2.3.1.Những kết quả đạt được
(i) Thứ nhất, Về quy định của pháp luật
Các quy định của Luật Đất đai 2013 đã giải quyết các vấn đề còn tồn tại của Luật Đất đai 2003, tạo cơ sở pháp lý hoàn thiện cho việc thừa kế di sản là quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình.
Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 đã có những quy định khá tồn diện và cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, trong đó có tranh chấp về chia di sản thừa kế là bất động sản. Trong đó, phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm tranh chấp giữa các cấp TAND. Đặc biệt là các quy định về phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giải quyếttranh chấp thừa kế chia di sản là QSDĐ của Tòa án theo lãnh thổ và chi tiết hóa trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế là QSDĐ của Tòa án. Đây là cơ sở pháp lý đảm bảo xác định đúng phạm vi thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế là QSDĐ của Tịa án theo trình tự, thủ tục luật định. Qua đó, tại điều kiện tốt nhất cho các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi tham gia tố tụng.
(ii) Thứ hai, về thực tiễn áp dụng pháp luật
Mặc dù số lượng các vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụngđấttrong những năm qua đang có xu hướng tăng lên, nhưng do chủ động nắm bắt tình hình, đề ra nhiều biện pháp và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong tồn ngành, trong đó chú trọng cơng tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và kỷ luật công
vụ cho cán bộ, công chức; tăng cường công tác kiểm tra; phát động các phong trào thi đua gắn với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn..., nên công tác xét xử trong năm qua tiếp tục có sự chuyển biến tích cực.
Chỉ tiêu xét xử các loại vụ tranh chấp thừa kế nói chung cũng như những vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụngđấtnói riêngtiếp tục được bảo đảm; hầu hết các vụ án đều được giải quyết, xét xử trong thời hạn luật định. Chất lượng xét xử các loại vụ án tiếp tục được đảm bảo và nâng lên.
Mặt khác, việc giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đấtvề cơ bản đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng và áp dụng đúng các quy định của pháp luật nội dung, nên đã bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự; đồng thời Tòa án đã làm tốt cơng tác hịa giải trong giải quyết các tranh chấp này thơng qua đó giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, góp phần củng cố mối đồn kết trong nội bộ nhân dân và tăng cường uy tín của cơ quan nhà nước. Đồng thời, trong công tác giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụngđất, Toà án đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp, như: tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức; chủ động nắmbắt tiến độ và xây dựng kế hoạch công tác xét xử của đơn vị; làm tốt công tác điều động, biệt phái cán bộ,Thẩm phán; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan..., nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết, khắc phục tình trạng để các vụ án quá hạn luậtđịnh.
Các Tồ án đã chú trọng làm tốt cơng tác hồ giải trong quá trình giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thơng qua đó giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, đồng thời góp phần củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân (tỷ lệ hoà giải thành trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụngđấtlà 30%).