Giá trị lịch sử văn hóa khu vực Vườn Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 86 - 100)

- Lớp gia cố: Căn cứ vào mặt cắt ngang tại 3 vị trí (góc Đơng Nam thuộc phạm

Tiểu kết chương

3.2. Giá trị lịch sử văn hóa khu vực Vườn Hồng

Từ kết quả khai quật và nhận thức về di tích tại địa điểm khai quật Vườn Hồng, có thể nhận định một số giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích trên mấy vấn đề sau:

3.2.1. Việc nhận thức và nghiên cứu các di tích ở địa điểm Vườn Hồng đóng góp vào việc nhận thức chung về di tích kiến trúc tại Khu di tích Hồng thành Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử.

Đó là những đóng góp và phát hiện mới. Đối với thời Đại La, đó là di tích móng thành được xác định thuộc về phía Nam của thành Đại La (thế kỷ VII - IX) với các đặc điểm về vị trí, mặt bằng xuất lộ, vật liệu và kỹ thuật xây dựng.

Đối với thời Lý, đó là hệ thống gồm 4 di tích nằm trên trục trung tâm của các di tích kiến trúc thời Lý, từ đó đóng góp vào việc khẳng định kiến trúc thời Lý trên các mặt: quy hoạch kiến trúc, quy hoạch tổng thể từng di tích, vật liệu và kỹ thuật xây dựng với những nét riêng. Đặc biệt, với việc lần đầu tiên phát hiện và làm rõ mặt bằng di tích kiến trúc hình trịn đã đóng góp thêm một kiểu mặt bằng vào việc nhận diện và phân định các kiểu mặt bằng của di tích kiến trúc thời Lý. Đồng thời, từ phát hiện này đã đưa đến nhiều ý kiến nghiên cứu về di tích, dẫu chưa thống nhất về tên gọi, nhưng chức năng tâm linh của di tích đực khẳng định, tạm thời, đó là “Di tích kiến trúc tâm

linh đặc biệt đầu thời Lý”.

Sang đến thời Trần, việc phát hiện và xuất lộ đầy đủ mặt bằng di tích ở hố G3 đã đóng góp thêm 1 kiểu mặt bằng và có thể là chức năng khác (hành lang) trong tổng thể các di tích thời Trần tại Khu di tích Hồng thành Thăng Long.

Thời Lê sơ và Lê Trung hưng, các di tích kiến trúc ở đây đã là chỉ dấu chung cho việc nghiên cứu về kiến trúc trên các vấn đề: mặt bằng, vật liệu và kỹ thuật xây dựng, đặc biệt là giá trị của các phát hiện và nghiên cứu của thời Lê Trung hưng. Các móng thành thời Lê sơ và thời Lê Trung hưng nằm song song và cách nhau khoảng 3,0m đã khẳng định, có sự thay đổi về quy hoạch của Cấm thành Thăng Long giữa hai thời kỳ.

3.2.2. Các dấu tích kiến trúc tại khu vực Vườn Hồng góp phần tìm hiểu lịch sử kiến trúc Kinh thành Thăng Long

Theo thông tin ghi chép của các tài liệu sử, nếu lấy mốc từ khi Lý Thái Tổ dựng đơ vào năm 1010 thì Thăng Long đã được hơn 1000 năm lịch sử, cịn nếu tính từ thời Đại La thì lịch sử Thăng Long đã kéo dài khoảng hơn 1.300 năm.

Hiển nhiên, theo các phát hiện khảo cổ học thì lịch sử Thăng Long có thể kéo dài đến hàng nghìn năm trước nữa, nhưng với các dấu tích kiến trúc trong khu vực Vườn Hồng, chúng ta hãy xem xét lịch sử kiến trúc Thăng Long - Hà Nội trong khoảng từ thời Đại La cho đến hết thời Lê Trung hưng. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, các kiến trúc dần dần được hồn thiện về các mặt: bố cục mặt bằng, kỹ thuật xây dựng và điêu khắc trang trí.

Trong khoảng giới hạn như vậy, lịch sử Thăng Long được bắt đầu từ khi thành

Đại La được xây dựng, ở vào khoảng thế kỷ 7 kéo dài đến đầu thế kỷ 10. Thời kỳ này,

các kiến trúc đã phát hiện được ở nhiều khu vực, các đặc điểm về các di tích kiến trúc đã được nhận diện. Đó là hệ thống các móng cột kiến trúc, nền nhà được lát bằng gạch vng, bó nền được xây dựng bằng gạch bìa cùng hệ thống các cơng trình phụ trợ của kiến trúc như cống nước, giếng nước.

Hệ thống móng cột kết nối với nhau tạo thành các mặt bằng kiến trúc kiên cố, điều này mặc nhiên phản ánh kết cấu các kiến trúc ở đây được xây dựng với các hàng cột gỗ được chơn trong các hố móng nằm sâu xuống nền đất, bên trên là bộ khung gỗ liên kết với nhau theo chiều ngang bằng các vì và liên kết dọc với hệ thống xà. Trên mái của các cơng trình kiến trúc phổ biến được lợp bằng loại ngói âm dương với các phù điêu trang trí ở các góc và đầu hồi mái. Các viên ngói âm có hình lịng máng, ngói dương lợp diềm mái thường được trang trí các mơ - típ hoa sen, mặt người hay linh thú với nhiều biến thể phong phú.

Đặc điểm của kiến trúc gỗ với hệ thống khung chịu lực qua các cột gỗ nên kỹ thuật xây dựng móng nền và móng cột được đặt ra hết sức quan trọng, vì đó là yếu tố đảm bảo tính bền vững của các cơng trình.

Móng nền của các kiến trúc thời Đại La được xây dựng trên nền đất tự nhiên được

hình thành bởi sự bồi tụ của “vịnh Hà Nội”, đó là lớp đất với thành phần chính là phù sa ở dạng bột sét màu nâu hồng, có kết cấu yếu, đây cũng là lớp đất bề mặt của tầng sinh thổ.

Dựa trên nền đất đó, con người thời Đại La tiến hành xây dựng các cơng trình kiến trúc. Nắm bắt được địa mạo của khu vực, nên việc gia cố các móng cột để có thể chịu được sức nặng hệ thống kết cấu kiến trúc bên trên hết sức được chú trọng. Các hố móng cột có kích thước trung bình 1,20m x 1,20m, được đào sâu xuống nền đất từ 0,50m đến 0,85m. Đáy của các hố móng được gia cố bằng các mảnh gạch ngói, sau đó

các thanh gỗ kê cột được đặt bên trên, các cột gỗ được chôn sâu trong các hố móng, xung quanh dùng ngói và đất sét chèn chặt.

Mặt bằng các kiến trúc ở thời kỳ này trong khu vực khai quật do bị các di tích

thời sau nằm phủ đè bên trên nên chưa xuất lộ mặt bằng đầy đủ của một cơng trình kiến trúc nào hoặc cũng có thể do bị giới hạn khơng gian và diện tích khai quật. Tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội (khu E), đã tìm được dấu tích nền móng của 18 cơng trình kiến trúc thời Đại La nằm dưới lớp văn hóa thời Lý. Các di tích kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật, 2 hoặc 3 hàng cột với kết cấu nhiều gian. Đặc biệt, xác định được loại kiến trúc có mặt bằng hình chữ đinh –“丁” được đánh giá là cơng trình kiến trúc quan trọng trong khu khai quật. Các khoảng cách gian của kiến trúc trung bình là 4,1m. Do đó mặt bằng kiến trúc thời kỳ này cũng có các khoảng cách gian tương tự, và cùng kiểu mặt bằng với các di tích hành lang nên có thể đây cũng là một kiểu di tích hành lang của thời Đại La.

Việc phát hiện và làm rõ được kỹ thuật và vật liệu xây dựng của di tích móng thành đã góp phần quan trọng trong việc khẳng định vị trí và quy mơ của thành Đại La thế kỷ VII - IX, cũng là khẳng định lời của Đức vua Lý Thái Tổ được viết trong Chiếu

dời đơ, đó là dời đơ về “đơ cũ của Cao Vương”, chắc hẳn đơ cũ đó cũng rất quy mơ,

hồnh tráng với nhiều cơng trình kiến trúc được xây dựng.

Mặc dù chỉ xuất lộ phần nền móng, bên trên các kiến trúc đã bị phá hủy hoàn toàn nhưng qua hệ thống di vật cho thấy các kiến trúc được xây dựng với quy mô lớn, các vật liệu và trang trí kiến trúc đa dạng và chịu ảnh hưởng của văn hóa thời Đường. Đó là sưu tập các loại ngói âm dương lợp mái kiến trúc, các loại gạch vuông được dùng để lát nền, gạch hình chữ nhật xây dựng bó nền hoặc các cơng trình phụ trợ cho kiến trúc. Gạch vng lát nền gồm loại khơng có hoa văn và có hoa văn. Loại có hoa văn với các đồ án trang trí như hoa sen, hay văn hình học, trong đó có viên gạch được trang trí cách điệu hình ảnh cá sấu đang bơi trong sóng nước.

Với các đặc điểm về di tích kiến trúc trên, thành Đại La xứng đáng là trung tâm chính tri quyền lực, kinh tế của An Nam đơ hộ phủ thời Tùy - Đường.

Năm 951, Đinh Bộ Lĩnh bắt đầu chọn Hoa Lư (Ninh Bình) làm căn cứ quân sự. Sau hơn 20 năm chiến đấu liên tục và kết thúc bằng chiến thắng 12 sứ quân, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng Đế, chính thức đóng đơ ở đây, lập ra nhà Đinh (968 -

980). Đến nhà Tiền Lê (981 - 1009) tiếp nối cũng đóng đơ ở Hoa Lư. Với các thành tựu chung đạt được về chính trị, kinh tế, văn hóa trong giai đoạn này nên các nhà nghiên cứu gọi chung là thời Đinh – Tiền Lê.

Như thế, trong khoảng thời gian từ năm 968 đến 1009 khu vực thành Đại La khơng cịn là trung tâm chính trị, nhưng do vị thế nằm ở trung tâm trọng yếu của châu thổ Bắc Bộ nên vùng đất này vẫn là trung tâm quan trọng - Kinh phủ, của đất nước trong suốt gần 60 năm tồn tại của nhà Đinh - Tiền Lê.

Tại kinh đô Hoa Lư, các cuộc khai quật tại chùa Nhất Trụ và đền vua Đinh đã tìm thấy dấu tích các móng cột kiến trúc được xây dựng bằng các thanh gỗ nằm ngang và dấu tích của hàng gạch xếp.

Cuộc khai quật tại địa điểm 18 - Hồng Diệu đã lần đầu tiên tìm được các bằng chứng về di vật và di tích minh chứng cho sự tồn tại của các cơng trình kiến trúc được nhà Đinh - Tiền Lê xây dựng ở Kinh phủ.

Trên cùng độ sâu và mặt bằng với lớp văn hóa Đại La, các phát hiện về dấu tích nền móng kiến trúc tại các khu A, B, C, và D bước đầu đã ghi nhận sự có mặt của các cơng trình kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê. Tuy nhiên phải đến cuộc khai quật tại khu E, các kiến trúc thời kỳ này mới được nghiên cứu cụ thể với 3 dấu tích nền móng có mặt bằng hình vng, hình chữ nhật, có quy mơ nhỏ.

Tại khu vực khai quật, dù mới phát hiện ghi nhận có 2 di tích móng cột thời kỳ này, nhưng mang đầy đủ các đặc trưng tiêu biểu của di tích thời Đại La như những phát hiện trước đó ở các địa điểm khác.

Kết cấu của các cơng trình kiến trúc gỗ thời kỳ này chắc hẳn có những điểm tương đồng với các kiến trúc thời Đại La, trong đó chú trọng đặc biệt vào việc xây dựng gia cố móng cột nhằm chịu được tải trọng của toàn bộ kết cấu và vật liệu lợp

mái. Các móng cột có kích thước trung bình 1,2m x 1,2m, đều là cột âm gồm 2 loại được xây dựng với kỹ thuật khác nhau.

Loại móng cột được xây dựng bằng việc dùng các thanh gỗ, 3 hoặc 4 thanh, có kích thước từ 0,8m đến 1,0m xếp dọc hoặc ngang tạo thành bè móng ở sát đáy của hố móng, sau đó có một thanh gỗ khác được đặt bên trên, cột gỗ sẽ đặt trên thanh gỗ này. Dưới các thanh gỗ có ngói và đất sét dải làm nền. Kỹ thuật dùng các thanh gỗ để kê chân cột như trên có tính chất tương tự như các móng cột thời Đại La. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là sự kiên cố của các móng cột bằng việc gia cường thêm vật liệu, nếu

như cột âm trong các cơng trình kiến trúc thời Đại La chỉ được đặt trên 1 hoặc 2 thanh gỗ thì đến thời Đinh - Tiền Lê, việc gia cố chịu lực các cột của kiến trúc được chú trọng hơn với sự tăng cường các thanh gỗ phía dưới và bổ sung thêm thanh gỗ đặt bên trên, do đó móng cột kiên cố hơn và chịu lực tốt hơn.

Điểm đổi mới khác biệt so với các kiến trúc thời Đại La là sự xuất hiện của loại móng cột dùng các tảng đá kê chân cột đặt ở dưới hố móng, dưới các chân tảng dùng ngói, đất sét hoặc sỏi để gia cố. Chân tảng đá khơng được chế tác cẩn thận, hình dạng khơng xác định.

Mặt bằng kiến trúc, ở thời Đinh - Tiền Lê xuất hiện loại kiến trúc có hai hàng

móng cột, 4 góc của kiến trúc có các móng cột nằm chéo khoảng 450 so với phương vị của mặt bằng. Kiểu mặt bằng kiến trúc như vậy chưa được tìm thấy ở thời Đại La. Mặt bằng các kiến trúc gồm hai gian chính và 2 gian chái, khoảng cách bước gian trung bình là 5,0m, gian chái có kích thước rộng trung bình là 2,0m.

Tồn bộ phần bên trên của các kiến trúc đều đã bị phá hủy, tuy nhiên, các đặc điểm về vật liệu xây dựng và trang trí trên bộ mái kiến trúc tìm được đã cho thấy, các kiến trúc thời kỳ này được xây dựng rất công phu, mang những nét đặc trưng nổi bật về nghệ thuật trang trí. Nổi bật trong số các di vật là viên gạch có in nổi chữ Hán “Đại

Việt quốc quân thành chuyên” trong khn hình chữ nhật, có nghĩa là gạch xây qn

thành nước Đại Việt. Các đầu ngói ống lợp diềm mái ở đầu được trang trí hoa sen, và ngói lịng máng hình chữ nhật cùng các loại ngói úp nóc trang trí phù điêu chim un ương hay quầng sáng được làm từ đất sét đỏ, giống như các phát hiện tại Cố đô Hoa Lư. Như vậy, trên bộ mái các kiến trúc đều được lợp bằng loại ngói âm dương, có gắn các phù điêu trang trí tinh mỹ.

Các phát hiện và nghiên cứu tại 18 Hồng Diệu đã góp phần khẳng định các giá trị về nghệ thuật và kiến trúc của thời Đinh - Tiền Lê mang những nét đặc trưng riêng của dân tộc, có sự giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực. Các sáng tạo giá trị đó là tiền đề, là bước đệm cho sự phát triển và hưng thịnh trong giai đoạn thế kỷ 11 - 14, trong đó thời Lý là đỉnh cao, tạo nên các thành tựu rực rỡ của Văn minh Đại Việt.

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, mở ra thời kỳ nhà Lý với các thành tựu

đạt được trên tất cả các mặt. Năm sau - 1010, Lý Thái Tổ đã có quyết định sáng suốt dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La “Đô cũ của Cao Vương” và đổi tên thành Thăng

bản, đến năm 1029 - 1030, việc xây dựng Thăng Long đã hồn thành với 3 vịng thành khép kín, bên trong là hệ thống các cung điện, lầu gác nguy nga mang tầm vóc mới của thành phố rồng bay.

Theo các tài liệu sử cho biết, trong 216 năm tồn tại của nhà Lý, các cơng trình kiến trúc được xây dựng ở kinh đô Thăng Long với mật độ dày và có quy mơ lớn mang những nét đặc trưng riêng.

Kết quả cuộc khai quật dưới lòng đất tại địa điểm 18 - Hoàng Diệu bước đầu đã xác định được 53 dấu tích nền móng kiến trúc cung điện lầu gác, 7 móng tường bao, 6 giếng nước, 13 đường cống tiêu thoát nước.

Khu vực khai quật Vườn Hồng đã đóng góp 04 di tích thời Lý vào tổng thể các di tích kiến trúc thời Lý tại Khu di tích Khảo cổ học 18 Hồng Diệu. Những di tích ở đây mang đầy đủ các nét đặc trưng của kiến trúc thời Lý, thậm chí có phần kiến cố hơn, về kỹ thuật, tinh mỹ và cầu kỳ hơn về quy mô mặt bằng và kết cấu kiến trúc. Mặt khác, giá trị hơn nữa khi đó lại đều là những di tích quan trọng, nằm chính giữa nên có những đóng góp mới về kiểu mặt bằng, góp phần khẳng định sự tồn tại một trục trung tâm của hệ thống các kiến trúc thời Lý tại 18 Hồng Diệu, nằm về phía Tây của Hồng thành Thăng Long hiện nay.

Các thành tựu xây dựng kiến trúc đã đạt đến đỉnh cao, dấu tích các cơng trình kiến trúc được nhận diện qua hệ thống móng nền, bó nền, móng cột, chân tảng, sân nền và phức hợp các cơng trình phụ trợ của kiến trúc như tường bao, cống nước, giếng nước tạo thành các quần thể kiến trúc phân bố đăng đối, hài hòa, thống nhất thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 86 - 100)