. 3 Những nghi nứ về inh t, hội h n im
3. h nin ơấ vùng
3.3 ng nghi, â ựng
3.3.1.1. Cơng nghiệp
Như đã trình bày ở chương 2, trong giai đoạn trước năm 1996, ngành công nghiệp của huyện Từ Liêm nói chung gặp khó khăn về vốn, vật tư, do vậy tốc độ phát triển cả về số lượng quy mơ và trình độ kỹ thuật cịn rất hạn chế. Theo biểu đồ 3.2, từ năm 1996 đến năm 2000, ngành công nghiệp của địa phương bắt đầu có bước phát triển mới, giá trị sản xuất không ngừng tăng lên, từ 195.119 triệu đồng năm 1996 [155] lên 270.136 triệu đồng năm 2000. Sản phẩm chính là chế biến thực phẩm, cao su platics, chất khoáng phi kim loại, chế biến lâm sản, bao bì caton… [151].
Trong giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao là do huyện đã tích cực thực hiện cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. Thời gian này toàn huyện có 381 doanh nghiệp, trong đó có 154 doanh nghiệp được thành lập, nhiều doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định, một số doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị kỹ thuật, nâng cao sản phẩm, mở rộng thị trường góp phần thúc đẩy ngành cơng nghiệp phát triển [151]. Đặc biệt các ngành nghề truyền thống vẫn duy trì ổn định sản xuất và phát triển: chế biến gỗ tăng 28%, sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 46%, sản xuất sản phẩm từ giấy tăng 58%, may mặc tăng 66%; một số ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng rất cao như ngành in 122%, sản xuất sản phẩm từ giấy 142% [152]. Do đó, trong giai đoạn này, giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp tăng 213% so với năm 2000 (bình qn tăng 25,7%/năm), vượt kế hoạch 15,7% [147]. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 531 tỷ đồng năm 2005 [151].
Tiếp đến, trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ phát triển cơng nghiệp của huyện đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,2%/năm, tăng 2,3% so với năm 2005 [6, tr.422]. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.318 tỷ đồng năm 2010 [151], và đạt 3.304 tỷ đồng (theo giá cố định 2010) vào năm 2013 [166]. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp của huyện ngày càng tăng (từ 1.460 cơ sở năm 2005 lên 1.621 cơ sở vào năm 2010 [23].
Những năm 2010-2013, ngành công nghiệp Từ Liêm có xu hướng giảm dần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đảm bảo đúng định hướng của huyện và của tồn thành phố. Điều này đã thể hiện tính chất cơ cấu kinh tế đơ thị rõ rệt, đồng thời phản ánh một cách khách quan về tác động của đơ thị hóa đến q trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện Từ Liêm.
Mặc dù giá trị sản xuất ngành công nghiệp vẫn tăng nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế chung của huyện có xu hướng giảm. Ngồi các doanh nghiệp nằm trong cụm công nghiệp, trên địa bàn huyện cịn có hơn 1.600 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có khoảng 130 doanh nghiệp có doanh thu lớn (trên 15 tỷ đồng/năm). Các doanh nghiệp lớn tập trung ở các xã Mỹ Đình 1 (27 doanh nghiệp), Mễ Trì (17 doanh nghiệp) và Trung Văn (10 doanh nghiệp) [151]. Các cơ sở sản xuất còn lại chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, đi lên từ hộ gia đình, sản xuất cịn thủ cơng, chưa được đầu tư về máy móc, thiết bị hiện đại. Các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản phẩm từ giấy, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản phẩm từ cao su, plastic, thiết bị điện, sản xuất trang phục và các ngành nghề khác. Cụ thể như sau:
Biểu đồ 3.3: GTSX ngành công nghiệp huyện Từ Liêm qua các năm
+Ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, chiếm hơn 40% cơ cấu ngành công
nghiệp, là ngành công nghiệp chủ lực của huyện trong giai đoạn này, với tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm là 11%, thu hút tới hơn 5.053 lao động [151]. Trong số các cơ sở đang hoạt động, Công ty CP cơ điện lạnh Thăng Long, Công ty CP thép đỉnh cao, Công ty TNHH kim loại màu Trường Thành, Cơng ty TNHH cơ khí Chung Sơn... là những cơ sở sản xuất nổi bật có doanh thu hàng năm từ 15 tỷ đồng trở lên. Các sản phẩm chính: bàn, hệ thống bếp, thang máy bằng inox, thép, các sản phẩm bằng sắt thép, tấm lợp inox...
+ Ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy: Đây là ngành mang lại giá trị sản xuất lớn thứ hai trong ngành công nghiệp với chiếm 16,2% cơ cấu ngành cơng nghiệp. Ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân 98%/năm, đặc biệt năm 2012, tốc độ tăng trưởng đạt 208.8%/năm; ngành này có 12 cơ sở sản xuất giấy với 1.362 lao động [151].
+Ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tạo ra giá trị sản xuất lớn thứ ba
trong ngành cơng nghiệp, có tốc độ tăng trung bình vào khoảng 9%, chiếm 15% cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, thu hút 735 lao động tham gia sản xuất tại 36 cơ sở [151]. Những cơ sở kinh doanh có đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành: công ty TNHH đầu tư và phát triển thị trường hóa chất MDI, cơng ty hóa chất Việt Quang với sản phẩm chính: hóa chất xử lý bề mặt kim loại, hóa chất cơng nghiệp (muối kim loại, thức ăn chăn ni) và hóa chất phịng thí nghiệm.
+Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ
86,9%/năm. Sản xuất chế biến thực phẩm chiếm 5,5% cơ cấu giá trị sản xuất với 268 cơ sở hoạt động và 981 lao động [151]. Công ty lớn: công ty TNHH công nghệ thực phẩm Vinh Anh với
+Ngành sản xuất thiết bị điện chiếm 5,4% cơ cấu ngành công nghiệp, tốc độ tăng
trưởng đạt 947.5%/năm. Từ năm 2012-2013, tốc độ tăng trưởng duy trì mức 5%/ năm [151].
+Ngành may mặc là ngành thu hút lao động nhiều thứ 3 trong các ngành công nghiệp với 1.014 lao động tại 126 cơ sở. Ngành hiện đang chiếm 2,5% tỷ trọng ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 20%/năm [151].
+Ngành sản xuất đồ uống là một ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh của Từ Liêm.
Ngành sản xuất đồ uống chỉ mới bắt đầu phát triển trong các năm 2010-2013 nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, có đóng góp lớn cho ngân sách huyện, giá trị sản xuất của ngành sản xuất đồ uống xếp thứ năm trong sản xuất công nghiệp của Từ Liêm. Ngành đồ uống chiếm 3,5% cơ cấu giá trị sản xuất với 19 cơ sở hoạt động tạo công việc cho 125 lao động [151]. Trong số các cơ sở đang hoạt động sản xuất đồ uống, bia Sài Gòn- Hà Nội là một thương hiệu mạnh, có quy mơ sản xuất lớn, áp dụng dây chuyển sản xuất hiện đại. Ngồi ra nước khống Vital cũng là một sản phẩm nổi bật khác của ngành này. Tại huyện ngoại thành khác như Thanh Trì, mặc dù khơng phải là trung tâm phát triển công nghiệp của thành phố Hà Nội, song trong thời gian này, cơng nghiệp huyện Thanh Trì cũng đã phát triển với tốc độ khá cao, góp phần đưa cơ cấu kinh tế của huyện từ huyện nông nghiệp trở thành huyện công nghiệp. Đến năm 2012, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện đạt 4.143,5 tỷ đồng, trong đó cơng nghiệp do Trung ương và Thành phố quản lý chiếm tới 76,1% (do các doanh nghiệp lớn trên địa bàn chủ yếu do Trung ương và Thành phố quản lý). Về các hoạt động sản xuất công nghiệp do Huyện quản lý, chủ yếu là các cơ sở cơng nghiệp ngồi quốc doanh với tổng số 1649 cơ sở, hộ sản xuất, trong đó: 1477 hộ cá thể và 281 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp [51].
3.3.1.2. Xây dựng
Cũng như ngành công nghiệp, trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, giá trị ngành xây dựng của Từ Liêm tăng nhanh theo từng năm, từ 21.333 triệu đồng vào năm 1996 [151] lên 34.444 triệu đồng năm 1999 [151].
Là huyện nằm trong quy hoạch phát triển đô thị, từ năm 1998 đến năm 2000, Từ Liêm đã tiếp nhận 13 dự án đầu tư xây dựng với diện tích giải phóng mặt bằng gần 100ha, trong đó có dự án trọng điểm quốc gia để phục vụ Sea Game 22 diễn ra cuối năm 2003 là khu Liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình (64ha), tập trung ở 2 xã Mễ Trì và Mỹ Đình [6, tr.387].
Từ năm 2001 đến năm 2005, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật hạ tầng được đẩy mạnh hơn trước nên kết quả là một số cơng trình đã được hồn thành đưa vào sử
dụng như: cụm công nghiệp vừa và nhỏ Minh Khai (giai đoạn 1), cơng trình trụ sở Huyện ủy-HĐND-UBND huyện, trường tiểu học Xuân Đỉnh, đường Phú Diễn-Liên Mạc, chợ đầu mối nơng sản Xn Đỉnh, chợ Mỹ Đình, kênh tưới trạm bơm Liên Mạc, hệ thống điện Thượng Cát… [151].
Từ năm 2006 đến năm 2010, ngành xây dựng huyện Từ Liêm tiếp tục tiếp nhận triển khai 521 dự án với diện tích trên 2.000ha, và đã hoàn thành trên 300 dự án, thu hồi 1.000ha đất đai. Trong đó có nhiều dự án trọng điểm như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, Cơng viên Hịa bình, Khu ngoại giao đồn, Bộ Quốc phòng, các khu đơ thị mới, một số cơng trình Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, các dự án trọng điểm về giao thông (đường 32, đường vành đai 3, đường 32 đi khu công nghiệp Nam Thăng Long…). Riêng trong năm 2010, để phục vụ cho việc xây dựng các cơng trình trọng điểm Chào mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Từ Liêm đã giải phóng mặt bằng hơn 1.000ha đất phục vụ cho hơn 300 dự án.
Đến năm 2013, ngành xây dựng Từ Liêm có giá trị sản xuất lớn và tốc độ tăng trưởng khá nhanh (13%/năm). Ngành này ln có tỷ trọng lớn hơn ngành cơng nghiệp. Xây dựng chiếm 25% trong cơ cấu kinh tế chung của huyện và chiếm hơn 70% trong cơ cấu ngành Công nghiệp - xây dựng; mang lại giá trị sản xuất là 12.332 tỷ đồng năm 2013 (theo giá cố định 2010) [166]. Trong số 200 doanh nghiệp hàng đầu của huyện, có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có doanh thu trên 15 tỷ đồng như Công ty CP đầu tư xây dựng Token Việt Nam, Công ty xây dựng và thương mại Tồn Hiền, Cơng ty CP tư vấn kỹ thuật E&R, Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân, Công ty CP đầu tư và xây dựng 703, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thuận An Building, Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Xây dựng Dũng Thành…