. 3 Những nghi nứ về inh t, hội h n im
5. Đờ is ng vật hất, tinh thần ng ời â nợ nân go
5.2.4. nạn hội, nhiễm m it ờng ngà àng iễn in hứ tạ
Với tốc độ đơ thị hố diễn ra nhanh chóng cùng với làn sóng di cư từ các địa phương khác đến Từ Liêm dẫn đến sự gia tăng dân số và đặt ra nhiều thách thức cho Từ Liêm trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực mơi trường, an ninh xã hội. Bức tranh đơ thị đã có sự đối lập giữa một bên là tốc độ phát triển ngày càng nhanh các khu chung cư, khu đô thị mới hiện đại và một bên là sự tồn tại của các khu nhà tạm bợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thấp kém, tệ nạn xã hội gia tăng và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Tệ nạn xã hội: Tốc độ đơ thị hóa nhanh kéo theo các tệ nạn xã hội cũng có xu
hướng tăng lên nhanh chóng. Tình trạng mua bán, sang nhượng, cắm cọc, san lấp, bỏ hoang diện tích đất chờ sang nhượng khá phổ biến; điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư. Người nông dân Từ Liêm trước đây là nông dân thuần túy,
thu nhập không cao, mức sống thấp, nay bị thu hồi đất được đền bù một khoản tiền lớn. Đa phần trong số họ có kế hoạch làm ăn, chuyển hướng đào tạo nghề nghiệp phù hợp với các thành viên trong gia đình nhưng cũng có một bộ phận với số tiền thu hồi do bán đất, họ xây nhà, mua xe, sắm sửa mà không nghĩ rằng hết tiền sẽ trắng tay, lại rơi vào tình trạng cịn nghèo hơn cả khi khơng có tiền đền bù. Hơn nữa, việc trơng chờ bán đất khiến khơng ít hộ ngại đầu tư cho sản xuất nơng nghiệp, khiến diện tích đất ruộng bỏ hoang. Đơ thị hóa ở một số xã đã làm cho diện tích đất nơng nghiệp bị xé nhỏ, đan xen với các cơng trình cơng cộng; đồng thời hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu cũng bị chia cắt, bị phá v dẫn đến hệ quả là trời mưa thì ngập úng khơng thể thốt, trời nắng thì khơng dẫn được nước vào đồng, phải chịu cảnh hạn hán, ảnh hưởng lớn tới sản xuất nơng nghiệp. Có nhiều mảnh đất cịn trở thành nơi chưa chất thải xây dựng, rác thải… của dự án; trở thành nơi trú ngụ cho sâu bệnh, chuột bọ thậm chí trở thành nơi gây mầm bệnh lây nhiễm đối với sức khỏa của con người và gia súc; nhiều mảnh đất “kẹp” đã bị bỏ hoang, dừng hẳn canh tác.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn xã hội và gia tăng bạo lực do tranh giành đất đai vì đất là nguồn sinh kế chính của nhiều hộ nông dân của huyện Từ Liêm. Do đất ở khu vực huyện Từ Liêm nói riêng và vùng ven đơ nói chung ngày càng trở nên khan hiếm, dẫn đến giá đất ở đây ngày càng tăng cao, tạo ta một sức ép tâm lý cho người dân. Việc gia tăng giá trị của quyền sử dụng đất cũng làm nảy sinh tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, dịng họ, làng xóm… Trước kia, khi giá trị đất cịn thấp thì việc phân chia dường như là một việc dễ dàng hơn nhiều. Năm 2012, huyện Từ Liêm đã giải quyết trên 500 vụ kiện tụng, tranh giành đất đai, nhiều gia đình tan nát. Hiện tượng đánh nhau gây thương tích do tranh chấp đất đai thường xuyên diễn ra trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó là sự gia tăng các tệ nạn xã hội thâm nhập vào cộng đồng nông thôn như cờ bạc, rượu chè, mại dâm, ma túy… Đây không phải là điều mới nhưng nó gia tăng mạnh mẽ kể từ khi người dân có nhiều tiền nhờ bán đất và nhiều thời gian rỗi vì khơng có việc làm. Theo khảo sát của chúng tôi, đặc biệt tại các địa phương có nhiều đất nơng nghiệp bị thu hồi như Mỹ Đình, Mễ Trì… rất dễ dàng nhìn thấy những nhóm người (đủ mọi lứa tuổi) tụ tập chơi bời ở nơi cơng cộng hay tại các gia đình. Ngun nhân chính của hiện tượng này là do họ q nhàn rỗi, khơng có việc để làm cộng vào đó là tâm lý lười lao động, thích đua địi. Năm 1996, huyện Từ Liêm có 121 người nghiện
hút, 12 người hành nghề mại dâm, nhưng đến năm 2013, số lượng đã tăng lên rất nhiều [6]. Cụ thể tại xã Mễ Trì, tình trạng cờ bạc, cho vay nặng lãi, ma túy, mại dâm vẫn tồn tại dai dẳng; vi phạm đất đai, trật tự xây dựng chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến gây mất an ninh trật tự. Tồn xã có tổng số 218 vụ vi phạm, trong đó: 22 đối tượng ma túy,135 đối tượng hình sự, 5 đối tượng lô đề, 25 cơ sở cầm đồ, 17 nhà nghỉ, 6 khách sạn, 2 cơ sở tầm quất, 6 cơ sở karaoke [171]. Còn ở xã Trung Văn đã xảy ra 36 vụ phạm pháp hình sự, đã điều tra làm rõ 20 vụ, 33 đối tượng, xử lý hành chính 05 vụ với 14 đối tượng [172]. Hiện tượng thanh niên nghiện ma túy cũng vẫn cịn tái diễn như xã Tây Mỗ có 21 đối tượng, trong đó có 9 người điều trị thay thế bằng methađon, 5 người chưa cai lần nào, có 6 người đang ở tại các trung tâm cai nghiện [173]; xã Đại Mỗ có 19 người. Trong nghiên cứu với 540 hộ gia của huyện Từ Liêm, Bùi Văn Tuấn đã cho thấy, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, nghiện bia rượu, nghiện hút, tiêm chích ma túy chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ. Tiếp đến là nạn trộm cắp, cướp giật 29,1%; gây rối mất trật tự an ninh 19,0%; bạo lực gia đình 14,2%. Theo đó, tệ nạn xã hội ở địa phương ngày càng phổ biến và nghiêm trọng chiếm 20.9%; tệ nạn xã hội ngày càng tinh vi hơn chiếm 33,9% [133, tr. 190].
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội của huyện Từ Liêm phát triển nhiều hơn trong giai đoạn này là do những mặt trái của ĐTH. ĐTH làm cho dân số tăng nhanh, kinh tế phát triển dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng. Tình trạng thất nghiệp, nghèo đói đã đẩy một bộ phận dân cư sa vào tệ nạn xã hội. Tình trạng đạo đức xuống cấp đã làm tha hóa một bộ phận dân cư trong đó có nhiều thanh thiếu niên, học sinh coi thường pháp luật. Cùng với đó là sự thiếu quan tâm chăm sóc của gia đình, xã hội và tình trạng bng lỏng quản lý của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cũng là một nguyên nhân làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đễn tình trạng phát triển tệ nạn xã hội ở Từ Liêm: Kỷ cương pháp luật không nghiêm 58,2%; Cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chưa tốt 62,2%; Mặt trái của cơ chế thị trường 54,4%; Nhận thức của người dân 41,1%; Đạo đức của một bộ phận dân cư xuống cấp 43,6%... [133, tr.110].
- Ơ nhiễm mơi trường: Q trình ĐTH cũng tác động khơng nhỏ đến môi trường của huyện Từ Liêm. Sự phát triển của các làng nghề thiếu biện pháp xử lý chất thải, nước thải và hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu của các doanh nghiệp chưa được quan tâm đổi mới đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại một số khu vực nông thôn, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước sông do chất thải, nước thải, rác thải và bụi
công nghiệp. Tại một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp chưa được xây dựng đồng thời cùng với sự phát triển của các dự án đầu tư công nghiệp và thiếu các nhà máy xử lý rác thải cơng nghiệp một cách có hiệu quả cũng là ngun nhân của tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái của trên địa bàn huyện. Tất cả điều đó đã trực tiếp ảnh hưởng có hại đến đời sống sức khỏe của người lao động và nhân dân. Một bộ phận không nhỏ người dân quanh các khu cơng nghiệp… ln trong tình trạng đau đầu, ù tai, chóng mặt, mệt mỏi; một bộ phận khác thì bị bệnh thần kinh, đường ruột, da liễu… Hơn nữa, để đạt được mục tiêu tăng năng suất cây trồng, vật nuôi người dân phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, thâm canh tăng vụ, đổi mới cơ cấu giống, sử dụng hóa chất, sử dụng phân bón hóa học. Các loại hóa chất này đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng của nhiều loại sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học, làm xuất hiện các loài sâu hại kháng thuốc,... đã tác động rất lớn đến môi trường sinh thái.
Về mức độ ô nhiễm khơng khí, theo kết quả đo đạc, phân tích chất lượng mơi trường khơng khí, đa số các huyện ngoại thành Hà Nội đều bị ô nhiễm nặng nề về bụi, tiếng ồn... Từ Liêm là một trong các huyện của Hà Nội bị ô nhiễm nặng nhất. Ở huyện Từ Liêm, số liệu quan trắc khơng khí có kết quả là 103,9; huyện Gia Lâm là 137,5 [39, tr.1159]. Mơi trường khơng khí trên địa bàn một số nơi có hoạt động sản xuất nghề có dấu hiệu bị ơ nhiễm như bún Phú Đơ (Mễ Trì), Trung Văn... Theo kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc, Sở Tài nguyên môi trường, các thông số bụi tổng số (TSP) vượt 1,61 lần QCVN; SO2 vượt là 1,01 lần, bụi As vượt 1,53 lần QCVN; nồng độ Cr vượt 22,86 lần quy chuẩn cho phép [151]. Hay tại các tuyến đường có mật độ giao thơng lớn như Phạm Văn Đồng, đường 32, khu vực bến xe Mỹ Đình…, mơi trường khơng khí có dấu hiệu ơ nhiễm bởi khí CO, SO2, NO2, bụi PM10, bụi chì, Benzen và tiếng ồn. Bên cạnh đó, do hoạt động xây dựng của huyện Từ Liêm như: nhà cửa, đường xá, cầu cống,... rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi đã gây ra hiện tượng ô nhiễm bụi cục bộ, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Về mức độ ô nhiễm môi trường nước: Ơ nhiễm mơi trường nước mặt hiện đang là vấn đề quan trọng của Từ Liêm. Với dân số của huyện Từ Liêm là 523.400 người năm 2013, lượng nước thải sinh hoạt thải ra ước tính hơn 60.000m3/ngày. Khối lượng nước thải này một phần được xả trực tiếp xuống các ao, hồ trong khu vực dân cư, phần lớn cịn lại qua các kênh, mương, cống thốt nước xả thẳng vào sông Nhuệ.
Có thể lấy ví dụ như Hồ Mễ Trì thuộc xã Mễ Trì là hồ có chức năng điều hòa của khu vực, tuy nhiên hiện tại hồ nhận toàn bộ nước thải sinh hoạt của khu Đơ thị Mễ Trì, theo đường dẫn dưới hồ chảy ra sơng Nhuệ. Nước hồ có màu đen và ơ nhiễm nghiêm trọng. Hay như Sông Cầu Đá (chảy qua nhiều phường và đổ về sơng Nhuệ), hứng chịu tồn bộ nước bẩn, rác thải dồn ứ lại của khu vực dân cư phía trên. Hiện nay, khu đơ thị mới Cổ Nhuế được xây dựng đã chặn đường thốt nước của thơn Hồng 2 và Hoàng 3 phường Cổ Nhuế khiến đoạn sông đi qua xã Cổ Nhuế dài chừng 1 km nước đen đặc, ô nhiễm nghiêm trọng [151]. Hay tại làng nghề bún Phú Đô, cứ trong 10.200 tấn sản phẩm mỗi năm đã thải các chất ô nhiễm 76,9 tấn COD; 53,14 tấn BOD5; 9,38 tấn SS, toàn bộ được thải xuống sông Nhuệ, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự ô nhiễm của các thủy vực nước mặt ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe con người, gây mất mỹ quan đô thị.
Công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn chưa được thực hiện triệt để, chỉ đạt khoảng 90% đối với chất thải rắn sinh hoạt. Với dân số của Từ Liêm, lượng rác thải sinh hoạt thải ra ước tính khoảng gần 500 tấn/ngày. Hiện tồn bộ lượng rác thải thu gom và khơng phân loại được vận chuyển trực tiếp về các khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của của thành phố. Theo kết quả khảo sát, hiện tượng đổ thải ra môi trường tại các khu dân cư vẫn tồn tại (tại Thượng Cát, Xuân Tảo,…). Nguyên nhân chủ yếu do ý thức của người dân chưa cao, chưa quen với nếp sống sinh hoạt đô thị. Hiện tượng đổ chất thải rắn xây dựng ra khu vực công cộng xảy ra phổ biến và chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Tại một số tuyến đường cho thấy, tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng hoặc đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định vẫn đang diễn ra như: khu vực đường Phan Bá Vành, đường Sông Nhuệ, khu vực đường Phúc Diễn, Lương Thế Vinh, Trung Văn, khu vực phía sau bến xe Mỹ Đình… Trong đó đặc biệt những khu đất trống, đất chưa xây dựng,… là điểm tập kết phế thải xây dựng nhiều nhất. Phế thải xây dựng tại những khu vực này chất thành hàng, đống qua thời gian đã có cây, cỏ dại mọc trên hoặc xung quanh… một số ống, cọc bê tông v , hỏng hoặc không sử dụng cũng được để trên một số tuyến đường, ảnh hưởng tới mỹ quan và giao thông đi lại của người dân.