.2 ơấ inh th nh theo h ng ng nghi h, hin ại h

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện từ liêm, thành phố hà nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 132 - 134)

. 3 Những nghi nứ về inh t, hội h n im

5. .2 ơấ inh th nh theo h ng ng nghi h, hin ại h

Từ năm 1996 đến năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện Từ Liêm đã có bước chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đối với vùng ngoại thành Hà Nội, đó là giảm tỷ trọng nơng nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại-dịch vụ; từ nền kinh tế nông nghiệp với 2 thành phần chính: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu sang nền kinh tế nhiều thành phần; kinh tế hộ được trả lại vị trí và phát triển lên một trình độ cao hơn về mọi phương diện so với thời kỳ trước. Trên thực tế, như đã nói ở trên, cơ cấu kinh tế của huyện Từ Liêm trong giai đoạn 1996-2013 từ chỗ ban đầu xác định là nông

nghiệp-công nghiệp, xây dựng-thương mại, dịch vụ phải chuyển đổi theo hướng công nghiệp, xây dựng-dịch vụ, thương mại-nông nghiệp và cuối cùng là chuyển sang cơ cấu

theo hướng thương mại, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp sinh thái.

Đối với nông nghiệp, trong giai đoạn 1996-2013, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp

của huyện Từ Liêm phù hợp với xu hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn ngoại thành đang trong q trình ĐTH. Là huyện có tốc độ đơ thị hóa nhanh, đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên chủ trương của huyện là coi trọng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp, giảm nhanh diện tích trồng lúa, đưa các loại cây trồng, vật ni có giá trị cao vào sản xuất. Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của huyện Từ Liêm đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng kinh tế thị trường và xuất khẩu. Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh, trồng rau màu và hoa là một hướng phát triển nông nghiệp mới không chỉ xuất hiện ở Từ Liêm mà đã phát triển có quy mơ, thành các vùng chun canh ở nhiều làng ven đô Hà Nội. Người nông dân vẫn làm nông nghiệp, nhưng nền nơng nghiệp đang có chiều hướng chuyển dần theo hướng nông nghiệp dịch vụ,

nông nghiệp đô thị/sinh thái - tức nền nơng nghiệp hiện đại, có ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất trong các đô thị ở vùng ven đô.

Về công nghiệp-xây dựng, với mức tăng trung bình trong giai đoạn 2008-2013 khoảng 16%, Từ Liêm là huyện có tốc độ tăng trưởng khá cao so với các địa phương khác trong Thành phố. Sự tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn, trong thời gian đầu (từ năm 1996) chủ yếu phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp-xây dựng. Bởi vì, trước mốc nghiên cứu ngành cơng nghiệp của Từ Liêm chậm phát triển cả về quy mô cũng như về trình độ kỹ thuật, vì gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề nguồn vốn đầu tư, vật tư sản xuất, lao động có tay nghề, đầu ra sản phẩm... Q trình ĐTH đã mang lại những điều kiện mới cho sự phát triển của công nghiệp-TTCN-xây dựng trên địa bàn Từ Liêm. Chính vì thế, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp không ngừng tăng lên và từ sau năm 2000 ngành này luôn chiếm tỷ trọng trên 57% cơ cấu kinh tế của huyện [151].

Bên cạnh ngành công nghiệp-xây dựng, ngành thương nghiệp-dịch vụ cũng là

ngành phát triển rất nhanh chóng và đa dạng nhờ quá trình ĐTH. Từ chỗ khu vực thương nghiệp quốc doanh là chủ đạo trước thời kỳ Đổi mới, thì từ 1996 thành phần kinh tế quốc doanh giảm dần, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể càng ngày càng được củng cố và mở rộng. Các thành phần kinh tế thuộc ngành thương mại- dịch vụ được tổ chức sắp xếp lại sản xuất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Từ Liêm phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, và quan trọng nhất là trực tiếp góp phần vào việc giải quyết nhu cầu lao động của địa phương. Tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất của huyện tăng từ 26% năm 1995 lên 26,9% năm 2000 [6, tr.377-378], lên 36,3% vào năm 2010 [154]. Nếu tính giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ thì những ngành này đã chiếm tỷ trọng 98,2% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Đến năm 2013, tồn huyện có khoảng 12.000 hộ kinh doanh đang hoạt động, trong đó lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 80%, nâng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 5.781 tỷ đồng, góp phần tích cực trong việc thu ngân sách trên địa bàn huyện cả năm 2013 đạt 2.528,3 tỷ đồng [166].

Có thể nói, lĩnh vực thương mại - dịch vụ của huyện Từ Liêm trong giai đoạn này phát triển mạnh dựa trên xu hướng phát triển đơ thị hiện đại, có tiềm năng, có điều kiện thực tiễn và đang hình thành một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, khách sạn - nhà hàng, thể thao - giải trí, giáo dục phổ thơng…

Hệ thống hạ tầng thương mại dịch vụ tương đối phát triển với nhiều trung tâm thương mại, siêu thị quy mô lớn và hệ thống chợ dân sinh đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhân dân.

Sự tăng trưởng nhanh chóng các hoạt động phi nơng nghiệp như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, buôn bán và dịch vụ... đã tạo ra một số lượng lớn việc làm cho vùng ven đô như huyện Từ Liêm. Hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ- thương mại khơng chỉ có vai trị thu hút lực lượng lao động tại chỗ và lao động nhập cư từ các vùng nơng thơn, góp phần giải quyết việc làm cho cư dân trong huyện, mà thông qua sản xuất thực tế người nơng dân có điều kiện để mở rộng tầm nhìn đối với các hoạt động kinh tế thị trường, nâng cao trình độ nghề nghiệp và cả tiếp nhận lối sống đô thị - một lối sống tương đối khác biệt so với đời sống làng xã cổ truyền ở thôn quê. Đơ thị hóa tạo cơ hội cho người dân được tiếp xúc với lối sinh hoạt hiện đại, mang đặc trưng của đời sống đô thị, đời sống công nghiệp nên đã làm nảy sinh những nhu cầu tiêu dùng mới trong cuộc sống, dẫn đến thúc đẩy các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thị trường và dịch vụ phát triển. Vì vậy, nhiều cơ sở sản xuất và các dịch vụ được hình thành để đáp ứng những nhu cầu mới đó, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm nói riêng cũng như vùng ven đơ Hà Nội nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện từ liêm, thành phố hà nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)