Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 68)

(i) Thứ nhất, thực tiễn áp dụng BLTTDS cho thấy còn bộc lộ một số

bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn ở những văn bản hướng dẫn thi hành.

BLDS năm 2015 không quy định về thừa kế quyền sử dụng đất, khi giải quyết việc chia thừa kế quyền sử dụng đất, Tòa án phải căn cứ vào quy định thừa kế tài sản và quy định của Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết.

Việc áp dụng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ chưa thống nhất.

Trong thực tiễn, việc vận dụng quy định tại Điều 39 của BLTTDS 2015 để xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp thừa kế QSDĐ cịn có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, tranh chấp thừa kế QSDĐ không phải là tranh chấp về bất động sản. Do vậy, trong trường hợp này, Tịa án có thẩm quyền phải là Tịa án nơi bị đơn giải quyết. Quan điểm này dựa trên cơ sở là đối với tranh chấp thừa kế QSDĐ thì trước hết phải xác định xem ai là người thừa kế chứ không yêu cầu chia thừa kế bằng hiện vật. Ngồi ra, cũng có ý kiến cho rằng, đối với tranh chấp thừa kế thì di sản có thể bao gồm cả động sản và bất động sản, cho nên không thể áp dụng nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án theo nơi có bất động sản tọa lạc để giải quyết. Việc nghiên cứu pháp luật về tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới cho thấy, nguyên tắc nơi phát sinh sự kiện mở thừa kế được áp dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc yêu cầu chia thừa kế. Có nghĩa là Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ là Tòa án nơi mở thừa kế hay Tòa án nơi khai phát di sản thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật thực định hiện nay không đề cập đến nguyên tắc này. Do vậy, trong khi nhà lập pháp chưa có những quy định khác thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ tạm thời vẫn được thực hiện theo quy định hiện hành, trên nguyên tắc ưu tiên thẩm quyền giải quyết của Tịa án nơi có bất động sản (trường hợp tranh chấp liên quan đến nhiều bất động sản thì Tịa án

nơi có một trong các bất động sản được xác định có thẩm quyền giải quyết). Hoặc có thể tính đến phương án tách vụ án thừa kế về động sản và bất động sản thành hai vụ việc riêng để xác định thẩm quyền của Tòa án theo nguyên tắc nơi hiện diện của bị đơn và nơi có bất động sản tranh chấp, nếu có sự nhất trí của các đồng thừa kế. Tuy nhiên, tính khả thi trên thực tế của việc tách vụ án là không cao; bởi lẽ, nếu tách vụ án thì sẽ khó giải quyết tồn diện việc chia di sản. Hơn nữa, trong số các đương sự có thể có đương sự khơng đồng ý việc tách vụ án thừa kế để chia động sản độc lập với chia bất động sản.

(ii) Thứ hai, công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân nhằm xác lập cơ sở pháp lý để người SDĐ thực hiện các quyền tự do pháp luật đất đai được quy định thực hiện chậm chưa đáp ứng được mong muốn của người dân. Chính việc chậm trễ trong cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân đã gây ra trở ngại trong việc áp dụng pháp luật về thừa kế QSDĐ.

Việc xem xét về điều kiện tiên quyết để cho phép một chủ thể có được quyền để thừa kế quyền sử dụng đất. Không giống như các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất khác: chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn, tặng cho thì điều kiện tiên quyết để thực hiện giao dịch là quyền sử dụng đất đó phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với quan hệ thừa kế thì chỉ cần người sử dụng đất đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là được để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Tức là người sử dụng đất đủ điều kiện theo Điều 100 hoặc Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 thì được để lại thừa kế quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, từ thực tế của quátrình sử dụng đất cho thấy, nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc sử dụng đất quá phức tạp, sự biến động về chủ thể, về diện tích sử dụng qua thời gian là rất lớn song quá trình sử dụng đất họ lại khơng có bất kỳ một giấy tờ gì về đất thì việc xác định di sản thừa kế của ai, giới hạn của quyền sử dụng đất trong gia đình bao gồm

nhiều thành viên với nhiều thế hệ, nhiều thành phần sinh sống trên đất đó là rất phức tạp. Chẳng hạn, đất đang sử dụng ban đầu chỉ là của ông bà sinh sống, diện tích sử dụng ban đầu chỉ là 100 m2, qua thời gian, ơng bà có con cháu, con cháu xây dựng gia đình và cũng vẫn ở cùng trên đất đó, q trình sử dụng, những người con cháu đã khai hoang và lấn chiếm thêm để mở rộng diện tích đất lên 300 m2. Vậy xác định quyền sử dụng đất hợp pháp thuộc về ai trong trường hợp này để làm cơ sở xác định người đó được để lại di sản thừa kế khi chết là rất khó khăn.

(iii) Thứ ba, khoản 4 Điều 98 luật đất đai năm 2013 quy định: “Trường

hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.”. Tuy nhiên, các quy định trước đây về vấn đề này không bắt buộc việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong trường hợp QSDĐ là tài sản chung của vợ và chồng phải ghi tên cả hai vợ chồng. Ví dụ: Tại tỉnh Thái Nguyên, việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong trường hợp này ghi tên chủ hộ gia đình (thơng thường nam giới là chủ hộ). Chính vì vậy, người chồng có vai trị trong việc để thừa kế QSDĐ, cịn người vợ dường như khơng có tiếng nói đối với việc thừa kế tài sản chung của vợ chồng. Trong một số trường hợp khi người chồng chết, gia đình bên chồng địi quyền thừa kế QSDĐ và khơng cho người vợ thừa kế. Do khơng có tên trong giấy chứng nhận QSDĐ, người vợ thường ở vị trí yếu thế hoặc đuối lý trong cuộc chiến pháp lý về chia thừa kế QSDĐ với gia đình nhà chồng.

(iv) Thứ tư, việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của người

chết hay là tài sản chung của nhiều người ngay cả khi đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không phải dễ dàng, trong nhiều

trường hợp Tịa án các cấp có quan điểm khác nhau nên khiến cho tranh chấp thừa kế xử đi xử lại nhiều lần.

Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế riêng hay chung trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình mà trên giấy chứng nhận khơng ghi rõ hộ gia đình đó bao gồm những thành viên nào đượccông nhận quyền sử dụng đất. Đại đa số các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trước thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đa số là cấp cho hộ gia đình mà chủ hộ là người đứng tên trên giấy mà không ghi tên đầy đủ của các thành viên trong hộ. Nay tranh chấp xảy ra, Tịa án vơ cùng khó khăn trong việc xác định ai là người có quyền về di sản thừa kế này, nhất là các thành viên trong hộ gia đình có sự biến động qua thời gian do các sự kiện kết hôn, ly hôn, sinh con hay chết. Hoặc trường hợp, xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng hay tài sản chung hợp pháp của vợ chồng để xác định ai là người có quyền để lại di sản thừa kế khi chết cũng vô cùng vướng mắc, nhất là trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ cấp cho hoặc vợ, hoặc chồng mà không ghi tên hai người trên giấy chứng nhận. Đa số giấy chứng nhận cấp trước 1/7/2014 (trước thời điểm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên của cả vợ và chồng nếu đó là tài sản chung) thì chỉ ghi tên người chồng là chủ yếu. Trong trường hợp này, cán bộ Tòa án khi xét xử thường phải áp dụng các quy định trong Luật Hơn nhân và Gia đình để xác định ai là người sở hữu đối với di sản này để xác định tính hợp pháp của việc để thừa kế và nhận thừa kế.

(v) Thứ năm, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai nói chung và pháp luật

về thừa kế QSDĐ nói riêng của người dân cịn thấp cũng gây khó khăn cho việc thực thi các quy định về thừa kế QSDĐ. Khi SDĐ hoặc khi chuyển nhượng QSDĐ, người dân khơng làm thủ tục đăng kí QSDĐ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế SDĐ nên không đủ cơ sở

pháp lý để Nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho họ. Do vậy, người SDĐ không đủ điều kiện để thực hiện thừa kế QSDĐ. Trong nhiều trường hợp, do nhận thức giản đơn người dân (đặc biệt ở khu vực nông thôn) thực hiện thừa kế QSDĐ khơng theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Di chúc được lập bằng hình thức “giấy tờ viết tay” khơng có người làm chứng, khơng có chứng thực hoặc xác nhận của công chứng nhà nước hay UBND cấp xã. Khi tranh chấp về thừa kế QSDĐ phát sinh rất khó giải quyết. Đặc biệt trong trường hợp nội dung di chúc có sự tẩy xóa hoặc các đương sự xuất trình nhiều bản di chúc được lập tại cùng một thời điểm.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 luận văn đã trình bày phần tìm về các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thừa kế quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, cũng như thực tế hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Về cơ bản các quy định hiện nay là phù hợp và vì lợi ích của người sử dụng đất.

Thông qua các nội dung cơ bản của pháp luật, có thể thấy các quy định ngày một đơn giản, thuận tiện cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, pháp luật thực định Việt Nam về chia di sản thừa kế, trong đó có chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cũng đã và đang bộc lộ một vài điểm bất cập. Từ những bất cập của pháp luật thực định, chương 3 luận án đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)