. 3 Những nghi nứ về inh t, hội h n im
3. h nin ơấ ngành
Cùng với q trình đơ thị hóa là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và vùng của nơng thơn ven đơ sang đơ thị, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa nguồn thu và tăng khối lượng thu ngân sách của thành phố, là cơ sở tăng ngân sách cho khu vực phòng thủ; nâng cao số lượng, chất lượng, quy mơ, cơ cấu sản phẩm hàng hóa cơng nghiệp, nông sản, thực phẩm, dịch vụ, qua đó tăng cường khả năng đảm bảo kinh tế tại chỗ cho các lực lượng trong khu vực phịng thủ thành phố.
Như đã trình bày ở chương 2, trong giai đoạn 1986-1995, kinh tế huyện Từ Liêm đạt tốc độ tăng trưởng 7,51%/năm. Xu hướng kinh tế nông nghiệp giảm dần, kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bắt đầu tăng lên. Tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện giảm từ 92,3% năm 1986 xuống 40,9% năm 1995; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 2,3% năm 1986 lên 33,1% năm 1995, tăng 29,2%; thương mại - dịch vụ từ 5,4% năm 1986 lên 26% năm 1995, tăng 20,6% [6, tr.52].
Sang giai đoạn 1995-2013, cơ cấu ngành kinh tế của huyện Từ Liêm được phản ảnh qua biểu đồ 3.1 sau đây:
Theo biểu đồ 3.1, cơ cấu kinh tế huyện Từ Liêm từ năm 1995 đến năm 2013 có sự chuyển dịch nhanh, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Từ Liêm qua các năm
33,1% năm 1995 lên 58,9% năm 2013; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ từ 26% năm 1995 lên 39,7% năm 2013; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 40,9% năm 1995 xuống còn 1,4% năm 2013 [163, 165]. Trong năm 2013, tổng giá trị sản xuất chung của các ngành kinh tế (giá cố định 2010) đạt 32.329 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2012, đưa giá trị sản xuất các ngành kinh tế 3 năm 2011-2013 tăng bình quân 16,7% [166].
Đối với hai huyện ngoại thành khác là Thanh trì và Gia Lâm, cơ cấu kinh tế của hai huyện này cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Tại huyện Thanh Trì, giai đoạn 2001-2012, tỷ trọng ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 45,7% lên 69,62%; dịch vụ tăng từ 15,46% lên 22,52%; nông nghiệp giảm từ 38,84% xuống còn 7,86%, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân từ 16-17%/năm [7]. Đối với huyện Gia Lâm, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 41,8% lên 54,3% năm 2010; dịch vụ từ 25,2% lên 26% năm 2010; nông nghiệp giảm từ 35,15% xuống 19,7% năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 18-18,5%/năm [8, tr. 282, 396].