Vấ nề ào tạo và hát tin ng ồn nhân lự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện từ liêm, thành phố hà nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 152 - 153)

. 3 Những nghi nứ về inh t, hội h n im

5. Đờ is ng vật hất, tinh thần ng ời â nợ nân go

5.3.2. Vấ nề ào tạo và hát tin ng ồn nhân lự

Cùng với phát triển kinh tế, trong giai đoạn 1996-2013, huyện Từ Liêm cũng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của cơng nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Q trình đơ thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện Từ Liêm. Năm 2006, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn huyện là 39%, năm 2010 đã tăng lên 49%, là kết quả trực tiếp của q trình đơ thị hoá. Thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Từ Liêm đã hồn thiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Từ Liêm (2011 - 2020)" với kinh phí hơn 38 tỷ đồng dành cho 14.700 người đang được triển khai... Cùng đó là kế hoạch hỗ trợ chi phí học nghề cho nhiều loại hình lao động qua cơ sở đào tạo nghề và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với nhiều hình thức hỗ trợ chi phí học nghề như kinh phí học nghề, kinh phí đi lại… Huyện đã mở nhiều các khóa học nghề dài hạn và ngắn hạn tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện và tại các cơ sở liên kết khác với đa dạng các ngành nghề như: điện dân dụng, nghề sửa chữa điện thoại, may thời trang, sửa chữa vi tính, xe máy, ơ tơ, tin học văn phịng, nấu ăn, trồng rau an tồn…

Tuy nhiên, việc đào tạo nghề của huyện cịn mang tính dàn trải, ồ ạt, chủ yếu dạy các nghề mà trung tâm có chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế, chưa có sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Việc vận động người dân học nghề mới chỉ mang tính hình thức phong trào, chưa chú ý đến việc phổ biến và định hướng nghề học cho người dân phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong huyện. Hơn nữa, trang thiết bị dạy học hầu hết đã lạc hậu, ít được đầu tư nâng cấp. Việc đào tạo chủ yếu theo theo các chương trình có sẵn, khơng đáp ứng nghề mà người học cần và nhu cầu của người sử dụng lao động. Do đó chất lượng đào tạo chưa cao, nhiều lao động học xong vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm do trình độ không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hơn nữa, việc xã hơi hóa trong đào tạo nghề chưa phát triển, chưa có cơ chế khuyến khích các tổ chức kinh tế sử dụng lao động tham gia chương trình đào tạo nghề.

Do đó, trong thời gian tới, hai quận Bắc và Nam Từ Liêm phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với u cầu phát triển của vùng và địa phương; Tăng cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho

nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động; liên kết chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp nhằm đào tạo đội ngũ lao động lành ghề đáp ứng nhu cầu việc làm và sử dụng lao động ở nông thôn ven đô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện từ liêm, thành phố hà nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)