. 3 Những nghi nứ về inh t, hội h n im
5. .3 Hạ tầng ơs hát tin mạnh theo h ng văn minh và hin ạ
Như đã trình bày ở chương 2, mặc dù về mặt hành chính là đơn vị cấp huyện, song Từ Liêm trong giai đoạn nghiên cứu có tốc độ ĐTH rất nhanh, phát triển theo hướng hiện đại với sự đan xen mới - cũ, hiện đại - lạc hậu, hoàn thiện - dở dang... Sự phát triển với tốc độ nhanh trên con đường đơ thị hóa, trước hết tác động rõ nhất và mạnh nhất là đến sự thay đổi của hạ tầng cơ sở đơ thị. Nói đến hạ tầng đơ thị thì khơng thể khơng kể đến trước tiên là hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống đường ống cấp nước sạch… Đây là những hạng mục quan trọng, mang tính quyết định trong q trình ĐTH của mỗi địa phương.
Huyện Từ Liêm được Thành phố đánh giá là huyện đi đầu trong việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong những năm qua, huyện chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn với tổng số vốn đầu tư là trên 100 tỷ đồng gồm: Giao thông nông thôn: tổng số vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng bằng nguồn vốn của Thành phố là 3,284 tỷ đồng, ngân sách huyện là 11,2 tỷ đồng, vốn huy động là 5,5 tỷ đồng, kết quả nâng cấp được 85,4km đường liên xã [47]. Trong giai đoạn 2008-2013, huyện đã bê tơng hóa được 385,4km đường trục liên xã, thơn, xóm, đạt 98%; tập trung đầu tư giao thơng nội đồng tại vùng
hoa xã Tây Tựu là 5,3km nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng hoa của huyện, kết hợp phát triển du lịch sinh thái của Thành phố [151].
Hệ thống giao thông vận tải giữa nội thành và ngoại thành được nâng cấp như Quốc lộ 32, đường 23 (đường Đông Ngạc - Thụy Phương - Liên Mạc - Thượng Cát - Từ Liêm), đường 69 (Dịch Vọng - Chèm), đường 70 (Hà Đông - Thượng Cát), đường 65 (Nhật Tân - Ngã Tư Sở)… Những tuyến đường giao thông huyết mạch như đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng – cầu Thăng Long đi sân bay Nội Bài,… Hệ thống giao thông mới xây dựng, nâng cấp đã tạo điều kiện cho phát triển vận chuyển hàng hóa, hành khách và giao lưu mạnh mẽ hơn giữa huyện Từ Liêm với nội thành.
Từ năm 1996 đến năm 2013, trên địa bàn huyện Từ Liêm đã xuất hiện nhiều khu đô thị mới xuất hiện: Khu đơ thị Mỹ Đình 1 và 2, Khu đơ thị Bitexco, The Manor, Tịa nhà Keangnam, Cổ Nhuế, Ciputra (Nam Thăng Long)… Nhiều trụ sở bộ, ngành Trung ương, Trung tâm hội nghị, Trung tâm thể thao quốc gia… cũng tập trung tại đây, đưa Từ Liêm trở thành một phần của trung tâm hành chính mới của thành phố. Điển hình như KĐT The Manor, KĐT Mỹ Đình - Mễ Trì, KĐT Ciputra hiện là một trong những thương hiệu khu đô thị đẳng cấp, văn minh, thu hút khá đơng những người có mức sống cao và người nước ngồi đến sinh sống. Các khu này được thiết kế, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại bậc nhất trong số nhiều khu đô thị ở Thủ đô Hà Nội và cả nước, mang đến dịch vụ đơ thị đầy đủ cùng nhiều tiện ích cao cấp. Bên cạnh đó, với hàng loạt tịa nhà hiện đại được xây dựng cũng tạo ra nguồn cung khá lớn cho hoạt động của dịch vụ cho thuê văn phòng, lưu trú, đặc biệt là khách nước ngoài…
Đánh giá thực trạng về cơ sở hạ tầng đô thị ở huyện Từ Liêm năm 2013 so với trước năm 2000, đa phần người dân đều hài lòng với các chỉ số đánh giá. Cụ thể: có 87,9% người dân cho rằng giao thông (đường sá) tốt hơn; 94,3% hài lòng về nhà ở; 94,8% hài lòng về điện lưới; 75,7% về trường học; 60,7% về trạm y tế xã/phường; 79,0% về hệ thống cung cấp nước sạch; 90,2% về hệ thống thu gom rác, vệ sinh [133, tr.156]. Tỷ lệ các hộ gia đình hài lịng với cơ sở hạ tầng tại địa phương như trên đã phần nào cho thấy các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại, văn hóa và các khu tái định cư đã được chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cũng như sự quan tâm của chính quyền cơ sở nhằm tạo điều kiện tốt cho cộng đồng dân cư huyện Từ Liêm trong q trình ĐTH.
Khơng thể phủ nhận rằng, tính chất đơ thị của huyện Từ Liêm trong tương lai rất đa dạng, là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, ngoại giao, thương mại, tài chính, y tế, đào tạo, giải trí chất lượng cao của cả nước và khu vực; là không gian hội tụ các cơng trình biểu tượng của Thủ đơ; là vùng cây xanh cảnh quan đặc trưng; trung tâm thể thao cấp quốc gia và công viên đô thị cấp thành phố; các khu đơ thị mới hiện đại có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ đáp ứng cho sinh hoạt dân cư và các hoạt động cơng sở, văn phịng.
5. .4. ơ ấ l o ộng, ng tá giải t vi làm và th nhậ ho ng ời l o ộng h n i n tí h ự , hù hợ v i ầ hát t i n inh t ộng h n i n tí h ự , hù hợ v i ầ hát t i n inh t
Đô thị hoá đã và đang tạo ra sự chuyển biến về cơ cấu lao động của huyện Từ
Liêm trong giai đoạn 1996-2013. Với dân số trên 523.400 người (năm 2013), lực lượng lao động của huyện Từ Liêm chiếm 52,4% trong tổng số dân cư của toàn huyện. Tốc độ tăng lực lượng lao động trong giai đoạn 2000-2010 trung bình là 2,8% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số, là một lợi thế cho huyện Từ Liêm trong bối cảnh ĐTH. Quá trình ĐTH của huyện Từ Liêm trong giai đoạn nghiên cứu đã có tác động tích cực, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, cơ cấu lại lực lượng lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra môi trường và nhiều cơ hội cho người lao động tìm được việc làm, ổn định đời sống. Điều này được thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực nghề nghiệp cơ bản như đã phân tích ở phần trên.
Dân số cơ học tăng nhanh mang lại những thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bổ sung lực lượng lao động của huyện. Số lượng lớn người nhập cư lớn đến làm việc trong các khu vực phi chính thức, cung cấp nguồn nhân lực lớn, đóng góp cho việc phát triển kinh tế-xã hội của huyện, góp phần vào việc làm tăng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động trong tồn huyện. Bên cạnh đó, lao động di cư là nguồn cung cấp nhân lực cho các công việc lao động giản đơn, nặng nhọc như xây dựng, chuyên chở vật liệu xây dựng, bốc vác… Sự hiện diện của người nhập cư đã góp phần thúc đẩy phát triển các ngành nghề dịch vụ như rửa xe máy, ô tô, đưa các dịch vụ thiết yếu đến các nhà dân…
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp là ngun nhân chính dẫn đến chuyển đổi trong cơ cấu ngành nghề của huyện Từ Liêm nói riêng và các huyện ngoại thành Hà Nội nói chung. Trong cơ cấu nghề nghiệp của các huyện hiện nay, các ngành nghề phi nông nghiệp như dịch vụ, thương mại xuất hiện
ngày càng nhiều và phát triển mạnh, do đó thu nhập từ những ngành này tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu nguồn thu của các hộ gia đình. Tuy nhiên mức độ chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của các huyện ngoại thành Hà Nội nói chung và giữa các xã trong huyện Từ Liêm nói riêng cũng khác nhau. Những xã có tốc độ đơ thị hóa cao như Mỹ Đình, Mễ Trì, Cổ Nhuế, Xn Đỉnh thì nơng nghiệp hầu như khơng cịn chiếm vai trò quan trọng trong đời sống của người dân. Các yếu tố có vai trị quan trọng tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp của người dân là: sự hiện diện của các ngành nghề truyền thống, thị trường tiêu thụ, chính sách chuyển đổi nghề ở địa phương và nhu cầu chuyển đổi của các cá nhân, hộ gia đình. Theo một nghiên cứu, khi được hỏi về công việc mà người dân mong muốn được chuyển đổi, kết quả nhận được là 58,5% tỷ lệ người dân mong muốn được chuyển qua làm nghề kinh doanh buôn bán và dịch vụ; thứ hai là công nhân, viên chức 29,4%; thứ ba là công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp chiếm 8% [133, tr. 136]. Do đó, ở huyện Từ Liêm, năm 2005, số cơ sở kinh doanh thương nghiệp là 5.578 cơ sở với 9.850 lao động thì đến năm 2011 tăng lên 7.434 cơ sở với 11.334 lao động [23]. Cịn ở huyện Thanh Trì, năm 2005, số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ là 3.308 hộ với 4.683 người thì đến năm 2010 tăng lên 5.784 hộ với 9.682 người. Đối với huyện Sóc Sơn, một huyện có tốc độ đơ thị hóa chậm hơn so với Từ Liêm, năm 2005 số cơ sở kinh doanh thương nghiệp là 4.355 cơ sở thì đến năm 2011 đã tăng lên 6.516 cơ sở [23].
Những năm gần đây, hoạt động ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn ngoại thành Hà Nội cũng thu hút được số lao động tham gia sản xuất trong các làng có nghề là khá lớn. Ở Từ Liêm có 11 làng, Thanh Trì 24 làng nghề, Gia Lâm 22 làng… Thu nhập bình qn của một lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 1.092.000 đồng/người/tháng (khoảng 13 triệu đồng/năm). Các huyện có thu nhập khá là Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh đạt từ 21-31 triệu đồng/năm; Thanh Trì từ 10-20 triệu đồng/năm [178, tr.97]. Qua đó, có thể nhận thấy rằng, trong q trình chuyển đổi nghề nghiệp của người dân ở huyện Từ Liêm, buôn bán thương mại và phát triển nghề phụ tại các làng nghề được cho là phù hợp hơn cả, bởi hai nhóm ngành này có thể đem lại thu nhập cao và có tính ổn định.