Đặc trưng di tích kiến trúc thời Đinh Tiền Lê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 79 - 80)

- Lớp gia cố: Căn cứ vào mặt cắt ngang tại 3 vị trí (góc Đơng Nam thuộc phạm

Tiểu kết chương

3.1.2. Đặc trưng di tích kiến trúc thời Đinh Tiền Lê

Thời kỳ này, kinh đơ của đất nước đóng tại Hoa Lư, các nguồn sử liệu không ghi chép đến việc xây dựng các cơng trình kiến trúc ở khu vực phủ thành Đại La. Tuy nhiên, với vị trí quan trọng, là trung tâm của châu thổ Bắc Bộ nên khả năng vẫn có các cơng trình kiến trúc được xây dựng.

Di tích thời Đinh - Tiền Lê hiện nay được phát hiện ở các khu vực: Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (Khu A, B, D4-6 và Khu vực xây dựng Nhà Quốc hội); Cố đô Hoa Lư (Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê). Tại địa điểm khai quật Vườn Hồng, phát hiện được 02 di tích là móng gia cố của cơng trình kiến trúc, có một số đặc điểm chung với các di tích đã phát hiện được tại 18 Hồng Diệu như sau:

- Nền móng của các cơng trình là lớp đất nền tương đương với lớp đất nền của thời Đại La, như vậy, về cơ bản kế thừa thời Đại La, có chăng chỉ là lớp nền mỏng được tôn đắp để xây dựng các hàng gạch lát nền kiến trúc, như trường hợp hố D4-6.

- Hố gia cố: hình vng hoặc gần vng, được đào sâu xuống nền đất. Trong hố móng có các loại vật liệu được gia cố rất chắc chắn.

- Vật liệu xây dựng: gồm gạch màu đỏ, ngói âm - dương màu đỏ, các thanh gỗ. - Kỹ thuât xây dựng: được nhận diện thông qua kỹ thuật xây dựng móng gia cố. Dưới đáy của hố móng là lớp vật liệu gạch và ngói vỡ cùng với đất sét, tiếp đến là 3 hoặc 4 thanh gỗ được đặt song song nhau, trên đó có 1 thanh gỗ khác đặt vng góc với các thanh gỗ bên dưới, cột gỗ được đặt trên thanh gỗ nằm ngang và liên kết với nhau thông qua lỗ mộng và dây buộc. Xung quanh được dùng đất sét, gạch, ngói đầm chặt nhằm cố định cột gỗ.

Như vậy, các cột gỗ này về bản chất là loại “cột âm”, được chôn sâu xuống nền đất, các với loại móng cột có chân tảng đá kê cột (là loại móng “cột dương”) như một số kiến trúc phát hiện được tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) DI TÍCH KIẾN TRÚC tại địa điểm vườn HỒNG, 36 điện BIÊN PHỦ, hà nội (Trang 79 - 80)