. 3 Những nghi nứ về inh t, hội h n im
3. h nin ơấ vùng
3.4. Thương mại-dịch vụ
3.4.1. iá trị ngành thương mại - dịch vụ
Từ năm 1986, thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh hơn, phạm vi trải rộng từ các chợ đến các quầy bán lẻ. Khu vực thương nghiệp quốc doanh vẫn phát triển, nhưng có xu hướng chậm lại. Đến những năm 1990, trước áp lực của cơ chế thị trường, thương mại-dịch vụ thuộc thành phần quốc doanh giảm dần và đã được điều chỉnh lại cơ cấu để hoạt động có hiệu quả hơn.
Từ năm 1996 ngành thương mại-dịch vụ của Từ Liêm bắt đầu phát triển nhanh và đa dạng. Trong giai đoạn 1996-2000, các thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và tập thể của huyện đã từng bước được củng cố, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh. Năm 1996, giá trị thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trên địa bàn đạt 577.146
triệu đồng. Hoạt động thương mại - dịch vụ sôi động đáp ứng nhu cầu đời sống của một huyện đang đơ thị hóa với tốc độ tăng trưởng 19,5%. Trong giai đoạn này, tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn là 5.674.000 USD, đạt 141,9% kế hoạch nhưng giá trị xuất khẩu chỉ có 14.000 USD, là do thị trường bị thu hẹp lại [6, tr.364]. Năm 1998, huyện có 7 doanh nghiệp quốc doanh với tổng số vốn gần 100 tỷ đồng. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh từng bước phát triển với tốc độ nhanh. Năm 1998, trên địa bàn huyện có 21 tổ HTX, 18 công ty trách nhiệm hữu hạn, 6.019 hộ kinh doanh; những thành phần kinh tế này đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết một phần lớn nhu cầu lao động tại địa phương. Tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất của huyện tăng từ 26% năm 1995 lên 26,9% năm 2000 [6, tr.377-378].
Trong giai đoạn 2001-2005, dưới tác động của q trình đơ thị hóa, hệ thống thương nghiệp - dịch vụ nhiều thành phần trên địa bàn huyện đã dần hình thành. Từ Liêm đã củng cố các doanh nghiệp quốc doanh, tập thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển; mở rộng mạng lưới cung cấp vật tư, hàng tiêu dùng, tăng thêm điểm mua bán hàng hóa và các điểm dịch vụ - thương nghiệp khu vực nông thôn. Hệ thống thương mại có chất lượng cao có xu hướng phát triển nhanh, hình thành các trung tâm thương mại lớn như chợ đầu mối, siêu thị, mạng lưới chợ được sắp xếp lại…, thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh, góp phần thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Doanh số thương mại dịch vụ năm 2004 đạt 1.655.300 triệu đồng, tăng 209% so với năm 2000 (tăng bình quân 22,5%/năm). Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ đạt 404.654 triệu đồng, tăng 121,2% so với năm 2000 (tăng bình quân 21,9%/năm) [152].
Nhằm đẩy mạnh kinh tế thương mại - dịch vụ, Từ Liêm chủ động đầu tư xây dựng một số chợ như: chợ đầu mối Xuân Đỉnh, Cầu Diễn, Mỹ Đình, chợ hoa Tây Tựu, chợ vật liệu xây dựng Đại Mỗ; lập kế hoạch xây dựng một số chợ đầu mối: chợ lâm sản Thượng Cát, chợ đầu mối Tây Mỗ… Năm 2004, huyện có 12 chợ, trong đó có 2 chợ đầu mối - chuyên doanh, 2 chợ loại II, 8 chợ loại III với tổng diện tích là 65.393km2
.
Sang giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng trung bình ngành dịch vụ trên địa bàn Từ Liêm là 18-20%. Năm 2012, giá trị ngành thương mại dịch vụ chiếm 39,6% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ từ 15.664 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 16.213 tỷ đồng năm 2013 (giá cố định năm 2010) [166]. Số cơ sở kinh
doanh thương nghiệp, dịch vụ tăng từ 5.578 cơ sở, 9.850 lao động năm 2005 lên 7.204 cơ sở, 11.004 lao động năm 2010. Những kết quả đó đã góp phần nâng cao ngân sách của huyện từ 183 tỷ đồng năm 2005 lên 1.906 tỷ đồng năm 2010 [184] và 2.528,3 tỷ đồng năm 2013 [166] và là một trong số ít huyện ngoại thành Hà Nội có mức ngân sách tăng nhiều như vậy.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán bn, bán lẻ năm 2010 trên địa bàn huyện đạt 23.090 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp tư nhân có số doanh thu là 22.441 tỷ đồng, chiếm 97% [154]. Các hộ kinh doanh cá thể, bán lẻ hoạt động buôn bán tương đối đa dạng với nhiều mặt hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. So với bán bn, những hộ bán lẻ có mức doanh thu thấp hơn và mức lợi nhuận không cao; đa số tập trung vào lĩnh vực bán lẻ hàng lương thực thực phẩm, đồ uống, các loại tạp phẩm phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 của huyện đạt 302.978 nghìn USD, tăng 196.090 nghìn USD so với năm 2007. Trong đó kim ngạch xuất khẩu 23.985 nghìn USD, tăng 7.083 nghìn USD so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu 278.993 nghìn USD, tăng 189.052 nghìn so với năm 2007. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ (81,5%), hàng dệt may (9,2%) và sản phẩm chế biến thực phẩm nông sản (3,3%) [154]. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là các loại hóa chất, nguyên liệu vải các loại giấy, men bia và một số sản phẩm trung gian khác. Hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu tại huyện đều thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Từ năm 2006 đến năm 2010, huyện đã đầu tư 24 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ, đầu tư và đưa vào sư dụng chợ đầu mối Minh Khai và đang thi công các chợ: Thụy Phương, Phúc Lý, Phú Diễn. Đến năm 2013, huyện đã có hơn 20 chợ đang hoạt động, góp phần tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, phát triển thương mại dịch vụ. Công tác chuyển đổi chợ sang mơ hình doanh nghiệp, HTX quản lý được Từ Liêm tích cực triển khai, đã chuyển đổi được 8 chợ loại 3 cho HTX quản lý khai thác, hoàn thành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 4 dự án chợ: chợ lâm sản Thượng Cát, chợ Cầu Diễn, Nhổn, chợ Sắng - Đại Mỗ cho doanh nghiệp quản lý. Trên địa bàn huyện có 4 siêu thị lớn: Metro, City Max, điện máy HC, Tây Đô và 01 trung tâm thương mại (The Garden). Tồn huyện có 1.064 doanh nghiệp, trong đó có 40 doanh nghiệp nhà nước, 1.004 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 39 hợp tác xã dịch vụ và gần 8.000 hộ kinh doanh cá thể [47].
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu về ngành thương mại, dịch vụ, du lịch huyện Từ Liêm năm 2010
Lĩnh vực Số cơ sở kinh doanh
(Doanh nghiệp) Số lao động (người) Doanh thu (triệu đồng)
I. Kinh tế tư nhân 1.839 19.945 24.789.170
1. Thương mại 1.169 12.584 22.441.000 - Bán buôn 1.112 11.219 20.196.900 - Bán lẻ 54 1.365 2.244.100 2. Khách sạn, nhà hàng 70 1.310 90.100 - Khách sạn 11 84 7.208 -Nhà hàng 59 1.226 82.892 3. Du lịch 18 88 - 4. Dịch vụ 586 5.963 2.258.070 II. Kinh tế cá thể 10.529 15.701 930.100 1. Thương mại 6.798 8.141 651.070 - Bán buôn 826 2.162 110.628 - Bán lẻ 5.952 5.979 540.388 2. Khách sạn, nhà hàng 1.921 4.408 229.735 - Khách sạn 65 106 4.595 - Nhà hàng 1.856 4.302 225.140 3. Du lịch - - - 4. Dịch vụ 1.810 3.152 49.295 Nguồn: [151] 3.4.2. Một số ngành thương mại - dịch vụ
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ của Từ Liêm đang phát triển mạnh dựa trên xu hướng phát triển đơ thị hiện đại, có tiềm năng và đang hình thành một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: dịch vụ bưu chính viễn thơng, trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng, thể thao giải trí, bất động sản, mặt hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, vận tải, văn phòng cho thuê, dịch vụ lưu trú…
Dịch vụ bưu chính viễn thơng, thơng tin là ngành dịch vụ đóng góp lớn trong cơ cấu ngành thương mại dịch vụ của huyện, tập trung chủ yếu ở khu vực Mỹ Đình, Mễ Trì. Đây chính là ngun nhân giúp ngành thương mại dịch vụ Từ Liêm năm 2013 đạt mức tăng trưởng cao.
Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống: Năm 2010 huyện Từ Liêm có 70 doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, trong đó khách sạn - 11 và nhà hàng - 59 và 17 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, lực lượng hộ cá thể tham gia đơng đảo hơn, năm 2010 có 1.921 hộ tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống và đóng góp tới 95% vào doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng [154].
nhỏ, sử dụng ít lao động (bình qn 143 lao động đối với doanh nghiệp và 1,6 lao động đối với hộ cá thể). Mức đầu tư trung bình mỗi hộ kinh doanh dịch vụ này cũng thấp. Theo số liệu điều tra một số nhà nghỉ, khách sạn và nhà cho thuê, mức vốn cố định đầu tư bình quân cũng chỉ khoảng 300 triệu đồng, mức doanh thu phổ biến từ 50-70 triệu đồng và thu hút lao động bình quân từ 3-5 người/mỗi nhà hàng [154].
Ngành dịch vụ lưu trú, văn phòng cho thuê: Huyện cịn có nhiều tổ hợp văn phịng đã đi vào hoạt động như Keangnam Hanoi Landmark Tower (4 doanh nghiệp doanh thu trên 15 tỷ đồng), Handico Tower, Viglacera Tower (6 doanh nghiệp doanh thu trên 15 tỷ đồng), Sudico, The Mannor (4 doanh nghiệp doanh thu trên 15 tỷ đồng), FLC Landmark Tower (5 doanh nghiệp có doanh thu trên 15 tỷ đồng) là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ dịch vụ cho th văn phịng cao cấp. Nhiều cơng trình quan trọng của Thành phố và Trung ương như: Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình… là điều kiện để phát triển dịch vụ tổ chức sự kiện và tham quan du lịch.
Với các khu đô thị đã phát triển ổn định như Mỹ Đình 1, 2, Mễ Trì, Cầu Diễn, hàng loạt tịa nhà hiện đại được xây dựng, tạo ra nguồn cung khá lớn cho hoạt động của dịch vụ cho thuê văn phịng, lưu trú, đặc biệt là khách nước ngồi. Theo thống kê trên địa bàn có khoảng 5.000 người nước ngoài lưu trú, đây là số lượng khá lớn mà các huyện ven đơ khác khơng có được.
Tại một số xã như Cổ Nhuế, Phúc Diễn, Phú Diễn, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Minh Khai, Xuân Phương, Phương Canh, Đại Mỗ, Tây Mỗ phát triển mạnh dịch vụ cho thuê nhà, phịng trọ, với loại hình nhà trọ bình dân cho người lao động và học sinh, sinh viên. Năm 2013, huyện Từ Liêm có khoảng trên 2.000 hộ gia đình kinh doanh xây nhà trọ cho thuê. So với năm 2000 thì số lượng nhà trọ trên địa bàn huyện năm 2013 tăng lên nhanh chóng. Bình qn hộ gia đình ít thì 2 đến 5 phịng trọ; nhà nhiều thì 15-20 phòng cho thuê. Giá phòng trọ dao động từ 800 đến 1.500.000 đ/phịng. Trung bình tiền thu nhập từ cho th phịng trọ của các hộ gia đình từ 1.500.000đ đến 40.000.000đ/tháng [133, tr. 140]. Kèm theo dịch vụ cho thuê nhà là dịch vụ bán các mặt hàng như ăn uống, tạp hóa… cũng góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho cư dân.
Ngành bán bn bán lẻ là ngành có tăng trưởng ổn định 18%/năm. Trên địa bàn huyện có 09 siêu thị ở Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Mỹ Đình, Mễ Trì; nhiều trung tâm thương mại đã đi vào hoạt động; Đã có hơn 20 chợ đang hoạt động, góp phần tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, phát triển thương mại dịch vụ.
Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản là ngành có tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu thương mại - dịch vụ của huyện, đặc biệt là trong những năm 2000-2013. Do nhu cầu mua bất động sản ở các khu vực ven đô tăng cao nên tốc độ tăng trưởng của ngành đạt mức khá cao. Thị trường bất động sản dần phát triển trong thế chậm nhưng chắc chắn, một số dự án nhà ở trên địa bàn huyện tiếp tục được triển khai, đặc biệt khi cơ sở hạ tầng giao thơng được hồn thiện, tỷ trọng của ngành sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tốt.
So với huyện Thanh Trì, ngành dịch vụ của huyện Từ Liêm chiếm tỷ trọng khá so với cơ cấu kinh tế. Nếu như năm 2013, tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện Từ Liêm là: công nghiệp: 58,9%, dịch vụ: 39,7%, nơng nghiệp: 1,4%, thì ở huyện Thanh Trì, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 15,46% năm 2001 lên chiếm 22,52% năm 2012. Trên địa bàn huyện có 587 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, 5.516 hộ kinh doanh cá thể. Xét theo đơn vị hành chính, số hộ kinh doanh dịch vụ tập trung nhiều nhất ở các xã ven đô và trung tâm huyện như: Tân Triều, Tam Hiệp, Tả Thanh Oai, Thanh Liệt và thị trấn Văn Điển. Ngược lại, các xã xa trung tâm, các xã ngoài đê như: Liên Ninh, Vạn Phúc, Duyên Hà, Yên Mỹ… có số hộ tham gia hoạt động dịch vụ ít hơn. Về các loại hình dịch vụ ở Thanh Trì vẫn chủ yếu là dịch vụ thương mại. Tuy nhiên trong lĩnh vực thương mại, ngoài các doanh nghiệp, các công ty của Trung ương và Thành phố ra, vẫn chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ, phân tán và bán lẻ. Dịch vụ ăn uống chỉ tập trung ở thị trấn Văn Điển, Ngọc Hồi và Tứ Hiệp với những nhà hàng, quán ăn quy mô không lớn. Các dịch vụ khác như vận tải, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ văn hóa, tư vấn… nhìn chung cịn nhỏ, mới bước đầu phát triển. Dịch vụ cho thuê nhà trọ bắt đầu phát triển mạnh do trên địa bàn huyện mới mở thêm một số doanh nghiệp, cơ quan, bệnh viện, trường Đại học… [51].
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, cùng với phát triển công nghiệp, TTCN, huyện Gia Lâm cũng chú trọng phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ. Gia Lâm tập trung thực hiện cải tạo, xây dựng hệ thống chợ, siêu thị để tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2001-2005 đạt 10%, giai đoạn 2006-2010 đạt 11,25% [35, tr.111].
i t h ơng 3:
Quá trình chuyển dịch kinh tế của huyện Từ Liêm trong giai đoạn 1996-2013 phù hợp với xu hướng CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn ngoại thành trong q trình đơ thị
hóa. Q trình đó diễn ra đồng thời trong tất cả các ngành kinh tế, mà biểu hiện rõ nét nhất là trong ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ. Các ngành kinh tế này không chỉ tăng nhanh về giá trị sản xuất mà còn cả về số lượng cơ sở sản xuất, góp phần vào việc tăng nguồn ngân sách cho địa phương. Bên cạnh đó, nơng nghiệp - ngành kinh tế chủ đạo của huyện trước năm 1996 lại chịu sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp từ q trình đơ thị hóa (do sự thu hẹp nhanh chóng diện tích đất nơng nghiệp để xây dựng các khu cơng nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp, mở rộng cơ sở hạ tầng đô thi, xây dựng các khu dân cư đô thị…). Mặc dù vậy, trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã chú trọng việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từ loại cây có giá trị thấp sang loại cây trồng có giá trị cao, hình thành các vùng chuyên canh, tăng cường vốn và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ni trồng.
Chuyển dịch kinh tế của Từ Liêm đã dẫn đến sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng, đa dạng, hiệu quả và mang tính bền vững. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực tiễn sản xuất và kinh doanh theo hướng thị trường đã góp phần mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị các sản phẩm, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời q trình đó cũng đã góp phần cải biến nhận thức của dân cư trong sản xuất, kinh doanh, trong việc áp dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất, trong việc hình thành tâm lý sản xuất sản xuất hàng hóa mang thương hiệu và có chất lượng cao.