Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyếttranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 36)

Hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự chịu ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố khác nhau như quy địnhcủa pháp luật, trình độ năng lực của Thẩm phán, trình độ hiểu biết của đương sự...vv, cụ thể:

Thứ nhất, quy định pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến chất lượng và hiệu quả giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Là một tranh chấp về thừa kế nhưng giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất còn chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai. Chính vì vậy, để giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất về mặt luật nội dung không chỉ áp dụng quy định BLDS để điều chỉnh mối quan hệ pháp luật thừa kế mà còn phải tham chiếu các quy định của Luật Đất đai. Về mặt trình tự thủ tục khi giải quyết tranh chấp thì BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành cần phải được tuân thủ chặt chẽ. Có thể nói, tính thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung là một cơ sở và nền tảng quan trọng quyết định chất lượng giải quyết các tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Luật tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết vụ án về mặt trình tự, thủ tụccòn việc giải quyết các tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất như thế nào, quyết định ra sao lại do những quy định của pháp luật nội dung điều chỉnh. Do BLTTDS thường quy định chung mang tính tổng quát, trong khi những quy định của pháp luật nội dung lại có tính chất đặc thù chuyên biệt nên khi xây dựng pháp luật nội dung cần phải có sự tương thích với quy định của pháp luật tố tụng.

Nếu như pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung mâu thuẫn nhau thì sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng. Trường hợp khơng có hướng dẫn cụ thể, Thẩm phán được phân công giải quyết công việc không biết phải giải quyết vụ việc như thế nào sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng giải quyết vụ án.

Thứ hai, trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Tòa án

đặc biệt là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và chất lượng giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Có thể nói đây là một trong những yếu tố mang tính chủ quan nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng giải quyết các loại án nói chung và án tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Trước mỗi yêu cầu khởi kiện, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc đều phải nghiên cứu để có hướng giải quyết đúng đắn, đặc biệt tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp khá phức tạp (phức tạp về xác định đương sự; xác định tài liệu chứng cứ; tính đa dạng của các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; văn bản pháp luật điều chỉnh..), đòi hỏi rất cao ở kinh nghiệm, năng lực của người Thẩm phán. Mặt khác, tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là một dạng tranh chấp có những đặc điểm chung của các tranh chấp thừa kế, tranh chấp đất đai tuy nhiên cũng có những đặc thù rất riêng biệt về chủ thể có thẩm quyền giải quyết, đương sự hay trình tự, thủ tục. Điều này địi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ án.

Thứ ba,Tính chất phức tạp và đa dạng của những tranh chấp về chia di

sản thừa kế là quyền sử dụng đất cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn khơng nhỏ cho việc giải quyết các vụ án này. Tranh chấp về chia di sản thừa kế

là quyền sử dụng đất có sự đan xen quan hệ pháp luật thừa kế và quan hệ pháp luật đất đai, do vậy, khi giải quyết các tranh chấp này, Tòa án phải xem xét một cách toàn diện rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau cả về luật nội dung và luật hình thức. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật nội dung áp dụng cho giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất có nhiều biến động qua các thời kỳ, có nhiều điểm mâu thuẫn nên khó khăn cho việc áp dụng. Mặt khác, tính chất phức tạp của những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất còn được thể hiện ở nhiều mặt như: tính chất đa dạng của các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; phức tạp trong việc xác định các tài liệu, chứng cứ của vụ việc; khó khăn khi xác định đương sự,...vv.Tất cả những khó khăn, phức tạp này ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, địi hỏi những người có thẩm quyền giải quyết cần phải lập và nghiên cứuhồ sơ vụ án một cách tỉ mỉ trên cơ sở những quy định của pháp luật và bản chất khách quan của vụ án để có những quyết định chính xác, cơng bằng và đúng pháp luật.

Thứ tư, trình độ hiểu biết pháp luật của đương sự trong tranh chấp về chia

di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tịa án.Thơng thường đối với một vụ án dân sự hay vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nếu như các bên đương sự hợp tác, tham gia đầy đủ theo giấy triệu tập của Tòa án, cung cấp chứng cứ,trình bày quan điểm đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của đương sự theo quy định của BLTTDS thì việc giải quyết vụ án tại Tịa án sẽ thuận lợi đồng thời đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Tuy nhiên, đương sự trong vụ án tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thường có hiểu biết hạn chế về pháp luật hoặc khơng có thái độ tích cực khi tham gia tố tụng

như từ chối ký nhận các văn bản tố tụng, không thực hiện theo giấy báo, giấy triệu tập củaTòa án, từ chối viết bản tự khai,…đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải quyết vụ án. Đặc biệt đối với những vụ tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, việc đương sự khơng hợp tác gây ra rất nhiều khó khăn cho Tịa án. Khi khơng thể lấy được lời khai của đương sự, chỉ dựa vào lời khai của một bên ngun đơn thì việc Tịa án phải xác minh thu thập chứng cứ xác minh khối di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, là đối tượng trong tranh chấp chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất là một điều khó khăn. Trên thực tế, có rất nhiều vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, do sự thiếu hợp tác, chống đối của đương sự nên Tòa án và Hội đồng định giá tài sản không thể xem xét khảo sát định giá tài sản được, nên buổi định giá phải hoãn đi hoãn lại nhiều lần hoặc đồn khảo sát chỉ có thể đứng ngồi quan sát và lập biên bản; dù biết không khách quan và chuẩn xác nhưng cũng không thể làm khác. Sự thiếu hợp tác, nhận thức sai pháp luật của đương sự không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chính bản thân đương sự đó, gây ra sự cản trở khó khăn cho Tịa án trong q trình giải quyết vụ án, dẫn đến việc thời hạn giải quyết vụ án có thể bị kéo dài, ngồi ra cũng khó đảm bảo được tính khách quan, chính xác quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự khi Tòa án giải quyết vụ tranh chấp, chất lượng xét xử cũng khó có thể đảm bảo được.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 Luận văn trình bày những khái niệm cơ bản về thừa kế quyền sử dụng đất như quan niệm về quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất và phân loại thừa kế quyền sử dụng đất. Thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là một phạm trù pháp luật phản ảnh quan hệ kinh tế - xã hội, cụ thể ở đây là quan hệ tài sản. Xuất hiện và tồn tại cùng với sở hữu toàn dân về đất đai, được thể hiện ở sự chuyển dịch quyền sử dụng đất từ người chết cho người sống.Từ những lý luận đó, chương 1 luận văn cũng đã làm sáng tỏ các khái niệm về tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; cơ quan tài phán giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất…

Những vấn đề lý luận đó là nền tảng để chương 2 luận văn đi sâu nghiên cứu các nội dung cụ thể của pháp luật, cũng như thực tiễn thi hành.

Chương 2

PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)