.h tơng hành h Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện từ liêm, thành phố hà nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 47 - 49)

. 3 Những nghi nứ về inh t, hội h n im

2. .4 h sử hành hính

2.3. .h tơng hành h Hà Nộ

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) khẳng định nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH, HĐH đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Mục tiêu của CNH, HĐH được xác định là xây dựng Việt Nam thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh [38, tr.80].

Để phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII (tháng 5/1996) xác định, so với thời kỳ trước đổi mới, Thủ đơ có những thay đổi lớn, cho phép chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và trong thời gia tới, cơ cấu kinh tế ở Hà Nội vẫn là công nghiệp-thương mại, du lịch, dịch vụ-nơng nghiệp (nhưng có thay đổi quan hệ tỷ lệ nội bộ và các trọng điểm phát triển) [9]. Với khu vực ngoại thành, Hà Nội chủ trương chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tồn diện: nơng, lâm, ngư nghiệp-cơng nghiệp, TTCN-thương nghiệp, dịch vụ, du lịch theo thế mạnh của từng vùng, từng địa phương; phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, lấy hiệu quả làm mục tiêu, gắn sản xuất với thị trường trên cơ sở phát triển tồn diện; phát triển cơng nghiệp, TTCN cần quan tâm đầu tư chiều sâu, trang bị kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế ở nông thôn, liên kết, hợp tác đầu tư vốn, sử dụng lao động, đất đai có hiệu quả. Mở rộng thương mại dịch vụ ở nông thôn, chú ý phát triển ngành kinh tế du lịch ở những nơi có điều kiện [119]. Những mục tiêu chủ yếu đến năm 2000 được xác định là: tốc độ gia tăng sản xuất nơng nghiệp bình qn từ 4-4,5%/năm; giá trị công nghiệp-TTCN từ 19- 20%/năm; giá trị bình quân trên một ha đất canh tác bao gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ đạt 40-45 triệu đồng; cơ cấu kinh tế do huyện quản lý: công nghiệp- TTCN-dịch vụ 70-75%; nông nghiệp 25-30%; cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt 30- 40%, chăn nuôi: 60-70%; 90-100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới [120].

Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII (từ 27 đến 30/12/2000) đã chỉ rõ định hướng cơ bản phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô giai đoạn 2001-

2010: Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đơ. Tăng cường vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước; củng cố nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ạnh và liên kết chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn, giữa kinh tế Hà Nội với kinh tế cả nước. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại [10].

Từ định hướng trên, Đại hội đề ra nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 2001- 2005, trong đó phát triển kinh tế tiếp tục thực hiện tốt cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp; tập trung phát triển mạnh lực lượng sản xuất kết hợp chặt chẽ với xây dựng quan hệ sản xuất định hướng XHCN, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo [10, tr. 53-54].

Đối với kinh tế ngoại thành, Đại hội nhấn mạnh: Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn; gắn đơ thị hóa với xây dựng nơng thơn mới theo hướng văn hóa, sinh thái; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, thu hẹp sự cách biệt giữa nội thành và ngoại thành [10, tr.56].

Tiếp đó, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010 được Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV (tháng 12/2006) xác định: Chủ động hội nhập quốc tế, thực sự là một trong những thành phố đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, chú trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp-nông nghiệp… Đầu tư phát triển vùng ngoại thành, phát huy vai trị trung tâm kinh tế trình độ cao tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước [11, tr.63]. Với phương hướng trên, Thành phố Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến khu vực ngoại thành, vì ngoại thành Hà Nội có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của Thủ đơ và có những ưu thế đặc biệt so với các vùng nông thơn trong cả nước. Từ đó, thành phố đã đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế ngoại thành trong giai đoạn 2006-2010 là: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm là 15%/năm; chuyển từ tăng trưởng về số lượng sang nâng cao về chất lượng và tăng nhanh giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; đẩy mạnh tốc độ phát triển khu công nghiệp và dịch vụ tạo sự phân công và thu hút lao động, tạo việc làm mới; nâng cao mức thu nhập; đưa giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 70 triệu đồng/ha; phát triển mạnh tiểu thủ

công nghiệp và làng nghề; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn… [121].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội huyện từ liêm, thành phố hà nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)