5. Những đóng góp mới của nghiên cứu
3.2.3. Năng lực của nhân viên
Yếu tố năng lực của nhân viên đóng vai trò quan trọng thứ ba tác động đến sự hài lòng của người dân.
70
Bảng 3.3. Trung bình của các biến quan sát yếu tố năng lực của nhân viên
Biến quan sát Phát biểu Giá trị trung bình NLNV1 Thành thạo trong chuyên môn, nghiệp
vụ
3.86 NLNV2 Hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu cho người
dân
3.09 NLNV3 Hiểu biết sâu về lĩnh vực mình phụ
trách
3.69 NLNV4 Giải quyết công việc nhanh chóng,
chính xác
3.72
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)
Bảng 3.3 cho thấy, người dân cũng khá hài lòng với các biến trong thang đo năng lực của nhân viên, trong đó biến thành thạo chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá cao nhất, biến hướng dẫn rõ ràng dễ hiểu có mức đánh giá thấp nhất nhưng xét giá trị trung bình vẫn dao động ở mức độ hài lòng. Để nâng cao hơn nữa sự hài lòng của người dân cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau:
Một là, tiếp tục kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCC thông qua việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ; hàng năm CB văn phòng cần thống kê, rà soát lại nhu cầu bồi dưỡng theo đúng chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Việc bồi dưỡng có thể thực hiện ngay tại đơn vị để cập nhật kịp thời những văn bản pháp luật mới, trang bị tại chỗ những kiến thức, nghiệp vụ còn thiếu hoặc yếu; tổ chức học hỏi kinh nghiệm tại các địa phương có mô hình cải tiến hay. Bên cạnh đó, cần đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng do hiện nay chương trình đạo tạo, bồi dưỡng công chức còn nặng về lý thuyết, giảng dạy còn mang tính chung chung, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực, nội dung giảng dạy chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nội dung đào tạo bồi dưỡng cần đặt ra các tình huống cụ thể, sát với thực tế để CBCC nâng cao kỹ năng giải quyết công việc.
Hai là, bên cạnh bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, CBCC cần được trang bị những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống để xử lý công việc hiệu quả, nhanh chóng.