Thừa kế QSDĐ là một dạng cụ thể của thừa kế tài sản, nên thừa kế QSDĐ cũng phải tuân thủ theo các quy định chung của BLDS năm 2015 về thừa kế tài sản về thời điểm thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người để thừa kế, nguyên tắc của việc để thừa kế v.v… Việc thừa kế QSDĐ được thực hiện thơng qua hai hình thức: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
2.1.1.1.Quy định về thừa kế theo di chúc
Theo điều 624 BLDS năm 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Di chúc cịn được gọi là chúc thư do cá nhân khi còn sống tự nguyện lập ra với mục đích dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc dựa vào ý chí và tình cảm của mình trong việc quyết định chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Thừa kế theo di chúc là việc chia di sản cho người thừa kế theo sự định đoạt trong di chúc của người có di sản lập di chúc và người thừa kế theo di chúc là bất kỳ ai. Quyền định đoạt của người lập di chúc chỉ bị hạn chế theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015).
Các quy định về thừa kế theo di chúc nói chung, thừa kế QSDĐ nói riêng có những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất,về người lập di chúc: Pháp luật dân sự của các nước (trong
sản có quyền lập di chúc nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo Điều 625 BLDS năm 2015, người có quyền lập di chúc bao gồm (i). Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của BLDS 2015 có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.; (ii) Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Người lập di chúc có quyền: (i) Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; (ii) Phân định di sản cho từng người thừa kế; (iii) Giành một phần tài sản trong khối di sản để đi tặng, thờ cúng; (iv) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; (v) Chỉ định người giữ di chúc, quản lý di sản, người phân chia di sản.
Thứ hai, về hình thức của di chúc: Theo Điều 627 BLDS năm 2015 thì
di chúc phải được lập thành văn bản. Nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng.
Đối với di chúc bằng văn bản. Di chúc bằng văn bản bao gồm các loại:
Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có cơng chứng; Di chúc bằng văn bản có người chứng thực.
Đối với di chúc bằng miệng: Trong một số trường hợp, pháp luật cho
phép chủ sở hữu tài sản được lập di chúc miệng. Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc văn bản. Sau 03 tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng bị hủy bỏ.
Thứ ba, di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; (ii) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc khơng trái quy định của pháp luật.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được làm chứng lập thành văn bản và có cơng chứng hoặc chứng thực. Di chúc bằng văn bản khơng có cơng chức, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ điều kiện trên.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoăc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng hoặc chứng thực.
Thứ tư, nội dung của di chúc bằng văn bản phải ghi rõ: (i) Ngày, tháng,
năm lập di chúc; (ii) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; (iii) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; (iv) Di sản để lại và nơi có di sản; (v) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Thứ năm, về công bố di chúc: Vấn đề này được pháp luật dân sự đề
cập cụ thể như sau: (i) Trong trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan cơng chứng thì cơng chứng viên là người công bố di chúc: (ii) Trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người cơng bố di chúc thì người này có nghĩa vụ cơng bố di chúc. Nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối cơng bố di chúc thì những người thừa kế cịn lại thỏa thuận cử người cơng bố di chúc; (iii)
Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc; (iv) Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc; (v) Trong trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngồi thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có cơng chứng.
2.1.1.2. Quy định thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật khơng phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản mà là hình thức thừa kế do pháp luật quy định. Theo Điều 649 BLDS năm 2015: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện
và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Như vậy, nếu thừa kế theo di
chúc là nhằm chuyển tài sản của người để lại di sản cho người thừa kế theo sự định đoạt ý chí của người lập di chúc thì thừa kế theo pháp luật là việc phân chia di sản cho người thừa kế theo ý của Nhà nước.
Các quy định về thừa kế theo pháp luật nói chung, thừa kế QSDĐ nói riêng có những nội dung chủ yếu sau đây
Thứ nhất, các trường hợp thừa kế theo pháp luật: Thừa kế theo pháp
luật bao gồm các trường hợp sau đây: (i) Người chết khơng để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc khơng hợp pháp; (ii) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế; (iii) Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận di sản thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người từ chối bị vô hiệu, di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu được chia theo pháp luật (Điều 650 BLDS năm 2015)
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: (i) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; (ii) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực pháp luật; (iii)
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ khơng có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế.
Thứ hai, đối tượng thừa kế theo pháp luật: Những người thừa kế theo
pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thứ ba, thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản
chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
(i) Về chủ thể thừa kế
Pháp luật về thừa kế quy định người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, một trong những nguyên tắc cơ bản là tơn trọng ý chí của người để lại di sản nên với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp với tàn sản của mình thì cá nhân có quyền định đoạt tài sản đó sau khi chết. Bên cạnh đó, thừa kế QSDĐ ln chịu sự điều chỉnh của hai ngành luật: Bộ luật dân sự và luật đất đai nên quy định về chủ thể để lại di sản thừa kế QSDĐ có những điểm đặc thù riêng.
Theo Điểm đ khoản 1 điều 179 Luật đất đai năm 2013, quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất thì có thể thấy chủ thể để lại thừa kế QSDĐ là cá nhân và thành viên hộ gia đình.
Thứ nhất,cá nhân là chủ thể để lại thừa kế quyền sử dụng đất.Cá nhân
là chủ thể phổ biến trong quan hệ thừa kế QSDĐ, vì vậy, quy định của pháp luật về chủ thể này có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ thừa kế.Luật đất đai năm 2003 trước đây quy định cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có quyền để lại thừa kế QSDĐ theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với quy định này, người sử dụng đất “có đất” hợp pháp thì đất đó sẽ là di sản thừa kế, bất kể đó là loại đất nào, chỉ cần nguồn gốc khơng phải đất thuê.
Tại thời điểm đó, Bộ luật dân sự 2005 đưa ra quyền để thừa kế QSDĐ của cá nhân: “Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Quy định này cho phép cá nhân được Nhà nước cho thuê đất vẫn được quyền để lại thừa kế cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đối chiếu với quy định của Luật đất đai năm 2003, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất theo điều 734 BLDS 2005 chỉ áp dụng với những đối tượng quy định tại khoản 2 điều 114 Luật đất đai năm 2003.
Như vậy, hiện nay, Luật đất đai 2013 đã kịp thời khắc phục hạn chế của luật đất đai 2003 khi quay trở về với quy định hình thức sử dụng đất của cá nhân bao gồm cả thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và thuê đất trả tiền hàng năm nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc thuê đất để sản xuất, kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị trường. Từ đó, cá nhân thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê được quyền thừa kế QSDĐ, quy định này hoàn toàn hợp lý bởi người sử dụng đất đã trả tiền sử dụng đất tương tự “mua” QSDĐ trong thời gian nhất định và họ có quyền để lại thừa kế đối với tài sản của mình, kể cả quyền sử dụng đất.
Tóm lại, từ khi Luật đất đai ra đời cho đến nay, quy định về thừa kế QSDĐ đối với cá nhân từng bước được hoàn thiện. Nếu như Luật đất đai 1993 hạn chế việc để lại và nhận di sản thừa kế QSDĐ, đặc biệt đối với đất nông nghiệp trông cây hằng năm và đất ni trồng thủy sản thì Luật đất đai 2003 đã mở rộng đối tượngcủa quan hệthừa kế QSDĐ với quy định QSDĐ là di sản thừa kế chỉ cần đáp ứng điều kiện không phải là đất thuê. Đến Luật đất đai 2013 thì chỉ chế định này được mở rộng hơn nữa khi đất v nhân thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê cũng có quyền thừa kế QSDĐ. Quy định của luật đất đai theo hướng mở rộng nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, tạo tâm lý yên tâm khi cá nhân đầu tư vào đất, khai thác đất và phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Quy định này giúp cho quan hệ thừa kế QSDĐ vừa phù hợp với bản chất dân sự của quyền sở hữu, quyền thừa kế vừa vẫn đảm bảo quyền quản lý đất đai của Nhà nước.
Thứ hai, thành viên hộ gia đình là chủ thể để lại thừa kế quyền sử dụng
đất. Thành viên hộ gia đình là tập hợp những cá nhân có quyền sở hữu tài sản chung, trong đó có quyền sử dụng đất, do đó mỗi người trong số họ hồn tồn có quyền để thừa kế với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của hộ.
Quy định về quyền thừa kế của thành viên hộ gia đình đã được đặt ra từ Luật đất đai 2003 theo hướng tôn trọng quyền để thừa kế QSDĐ đối với phần đất của người sử dụng khi chết và đảm bảo sự tương thích với các quy định về thừa kế của pháp luật dân sự. Quy định này được coi là điểm tiến bộ của Luật đất đai 2003 khi cho phép thành viên hộ gia đình được để thừa kế QSDĐ thay vì áp dụng: “quyền tiếp tục sử dụng đất” theo Luật đất đai 1993 và BLDS 1995, nhờ đó quyền định đoạt của chủ thể để lại di sản thừa kế được tôn trọng.
Luật đất đai 2013 kế thừa quan điểm tiến bộ này của Luật đất đai 2003 với nội dung khơng cịn sự phân biệt việc thừa kế QSDĐ của cá nhân và hộ gia đình, đất cấp cho hộ gia đình cũng là đối tượng của quan hệ thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bên cạnh đó, thống nhất với quy định về quyền thừa kế QSDĐ của cá nhân, Luật đất đai 2013 cũng quy định chủ thể là thành viên của hộ gia đình được nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê có quyền để thừa kế QSDĐ.
Ngoài ra, hiện nay, BLDS 2015 chỉ ghi nhận cá nhân và pháp nhân là hai chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự. Do đó, BLDS 2015 khơng coi hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, để xử lý vướng mắc của quan hệ pháp luật có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, BLDS 2015 có quy định điều chỉnh việc tham gia quan hệ pháp luật dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân. Theo khoản 2 Điều 101 BLDS 2015: “Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai”.Như vậy, các quy định về Hộ gia đình sử dụng đất được xác định hoàn toàn theo Luật đất đai 2013.
Hộ gia đình sử dụng đất được quy định tại khoản 29 điều 3 Luật Đất đau 2013, theo đó, hộ gia đình sử dụng đất được hiểu là: “những người có
quan hệ hơn nhân, huyết thống, ni dưỡng theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhân quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất”.Điều kiện để được coi là hộ gia đình