Thực trạng kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm trước năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện từ liêm, thành phố hà nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 38 - 47)

. 3 Những nghi nứ về inh t, hội h n im

2. .4 h sử hành hính

2.2. Thực trạng kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm trước năm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị và tư duy. Đại hội đề ra chính sách đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính sách xã hội; đẩy mạnh ba chương trình kinh tế lớn: sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới, chuyển sang thực hiện kinh tế có hạch toán, áp dụng những biện pháp kích thích sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hóa, xóa bỏ tình trạng ngăn sơng cấm chợ và chia cắt thị trường; lập lại trật tự kỷ cương, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

Trong 10 năm đầu đổi mới (1986-1995), huyện Từ Liêm đã đạt được những thành tích khá to lớn về kinh tế, xã hội. Trong thời gian này, q trình đơ thị hóa bắt đầu được thực hiện, tuy nhiên phải từ năm 1996, khi đất nước đẩy mạnh công cuộc Đổi mới theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như Đại hội lần thứ VIII của Đảng quyết định thì đơ thị hóa ở Từ Liêm mới thực sự phát triển mạnh.

2.2. . Kinh t

Trong giai đoạn 1986-1995, kinh tế huyện Từ Liêm đạt tốc độ tăng trưởng 7,51%/năm. Xu hướng kinh tế nông nghiệp giảm dần, kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp và dịch vụ bắt đầu tăng lên. Tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện năm 1995 giảm 51,4% so với năm 1986; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 29,2%; thương mại - dịch vụ tăng 20,6% [6, tr.52].

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Từ Liêm trong những năm 1986-1995 Ngành kinh tế Năm 1986 (%) Năm 1995 (%)

Nông nghiệp 92,3 40,9

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 2,3 33,1

Thương nghiệp - dịch vụ 5,4 26

Nguồn: [157]

- Nông nghiệp

Ngành trồng trọt: Từ năm 1986 đến năm 1995, diện tích gieo trồng đã bắt đầu bị thu

hẹp lại do q trình đơ thị hóa, từ 7.746 ha năm 1990 giảm xuống còn 7.550 ha năm 1995. Tuy diện tích có giảm nhưng năng suất và giá trị hàng hóa các loại cây trồng ngày càng tăng, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích lúa, tăng diện tích hoa, cây ăn quả diễn ra rõ nét và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thể hiện ở các mặt:

+ Diện tích cây lương thực có xu hướng giảm dần, riêng diện tích trồng lúa đặc sản (nếp, tẻ thơm) lại tăng dần. Năm 1995, cả hai vụ đạt được 300 ha lúa tẻ thơm, tăng 200 ha so với năm 1993; có những HTX như Mễ Trì Thượng đưa diện tích lúa thơm lên 60% diện tích trồng trọt của tồn HTX. Các HTX khác như Hồng Tiến (Mễ Trì), Đại Thắng (Tây Mỗ), Xn Phương đều có diện tích lúa thơm tương đối cao. Từ đó, góp phần tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.

+ Diện tích trồng hoa - cây cảnh - cây ăn quả tăng lên. Diện tích trồng hoa - cây cảnh năm 1995 là 270ha, tăng 200 ha so với năm 1990, tức là 174%. Diện tích cây ăn quả tăng mạnh: năm 1990 là 194 ha, năm 1995 tăng lên 250 ha.

Năng suất các loại cây trồng ngày càng được tăng lên do áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến giống, phòng trừ sâu bệnh tốt. Năm 1990, năng suất lúa là 69,4 tạ/ha, năm 1995 là 80 tạ/ha; năng suất rau năm 1990 là 179 tạ/ha, năm 1995 là 186 tạ/ha [157]. Kết quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp đã thay đổi giá trị sản lượng trong ngành trồng trọt. Những cây trồng như hoa, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đang có tỷ trọng tăng dần trong khi đó, giá trị cây lương thực giảm dần: Giá trị sản lượng hoa, cây ăn quả tăng từ 35% (năm 1990) lên 40% (năm 1992) và 47% (năm 1994); giá trị cây lương thực từ 47% (năm 1992) xuống còn 38% năm 1994 [6, tr.334]; Giá trị thu nhập trên một

hecta canh tác hàng năm: năm 1994 đạt 36,6 triệu đồng/ha, tăng 5,8 triệu đồng so với năm 1993; năm 1995 đạt 39 triệu đồng/ha [157].

Ngành chăn ni của huyện vẫn được duy trì và phát triển như ni lợn, gia cầm,

bị sữa... Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong nơng nghiệp nhưng chăn ni của huyện cũng có tỷ lệ cao hơn tỷ trọng bình qn của tồn quốc 2%. Chăn ni lợn phát triển theo hướng trang trại, nuôi theo phương pháp áp dụng cơng nghệ cao và ni lợn có tỷ lệ nạc cao; năm 1995 tồn huyện có 31.013 con lợn (tăng 134,4% so với năm 1990). Chăn nuôi gia cầm cũng được phát triển. Nhiều hộ gia đình ở Phú Diễn, Mỹ Đình… đã ni hàng nghìn con gà. Đàn bị sữa của huyện cũng đã được quan tâm song mới chỉ ở bước đầu như ở xã Thụy Phương [163].

Có thể nói, sau 10 năm thực hiện đổi mới, sản xuất nông nghiệp của huyện Từ Liêm đã đạt được kết quả cả về năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên đơn vị và diện tích. Giai đoạn này, huyện Từ Liêm đã bắt đầu nắm bắt được xu hướng đơ thị hóa, kịp thời chuyển hướng kinh tế, được Thành phố xếp loại là huyện có nhiều khó khăn nhưng đã đạt được kết quả tốt. Tổng giá trị sản lượng thực tế nông nghiệp tăng từ 163,972 tỷ đồng năm 1993 lên 550,5 tỷ đồng (theo giá hiện hành) năm 1995, chiếm 58% giá trị sản xuất địa phương quản lý; bình qn thu nhập một khẩu nơng nghiệp đạt 2,78 triệu đồng/năm; bình quân một hộ đạt 9,4 triệu đồng/năm [6, tr.334-335]. Đời sống và thu nhập của cư dân nông nghiệp được nâng lên rất nhiều, giá trị sản lượng nông nghiệp/1 ha đất canh tác nông nghiệp đạt 39 triệu đồng, tăng 30% so với năm 1990 [9].

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Từ xa xưa, Từ Liêm đã là vùng đất tập trung nhiều làng nghề cổ truyền: làng Vẽ (Đông Ngạc), làng Dộc Cả (Trung Văn) làm nghề hàng nan, làng Hòe Thị (Xuân Phương) giỏi nghề rèn, làng Phú Đơ (Mễ Trì) làm bún, làng Cót (n Hịa) làm vàng mã… Sản phẩm làng nghề của huyện Từ Liêm đã được nhiều người biết đến như cốm Vòng, dao kéo Sinh Từ, bún Phú Đô…

Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là từ khi hịa bình lặp lại trên miền Bắc đến giữa những năm 80 thế kỷ XX, các làng nghề cả nước nói chung và của Từ Liêm nói riêng bước vào giai đoạn phát triển mới. Trong giai đoạn 1976-1979, lực lượng sản xuất thủ công nghiệp của huyện Từ Liêm bao gồm 38 HTX với 3.799 lao động và 40 tổ hợp tác với 565 lao động. Trong thời gian này, do nhu cầu của thị trường Liên Xô và Đông Âu tăng lên đã tác động mạnh đến sự phát triển của các làng nghề và TTCN của Từ

Liêm. Các nghề thêu, ren, thảm len, dệt mành… trong các HTX nông nghiệp đã thu hút thêm 4.000 lao động, tăng thu nhập cho các HTX NN. Năm 1979, ngành TTCN đã được nhận danh hiệu là lá cờ đầu trong toàn ngành TTCN Thành phố Hà Nội. HTX TTCN Đại Mỗ được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba [72].

Từ những năm 80 thế kỷ XX, TTCN tiếp tục được mở rộng sản xuất, phối hợp với các ngành giải quyết nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất, tập trung sản xuất các mặt hàng theo nhu cầu thiết yếu như dệt, may, cơ khí…, đồng thời phát triển thêm các mặt hàng mới để phục vụ sản xuất và tiêu dùng như các sản phẩm mây-tre, chổi lơng gà, chổi chít, dệt vải pê-cơ, vải bị, chiếu cói, chiếu tre, thảm cói… Do đó, năm 1988, giá trị tổng sản lượng TTCN tăng 6% so với năm 1987, đời sống xã viên được đảm bảo [6, tr.270].

Tuy vậy, trong giai đoạn này công nghiệp và TTCN của huyện Từ Liêm gặp phải khó khăn về vốn, vật tư. Thực hiện quyết định số 25/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 21/1/1981 về một số chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh, trong đó cho phép các cơ sở sản xuất thêm kế hoạch 2, kế hoạch 3. Các doanh nghiệp được quyền chủ động mua sắm vật tư, nguyên liệu ngoài chỉ tiêu được cấp và bán sản phẩm của mình trên thị trường tự do. Theo đó, các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện đều thực hiện thêm kế hoạch 3 đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm việc làm cho công nhân. Trong 3 năm (1983-1985) đã có 21/25 đơn vị của Trung ương và 4/7 đơn vị của Thành phố hoàn thành kế hoạch, tiêu biểu như Nhà máy Bê tông Chèm, Nhà máy gạch Từ Liêm, Xí nghiệp Sơn Hà Nội… Các xí nghiệp, cơng ty quốc doanh của huyện đã cố gắng khai thác nguyên liệu phát triển sản xuất như Xí nghiệp Gạch, Xí nghiệp xây dựng, Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc… nên hàng năm giá trị sản lượng tăng bình quân 27%, riêng năm 1985 tăng 35% so với năm 1982 [6, tr.240].

Tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp và TTCN năm 1987 đạt 143.700.000 đồng, trong đó giá trị gia cơng mặt hàng thủ cơng nghiệp xuất khẩu đạt 35 triệu đồng. Tỷ trọng kinh tế bình quân trong 2 năm (1987-1988) của ngành công nghiệp và TTCN chiếm 40,5% tổng sản lượng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp [6, tr.271].

Từ năm 1989, Nhà nước xóa bỏ chế độ cung cấp hai mặt hàng cuối cùng là lương thực và chất đốt, thực hiện cơ chế một giá. Các cơ sở công nghiệp, TTCN, thương nghiệp đã chuyển hẳn sang hạch tốn kinh doanh. Do đó, ngành tiểu thủ cơng nghiệp

của huyện gặp khó khăn thử thách khi chưa kịp thích nghi với cơ chế thị trường, chưa tìm được hướng ra. Hàng hóa, sản phẩm ứ đọng, tiêu thụ chậm, thiếu vốn trầm trọng. Giá trị tổng sản lượng TTCN năm 1989 giảm 16,6% so với năm 1988 và chỉ đạt 51% kế hoạch của năm 1990. Năm 1990, chỉ có 25% HTX sản xuất ổn định, hoàn thành kế hoạch, điển hình là HTX Miêu Nha, đảm bảo mức thu nhập của xã viên đạt 85.671 đồng/tháng; còn lại các HTX khác chỉ đạt 22.000 đến dưới 20.000 đồng/tháng [6, tr.290- 292]. Thời kỳ này các HTX TTCN giải thể hàng loạt, các hình thức sản xuất theo hộ gia đình nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới.

Thực hiện Nghị định 388 của Hội đồng bộ trưởng ngày 20/11/1991 về quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, huyện Từ Liêm đã thành lập Hội đồng chỉ đạo củng cố, thu gom, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị doanh nghiệp do huyện quản lý; xác định rõ nguyên tắc và hình thức củng cố phù hợp với năng lực sản xuất của từng xí nghiệp, dảm bảo các xí nghiệp then chốt thực hiện tốt nhiệm vụ, tận dụng triệt để vốn, tài sản và lao động kỹ thuật của đơn vị.

Đối với các HTX TTCN, thực hiện chỉ thị 32 ngày 05/08/1992 của UBND Thành phố Hà Nội, huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định và phân loại tài sản, nguồn vốn của HTX (của nhà nước, cổ phần đóng góp của xã viên, nguồn huy động khác) đảm bảo dân chủ, công bằng cho xã viên trong việc phân chia quyền lợi khi HTX giải thể. Đồng thời, huyện cũng tập trung chỉ đạo các HTX có thể chuyển đổi mơ hình tổ chức hoặc HTX cổ phần, hoặc duy trì hình thức HTX truyền thống. Tuy đã được củng cố nhưng đến năm 1995, khối công nghiệp quốc doanh, TTCN khu vực tập thể vẫn giảm sút, hiệu quả sản xuất thấp, trong khi khu vực ngoài quốc doanh, tư nhân phát triển mạnh.

Để giải quyết vướng mắc trong sản xuất công nghiệp, TTCN, từ năm 1996, sau khi đánh giá đối với 7 doanh nghiệp quốc doanh, 29 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, 15 HTX, 26 tổ hợp tác, 11.941 hộ kinh doanh, huyện Từ Liêm đã đề ra một số giải pháp cơ bản để đầu tư quy hoạch làng nghề, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế [35, tr.58] … Nhờ đó, đã tháo g khó khăn cho sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh phát triển TTCN. Năm 1996, giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN trên địa bàn Từ Liêm đạt 128.165 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 6,9% so với năm 1995 [6, tr.364].

Thương mại, dịch vụ đóng vai trị quan trọng trong việc lưu thơng hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân. Trước năm 1986, hoạt động phân phối lưu thơng hàng hóa của huyện Từ Liêm diễn ra chủ yếu thuộc khu vực quốc doanh, dựa vào lượng hàng hóa được giao từ trên xuống, thực hiện phân phối và thu mua theo chỉ tiêu. Hoạt động phân phối lưu thông tách rời với sản xuất, ngành thương nghiệp phục vụ bó hẹp trong lĩnh vực nơng nghiệp nên chưa làm tốt chức năng phân phối cho toàn xã hội.

Sau năm 1986, thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh hơn, phạm vi trải rộng từ các chợ đến các quầy bán lẻ trong các xã, phường. Khu vực thương nghiệp quốc doanh vẫn phát triển, nhưng có xu hướng chậm lại. Doanh số bán ra của toàn ngành thương nghiệp năm 1987 là 2,655 tỷ đồng; năm 1988 đạt 13 tỷ đồng, trong đó thương nghiệp quốc doanh đạt 11 tỷ 800 triệu đồng. Đến những năm 90, trước áp lực của cơ chế thị trường, thương mại - dịch vụ thuộc thành phần quốc doanh giảm dần, được điều chỉnh lại cơ cấu để hoạt động có hiệu quả hơn.

Bước sang giai đoạn 1991-1995, ngành thương mại - dịch vụ của huyện bắt đầu phát triển với nhiều loại hình kinh doanh. Thương nghiệp quốc doanh và tập thể vừa sắp xếp lại bộ máy vừa chủ động thực hiện mơ hình tổ chức quản lý kinh doanh phân cấp theo phương thức đẩy mạnh hạch tốn độc lập nhằm thích ứng với thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn có hạn, nhất là vốn lưu động, nên các đơn vị gặp nhiều khó khăn, kinh doanh khơng hiệu quả dẫn đến thua lỗ, một số ngừng hoạt động hoặc xin giải thể.

Trong khi thương nghiệp quốc doanh giảm sút (năm 1992, chỉ còn 10 HTX hoạt động, 14 HTX ngừng hoạt động, 4 HTX xin giải thể), thì thương nghiệp ngồi quốc doanh lại phát triển mạnh. Năm 1993 có 3.816 hộ kinh doanh thương nghiệp - dịch vụ, tăng 20,9% so với năm 1990, chiếm 78,5% doanh số bán ra. Thương nghiệp quốc doanh đạt 26.098 tỷ đồng, thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 90.081 tỷ đồng. Năm 1994, thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển với 21 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, trên 4.000 hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ, tăng 15,3% so với năm 1993 [6, tr. 318].

Nhằm tạo điều kiện phát triển thương mại dịch vụ, huyện Từ Liêm đã quy hoạch đầu tư xây dựng lại hệ thống các chợ Cầu Diễn, Cầu Giấy, Nghĩa Tân, Xuân Đỉnh, Trung Văn, Đại Mỗ… thu hút nhiều thành phần đăng ký bn bán. Do đó, hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng phát triển sôi động đáp ứng nhu cầu của một huyện đang trong q trình đơ thị hóa nhanh.

Hoạt động du lịch của huyện có bước phát triển bằng việc tiếp tục thực hiện các hợp đồng liên doanh với nước ngoài triển khai xây dựng làng du lịch Nghi Tàm. Vùng Quảng An, Tứ Liên, Nhật Tân được huyện quy hoạch phát triển trở thành vùng du lịch của thành phố.

Năm 1996, giá trị thương nghiệp - dịch vụ - du lịch đạt 577.146 triệu đồng, tăng 19,5% so với năm 1995. Hoạt động thương mại - dịch vụ sôi động đáp ứng nhu cầu giao lưu của một huyện đang đơ thị hóa, đạt mức tăng trưởng 19,5%. Nhập khẩu 5.674.000 USD, đạt 141,9% kế hoạch [6, tr.364].

2.2.2. X hội

- ân cư, lao động

Theo số liệu năm 1995, huyện Từ Liêm có 24 đơn vị hành chính xã, thị trấn, diện tích đất tự nhiên 88,6km2, có 37.674 hộ với 158.060 người, trong đó dân số nơng nghiệp là 81.558 người, chiếm hơn 50% dân số toàn huyện [79, tr. 74]. Cũng bắt đầu từ năm này, q trình đơ thị hóa huyện Từ Liêm bắt đầu phát triển, đất canh tác ngày càng giảm đi, do đó có nhiều lao động thiếu việc làm. Hơn nữa, thời kỳ này các cơng ty, xí nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện từ liêm, thành phố hà nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)