộ cơng trình kiến trúc nào hồn chỉnh của thời Trần.

Tuy nhiên, tại một số vị trí khu vực khai quật, di tích nền móng kiến trúc thời Trần được nhận diện với những đặc điểm chung, gồm 2 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: giai đoạn này có thể là thuộc đầu thời Trần, dấu tích của di tích kiến trúc được nhận diện trên mặt bằng các di tích kiến trúc thời Lý. Ở đó, các vật liệu xây dựng thời Trần được tìm thấy. Chính vì vậy, khả năng giai đoạn này về cơ bản các di tích nhà Trần kế thừa từ thời Lý, có chăng chỉ là việc cải tạo, sửa chữa, thu hẹp hoặc

Do vậy, mặt bằng kiến trúc, vật liệu và kỹ thuật xây dựng nền móng kiến trúc giai đoạn này về cơ bản giống với thời Lý. Khả năng, giai đoạn này ở khoảng trước 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

+ Giai đoạn 2: các di tích thời Trần giai đoạn này có sự khác biệt hồn so với thời Lý cũng như thời Trần giai đoạn 1, với những nét như sau:

Mặt bằng kiến trúc: hình chữ nhật, với nhiều loại hình: móng cột, giếng nước, tường bao, sân nền,... nằm chồng đè lên các di tích nền móng kiến trúc thời Lý.

Vật liệu xây dựng: tại các móng cột, vật liệu nhìn thấy phổ biến là các mảnh gạch và ngói vụn, xen vào đó là đất sét.

Kỹ thuật xây dựng: các móng cột giai đoạn này phát hiện được có kích thước nhỏ hơn, trung bình khoảng 0,8m x 0,8m.

- Tại địa điểm khu vực Vườn Hồng đã xuất lộ đầy đủ mặt bằng của 01 di tích nền

móng kiến trúc ở hố G3 với nhiều điểm riêng, khác với các di tích thời Trần đã phát hiện được tại khu vực khảo cổ học 18 Hồng Diệu. Kiến trúc này có những đặc điểm sau:

+ Mặt bằng: hình chữ nhật, dài theo chiều Bắc Nam, rộng theo chiều Đơng Tây. + Kết cấu: mỗi vì có 02 móng cột (có thể là 3 móng cột vì trong hàng đầu tiên phía Nam có 03 móng cột).

+ Quy mô: theo hiện trạng, quy mô kiến trúc gồm 9 gian.

+ Kỹ thuật xây dựng: các hố móng xuất lộ đều thuộc phần đáy, ở đó có các mảnh gạch và ngói, có thể được dùng để lót đáy của hố móng.

+ Vật liệu xây dựng: các mảnh gạch, ngói mang những nét đặc trưng của thời Trần. Căn cứ vào đặc điểm hiện trạng và quy mơ, đây có thể nhận định đây là cơng trình kiến trúc kiểu hành lang?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 82 - 83)