Đặc trưng của các di tích kiến trúc thời Lê sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 83 - 84)

- Lớp gia cố: Căn cứ vào mặt cắt ngang tại 3 vị trí (góc Đơng Nam thuộc phạm

Tiểu kết chương

3.1.5. Đặc trưng của các di tích kiến trúc thời Lê sơ

Năm 1427, sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống nhà Minh xâm lược, Lê Lợi lên ngôi, lập ra nhà Lê, đến năm 1528, nhà Mạc chiếm ngôi. Như vậy, thời Lê sơ được xác định kéo dài khoảng 100 năm (1427 - 1528).

Trên tổng thể khu di tích Khảo cổ học 18 Hồng Diệu, các cuộc khai quật đã tìm thấy dấu tích một số di tích của thời Lê, tuy nhiên, việc nhận thức các di tích kiến trúc chưa được rõ do có mặt bằng di tích nào được làm rõ.

Cuộc khai quật tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội đã làm xuất lộ mặt bằng của 4 di tích nền móng kiến trúc và 01 di tích móng thành, với các đặc trưng sau:

- Mặt bằng di tích: Di tích được xây dựng trên nền đất đắp, phủ đè lên các di tích kiến trúc của các thời trước. Mặt bằng kiến trúc đều có hình chữ nhật, theo 2 hướng: dài theo chiều Bắc Nam, rộng theo chiều Đông Tây (như trường hợp kiến trúc ở hố G12-G14) hoặc dài theo chiều Đông Tây, rộng theo chiều Bắc Nam (như trường hợp kiến trúc ở hố G7-G8, chạy dài men theo chiều dài của móng thành).

- Kết cấu: tại kiến trúc phát hiện được ở hố G7 - G8 (12.VH.LS.KT001), G12 - G14 (12.VH.LS.KT002; 12.VH.LS.KT003) cho thấy, trong mỗi vì kiến trúc đều có 04 móng cột. Trường hợp kiến trúc ở hố G12-G14 (12.VH.LS.KT003), quy mô gồm 3 gian 2 chái. Tại hàng cột ngồi cùng phía Nam, có thêm 1 móng cột nữa.

- Vật liệu xây dựng; tại các hố gia cố móng cột, vật liệu bao gồm các mảnh gạch được đầm chặt, có một số vị trí gạch đầm chặt thành bột. Trong lớp vật liệu đầm móng thành, cịn nhận diện được vật liệu xây dựng của các thời Trần do được tận dụng lại.

- Kỹ thuật xây dựng: các móng cột đều đã bị thời sau phá hủy rất mạnh, về cơ bản chỉ cịn lại các hố móng.

Tại vị trí mặt cắt của móng thành, các vật liệu được đầm thành lớp: cứ một lớp gạch ngói vụn được đầm chặt lại đến 1 lớp đất sét.

Trên tổng thể các di tích phát hiện được, có giá trị và ý nghĩa nhất là di tích móng thành: di tích rộng 3,0m, chạy dài theo chiều Đơng Tây, từ hố phạm vi hố G7 đến khu vực Bộ Ngoại giao và cịn tiếp tục chạy dài về phía Tây.

Căn cứ trên hệ tọa độ Hồng thành Thăng Long, di tích này nằm thẳng với cửa Đoan Mơn hiện nay. Từ hiện trạng và kết quả nghiên cứu đó, có thể khẳng định, đây là di tích móng của tường Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ. Tức là móng tường giới hạn về phía Nam của Cấm thành thăng Long thời Lê sơ. Đây là phát hiện đầu tiên và duy nhất về di tích do vậy vơ cùng có ý nghĩa, góp phần vào việc xác định vị trí và quy mơ của Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 83 - 84)