Khái niệm và đặc điểm của phápluật về giải quyếttranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

1.2.1.1. Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 97 của Hiến pháp năm 1959, Điều 128 của Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp sửa đổi năm 1992 và Điều 102 của Hiến pháp năm 2013 thì Tịa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất và tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Tranh chấp về quyền thừa kế bao gồm: Yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế quyền sử dụngđấtcủa mình hoặc quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế quyền sử dụng đất của người khác. Trong đó, tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng đất là mâu thuẫn, bất đồng ý kiến về quyền hưởng di sản thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc pháp luật giữa những người thừa kế tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự là Tòa án.

Như vậy, giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tịa án là việc Tịa án có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật đất đai để giải quyếtmâu thuẫn về quyền thừa kế hoặc thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định.

1.2.1.2. Đặc điểm pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tòa án

Việc giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tịa án có đặc trưng riêng như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết.

Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nên việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự nếu có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thì Tịa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Ngồi Tịa án ra thì khơng có cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, đây là đặc thù về thẩm quyền hoàn toàn khác với các tranh chấp có liên quan đến đất đai. UBND hoặc Văn phịng cơng chứng khơng có thẩm quyền giải quyết mà chỉ có thẩm quyền cơng nhận, cơng chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, đây không phải là cơ quan giải quyết tranh chấp mà chỉ là hành vi pháp lý công nhận hoặc công chứng một sự kiện pháp lý dựa trên cơ sở thống nhất thỏa thuận của các bên liên quan trong quan hệ pháp luật đó.

Thứ hai,về áp dụng pháp luật để giải quyết.

Tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp dân sự đặc thù, về bản chất là tranh chấp thừa kế nhưng tài sản tranh chấp lại là quyền sử dụng đất. Do đó, để giải quyết loại tranh chấp này cần áp dụng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Ni con ni;Bộ luật Tố tụng dân sự...

Chẳng hạn, để xác định chính xác những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản thì cần tham chiếu quy định của Luật Hơn nhân và Gia đình, Luật Ni con ni để xác định quan hệ hôn nhân, quan hệ cha, mẹ và con, quan hệ nuôi dưỡng đúng theo quy định của pháp luật. Mặt khác,

để xác định di sản là quyền sử dụng đất do người chết để lại có hợp pháp hay khơng? Nguồn gốc diễn biến q trình sử dụng đất ra sao cần căn cứ vào những quy định của Bộ luật dân sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, nghiên cứu một cách tồn diện, đầy đủ và thống nhất các văn bản pháp luật có liên quan khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụngđất là rất quan trọng, có vai trị quyết định trong việc giải quyết vụ án đúng và hiệu quả.

Thứ ba, đặc trưng về trình tự thủ tục giải quyết

Tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được giải quyết theo trình tự thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Việc quy định trình tự thủ tục giải quyết nhằm đảm bảo việc giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất được chính xác khách quan, cơng bằng và hiệu quả. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cũng giống như trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự nói chung, tuy nhiên, nó có những đặc thù riêng. Cụ thể là khi tiến hành thủ tục thụ lý phải xem xét các điều kiện thụ lý về: Chủ thể khởi kiện phải là những người trong diện thừa kế tài sản của người chết gồm người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, người thừa kế thế vị hoặc là người liên quan đến nghĩa vụ của người để lại di sản. Đây là điểm khác biệt so với các vụ án dân sự khác; Điều kiện về thẩm quyền giải quyết; điều kiện về tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như: di chúc, giấy chứng tử, lý lịch cá nhân của người để lại di sản để chứng minh quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất của người có di sản, nguồn gốc đất tranh chấp, về tạm ứng án phí…

Thứ tư, đặc trưng về đương sự trong vụ án giải quyết tranh chấp chia

Đương sự trong vụ án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 68 của BLTTDS 2015 là cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm: nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nguyên đơn là người khởi kiện, bị đơn là người bị nguyên đơn kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của hộ nên các đương sự khác, Tòa án hoặc tự họ đề nghị đưa vào tham gia tố tụng.

Xuất phát từ quan hệ pháp luật Tịa án phải giải quyết thì đại đa số các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)